Tư duy cụ thế này bảo sao dân mình ko phát triển nổi.
Cụ cứ nhìn thử xem, bầu Đức hơn 10 năm dịch chuyển từ BĐS sang chăn nuôi, cuối cùng vẫn ko đủ nuôi ông ngân hàng. Trong khi thằng Vin ngồi 1 chỗ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ nhà máy sang chung cư. Vậy là thành No1 Việt Nam
Không nên so sánh một ông sản xuất thất bại với một ông làm bđs thành công, xong quy chụp thành sự so sánh cả hai lĩnh vực sản xuất và bđs.
10 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán Việt Nam bao gồm 2 công ty bất động sản (Vingroup, Vinhomes), 3 ngân hàng (Vietcombank, Techcombank, BIDV), còn lại là thép (Hòa Phát), sữa (Vinamilk), dầu khí (PV GAS), hàng tiêu dùng (Masan) và cảng hàng không (ACV).
Thaco không trong top 10 nhưng ông Dương lại góp 1 vị trí trong số 7 tỷ phú USD của VN, trong số 7 vị này có 2 làm BĐS thôi, còn lại là 3 sản xuất, 1 ngân hàng, 1 hàng không + ngân hàng.
Ngoài ra, vì nhà đất là sản phẩm rất dễ nhìn thấy nên chúng ta tưởng rằng và hay nói là công nghiệp phân lô bán nền đứng thứ nhất, chứ thực ra giá trị sản xuất của Việt Nam lớn hơn nhiều.
Ví dụ một ngành ít ai biết đến là sản phẩm gỗ xuất khẩu thì hiện đang có đến 155 doanh nghiệp có doanh số xuất trên 20 triệu USD/năm (500 tỷ). Tổng doanh thu xuất khẩu sản phẩm gỗ 2021 là 14 tỷ USD = 322 ngàn tỷ. Tổng doanh thu của 50 công ty bđs dân dụng trên sàn chứng khoán là 294 ngàn tỷ. Như vậy có thể thấy là một mảng công nghiệp sản xuất cũng đã so sánh được với "phân lô bán nền" rồi, chưa tính đến nhiều mảng khác như dệt may, da giày, thủy sản, thép...
Còn so sánh các doanh nghiệp đầu ngành thì doanh thu Hòa Phát 2021 là 150 ngàn tỷ, gần gấp đôi doanh thu Vinhomes 85 ngàn tỷ. Masan 88 ngàn tỷ cũng hơn Vinhomes.
Doanh nghiệp đứng thứ 2 thị trường bđs là Novaland doanh thu 14 ngàn tỷ năm 2021, so ra còn kém Tôn Hoa Sen với 16 ngàn tỷ và hơn Tôn Đông Á 12 ngàn tỷ một chút, đây là hai công ty thứ 2 và thứ 3 trong ngành thép (tư nhân).