Như F1 em học song ngữ nên rãnh chẳng tốn thời gian cho học thêm ngoại ngữ.
Mà chương trình TA cũng đầy đủ các môn như tiếng Việt (Math, Science, Drama, Read Write Speaking Listening, social ...)
Quan điểm của em là học TA sớm thì càng tốt.
Song ngữ tức là có lúc học sinh phải nghe giảng bằng ngoại ngữ, tức là ngoại ngữ được ưu tiên hàng đầu!
Nếu, em luôn dùng chữ "nếu" sau này đứa trẻ ra sống ở nước ngoài, hay làm trong nước 1 ngành nào đấy chuyên về ngoại ngữ thì tập trung học nhiều ngoại ngữ chẳng sai.
Nhưng nếu nó sau này chỉ sử dụng ngoại ngữ như một công cụ để làm các việc khác thì em thấy học như vậy các môn khác sẽ bị xem nhẹ đi rất nhiều (như bác viết vẫn có, nhưng kiến thức thu được không thể bằng như khi được đầu tư đồng đều hơn).
Không phải ai trong nước hàng ngày cũng đều tiếp xúc với người nước ngoài, tuy rằng biết được 1 ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh, thì vẫn tốt hơn, nhưng biết sâu chuyên môn và có kiến thức phổ thông đầy đủ thì cơ hội kiếm tiền sẽ cao hơn nhiều so với chỉ giỏi mỗi tiếng Anh.
Ví dụ như tụi em tuy chỉ là 1 doanh nghiệp nhỏ, nhưng có nhiều đối tác nước ngoài nên cũng thường xuyên tiếp người nước ngoài hay tham gia các hội thảo cả trong và ngoài nước. Ở trong nước chuyên gia đến cty hay hội thảo trong nước bao giờ cũng có phiên dịch đi theo, nhưng phiên dịch cũng thường chỉ là người đã học ngoại ngữ, nên khi làm việc về chuyên môn họ dịch thường không sát, thậm chí có khi còn dịch sai. Ở cty em, nếu em bận thì đứa đầu nó cũng có thể làm việc trực tiếp với chuyên gia. Nhưng thời gian để sử dụng ngoại ngữ như thế trong cả năm cũng chẳng nhiều và cái cơ bản vẫn là kiến thức chuyên môn để làm việc trực tiếp với họ (nó học đại học trong nước, chỉ ra nước ngoài làm cao học).
Cũng trừ khi có chuyên môn rất sâu, đi làm thuê cho 1 cty nào đó, còn ở VN hiện tại muốn tự làm thì ngoài kiến thức về quản lý, người làm tự doanh phải có 1 kiến thức tổng hợp rất rộng để có thể thấy và giải quyết được các thể loại sự vụ hàng ngày (từ trong sản xuất kinh doanh đến quan hệ,...). Có những quyết định trong công việc lại phải dựa trên kiến thức học từ thời phô thông. Điều này sẽ còn đúng đến rất lâu sau này cho đến khi nền kinh tế và xã hội VN đuổi kịp được các nước phát triển.
Mà cũng đâu chỉ có khi người ta tự làm mới cần kiến thức tổng hợp (đúng hơn là các kiến thức phổ thông), mà cuộc sống hàng ngày sẽ dễ chịu hơn rất nhiều khi người ta được trang bị đầy đủ các kiến thức phổ thông.
Vì thế em mới viết nhiều với chữ "nếu", còn không nên dành đủ thời gian cho lũ trẻ tiếp nhận đầy đủ kiến thức phổ thông (mà cách giáo dục hiện nay đang để hổng khá lớn) trong cả quá trình học phổ thông!