[Funland] Ném đá dò đường

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,654
Động cơ
1,033,657 Mã lực
Đòi tự chủ tài chính nhưng vẫn ôm nguyên đống cơ sở vật chất lâu nay thì ngon thật đấy.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,752
Động cơ
486,307 Mã lực
Nơi ở
..
Dài dòng quá, tại sao ta phải giống các trường tư bản? Những trường gọi là tư bản ta đi tham quan toàn hướng đến học về kinh dioanh, kỹ thuật quản lý ở các lĩnh vực ... từ đó nhấn mạnh ngoại ngữ, giáo dục thể chất cũng chỉ dạy những môn ít tương tác với tự nhiên như bơi lội, đá bóng...
Cứ nhìn bài học Hongkong với các trường đại học vô số nhưng chỉ cần không ai đến đấy buôn là ... dù vàng.
Bị lỡ nhịp từ thời 1980 rồi: Ngày xưa còn có những anh phá ngang hết cấp 2, cấp 3 đi học công nhân, học nghề lao động trực tiếp. Bây giờ lấy nê thế giới phẳng chả tự làm tự ăn được, chỉ luyện món xuất nhập khẩu rồi luật lá chế cháo hợp đồng lọ chai linh tinh xòe.
Nếu việc Hải Nam mở khu kinh tế trọng điểm gì đó mà thành thì cái việc ta thành Hóng cỏng những năm sau này cũng ... cũng ... dễ lắm
Cụ đọc không để ý.. ai nói giống trường tư bản. Vấn đề cực đơn giản NS thu và NS chi...
Hiện giờ Nsnn cực khó khăn.. nó khó khăn trước khi dịch covid... dịch covid chỉ làm nó càng khó khăn thôi. Cụ hiểu nghĩa cụm từ bội chi ngân sách 364.000 tỷ không... cái này hoàn toàn liên quan tới tiền... tiền... trả liên quan tới học thuật thằng nào giỏi hay không giỏi. Học Giỏi như nước vệ luỹ kế nợ công hơn 2 triệu tỷ thì thằng Hồng Kong nó cũng bái làm thầy.
Mà ngân sách không gánh được thì từng bước tự chủ đi... không chỉ riêng ngành GD mà tất cả các ngành. Không nhanh thì vỡ nợ
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Cụ đọc không để ý.. ai nói giống trường tư bản. Vấn đề cực đơn giản NS thu và NS chi...
Hiện giờ Nsnn cực khó khăn.. nó khó khăn trước khi dịch covid... dịch covid chỉ làm nó cằng khó khăn thôi. Cụ hiểu nghĩa cụm từ bội chi ngân sách 364.000 tỷ không... cái này hoàn toàn liên quan tới tiền... tiền... trả liên quan tới học thuật thằng nào giỏi hay không giỏi. Học Giỏi như nước vệ luỹ kế nợ công hơn 2 triệu tỷ thì thằng Hồng Kong nó cũng bái làm thầy.
Nợ công đang bổ đầu đều trên dân, bây giờ mà chỉ ra được ... à mà thôi, cụ nói NN như những thực thể ngoại lai kém cỏi nào đó, biết đâu chỉ dăm chục điêu dân cỡ # đã tạo được cả mớ nợ. Bây giờ ông nào thích học phí cao thì nhận nợ hộ anh # để chi vào dạy kéo cày hộ xem sao.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,752
Động cơ
486,307 Mã lực
Nơi ở
..
Nợ công đang bổ đầu đều trên dân, bây giờ mà chỉ ra được ... à mà thôi, cụ nói NN như những thực thể ngoại lai kém cỏi nào đó, biết đâu chỉ dăm chục điêu dân cỡ # đã tạo được cả mớ nợ. Bây giờ ông nào thích học phí cao thì nhận nợ hộ anh # để chi vào dạy kéo cày hộ xem sao.
Tôi không đánh giá tại sao nợ công cao + bội chi ngân sách cao.. vì .. lỗi của nhiều thứ. Ý tôi nói NS bây giờ rất khó khăn.. phải khắc phục.
Tất cả đừng mong vào bầu sữa ngân sách
Nợ đến hạn phải giả mà là CP phải giả dù lỗi
ông a,b,c... #,@,&...
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Tôi không đánh giá tại sao nợ công cao + bội chi ngân sách cao.. vì .. lỗi của nhiều thứ. Ý tôi nói NS bây giờ rất khó khăn.. phải khắc phục.
Tất cả đừng mong vào bầu sữa ngân sách
Nợ đến hạn phải giả mà là CP phải giả dù lỗi
ông a,b,c... #,@,&...
CP giả nhưng khoản phải thu bù không bổ đều trách nhiệm theo đầu người như CNXH được, các cụ nhớn bảo chưa biết bao giờ xây được nhé.
Nếu tính khoản chi giáo dục chính là khoản thu bù tạm ứng trước thì xem ông đứng ra thu ứng có chịu đi tù nếu đào tạo ra phế phẩm không biết kéo cày?
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
6,754
Động cơ
331,418 Mã lực
Em thấy nói ở Đức giáo dục miễn phí đến hết đại học phải không các cụ VW Golf Patriots?
Bên Mỹ, giáo dục phổ thông là miễn phí. Chất lượng của trường công rất lởm so với trường tư. Trường công chất lượng như nào là do điều kiện kinh tế của từng địa phương.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
6,752
Động cơ
486,307 Mã lực
Nơi ở
..
CP giả nhưng khoản phải thu bù không bổ đều trách nhiệm theo đầu người như CNXH được, các cụ nhớn bảo chưa biết bao giờ xây được nhé.
Nếu tính khoản chi giáo dục chính là khoản thu bù tạm ứng trước thì xem ông đứng ra thu ứng có chịu đi tù nếu đào tạo ra phế phẩm không biết kéo cày?
Chắc mỗi cụ lạc quan là xẽ thu được mấy ông quan sâu mọt giầu nức đố đổ vách ;)).... kể cả cụ là cụ Tổng>:)
 

otooi

Xe buýt
Biển số
OF-118405
Ngày cấp bằng
27/10/11
Số km
658
Động cơ
389,281 Mã lực
Giáo dục mà coi là ngành kiếm tiền thì toi ròi, xin hỏi một học sinh được điểm 10 thì tạo ra bao nhiêu thặng dư cho xã hội? Hay mới chỉ là đếm cua trong lỗ đã thu tiền thật. Thế ra trẻ em thành các cổ phiếu OTC của quý vị buôn chữ mất rồi.
Khổ là các thợ giảng cũng muốn giàu như thương nhân.
 

Dan du an

Xe ba gác
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
23,201
Động cơ
396,730 Mã lực
Các trường đó tự chủ là đúng. Hoàn toàn có cơ sở tự chủ. Phải thay đổi thôi, cụ mợ nào không có điều kiện đành cho con chuyển sang trường khác thôi. Trước sau gì cũng thế thôi mà.
 

AK84

Xe tải
Biển số
OF-371327
Ngày cấp bằng
23/6/15
Số km
364
Động cơ
253,451 Mã lực
Các trường đó tự chủ là đúng. Hoàn toàn có cơ sở tự chủ. Phải thay đổi thôi, cụ mợ nào không có điều kiện đành cho con chuyển sang trường khác thôi. Trước sau gì cũng thế thôi mà.
Mình chả thấy đúng gì nhỉ, bao nhiêu thứ cần thay đổi , đằng này nhăm nhe nã tiền học sinh
 

202

Xe lăn
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
11,141
Động cơ
2,089,143 Mã lực
Thực hư thông tin 3 trường THPT Kim Liên, Chu Văn An, Phan Đình Phùng chuyển sang tự chủ tài chính, học phí tăng lên 8 triệu đồng/tháng

18/11/2020 08:13:00 GMT+7


Các bậc phụ huynh ở Hà Nội có con em theo học tại 3 ngôi trường này và dự định cho con thi năm tới đang rất hoang mang trước những thông tin này.

Mới đây nhiều phụ huynh xôn xao trước thông tin từ năm học 2021-2022, ba trường THPT công lập tốp đầu ở Hà Nội sẽ thí điểm, chuyển sang tự chủ tài chính. Cụ thể đó là các trường THPT Kim Liên (quận Đống Đa), THPT Chu Văn An (quận Tây Hồ) và THPT Phan Đình Phùng (quận Ba Đình).
Nhiều phụ huynh cũng truyền nhau thông tin học phí trường THPT Kim Liên sẽ tăng lên thành 7-8 triệu đồng/tháng. Những thông tin này khiến cha mẹ ở Hà Nội không khỏi hoang mang, lo lắng, đặc biệt là những hộ gia đình có hoàn cảnh không mấy khá giả. Một số cha mẹ lại cho rằng, chuyển sang tự chủ tài chính không phải vấn đề lớn nhưng cần biết chỉ tiêu, chất lượng đầu vào, chính sách học phí, chương trình dạy học cụ thể ra sao?
Thực hư thông tin 3 trường THPT Kim Liên, Chu Văn An, Phan Đình Phùng chuyển sang tự chủ tài chính, học phí tăng lên 8 triệu đồng/tháng

Thực hư thông tin 3 trường THPT Kim Liên, Chu Văn An, Phan Đình Phùng chuyển sang tự chủ tài chính, học phí tăng lên 8 triệu đồng/tháng - 1

Thực hư thông tin 3 trường THPT Kim Liên, Chu Văn An, Phan Đình Phùng chuyển sang tự chủ tài chính, học phí tăng lên 8 triệu đồng/tháng - 2

Phụ huynh xôn xao trước thông tin 3 trường THPT công lập tốp đầu ở Hà Nội là THPT Kim Liên, THPT Phan Đình Phùng, THPT Chu Văn An chuyển sang tự chủ tài chính từ năm học 2021-2022.
Để làm rõ thông tin này, chúng tôi đã liên hệ với Ban giám hiệu 3 trường THPT công lập nêu trên để xác minh.
Khi được hỏi về thông tin trường THPT Chu Văn An sẽ chuyển sang tự chủ tài chính vào năm học sắp tới, thầy Lê Đại Hải - hiệu phó nhà trường cho biết chưa có bất kỳ quyết định nào về vấn đề này.
Còn cô Nguyễn Thị Nhâm Huyền - hiệu trưởng THPT Phan Đình Phùng cho hay hiện chưa có quyết định phê duyệt trường chất lượng cao (CLC) của thành phố. (Trường CLC là mô hình trường mới mà trong đó nội dung, phương thức cũng như các điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục có chất lượng tốt theo hướng tiếp cận các chuẩn giáo dục của các nước tiên tiến, nhằm tạo ra các sản phẩm giáo dục chất lượng cao. Để thực hiện mô hình này, trước hết, các trường công phải chuyển sang mô hình công lập tự chủ tài chính).
Về phía THPT Kim Liên, cô Hiệu phó Hà Thị Phương Anh chia sẻ: "UBND thành phố Hà Nội cũng có đưa về một dự thảo cho Sở, Sở đưa xuống trường. Tuy nhiên mọi việc vẫn đang còn dang dở".
Thì chuyển sang trường khác. Cũng là trường công nhưng để chạy vào học ở đó cũng nhiều tiền lắm.
 

dpl

Xe lăn
Biển số
OF-85127
Ngày cấp bằng
14/2/11
Số km
12,920
Động cơ
406,163 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Trường PTTH Phan Huy Chú là mô hình bán công tự chủ tài chính khá thành công.Có lẽ họ định mở rộng ra .
Có thể nhg phan huy chú là hạng 2, thua xa danh tiếng những trg top đầu nên tăng giảm ko ảnh hưởng ạ
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Thực ra không mới, họ đã có chủ chương cho một số trường THPT tiến tới tự chủ từ 2015 rồi, vừa làm vừa run, nên sẽ thực hiện thí điểm dự kiến là 2021. Nếu thành công thì sẽ mở rộng từ 2025. HN có thuận lợi hơn nhiều tỉnh MB khác, vì cư dân có điều kiện tài chính tốt hơn.
Học phí trần sẽ được quy định bởi HĐND thành phố, hiện tại trần là 5.7T/tháng.
=========================================================
Một trong những giải pháp sẽ được Hà Nội thực hiện năm 2019 là tập trung các giải pháp chuyển đơn vị sự nghiệp công lập sang tự chủ tài chính theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ về cơ chế tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập, đảm bảo thực hiện chỉ tiêu đến năm 2021 tại Nghị quyết 19-NQ/TW Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII, thí điểm mô hình tự chủ đối với các trường Trung học phổ thông thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Nguồn: https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ha-noi-se-thi-diem-mo-hinh-tu-chu-doi-voi-cac-truong-trung-hoc-pho-thong-post193503.gd
==========================================================
Phỏng vấn NHĐ, thứ trưởng bộ Gdục, nguyên gĐ Sở Gdục HN
https://nhandan.com.vn/tieu-diem-hangthang/tu-chu-trong-giao-duc-pho-thong-la-xu-the-tat-yeu-372465/
Thưa Thứ trưởng, ba khâu tự chủ về chuyên môn, về nhân sự, về tài chính trong giáo dục phổ thông đang được thực hiện như thế nào?


Về tự chủ chuyên môn, Bộ GD và ĐT đã ban hành các văn bản theo hướng cho các trường phổ thông được thực hiện tự chủ một phần của chương trình phổ thông. Chương trình giáo dục hiện hành đang thực hiện một chương trình và có một sách giáo khoa duy nhất. Theo đó, các trường học đều có phân phối chương trình từng tiết học và các nhà trường phải thực hiện theo yêu cầu này. Nhưng Bộ GD và ĐT đã “cởi trói” để giúp cho các cơ sở giáo dục được tự chủ trong xây dựng chương trình, đáp ứng nhu cầu của học sinh, theo hướng tiếp cận năng lực, mà muốn vậy nội dung học phải phù hợp với khả năng tiếp thu của các em, phù hợp với tâm lý lứa tuổi, văn hóa vùng, miền. Chính vì thế, Bộ GD và ĐT đã ban hành Văn bản 791 năm 2013, giao quyền tự chủ cho các trường được xây dựng kế hoạch nhà trường phù hợp.


Về vấn đề tự chủ nhân sự, Bộ GD và ĐT đã ban hành các văn bản, trong đó Nghị định 115 về Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục. Theo đó, phân rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND tỉnh, thành phố, các Sở GD và ĐT, UBND các quận, huyện, các phòng GD và ĐT. Bộ GD và ĐT cũng đã có Thông tư 47 (sau sửa đổi thành Thông tư 11 ban hành năm 2015), với tinh thần để các nhà trường hết sức chủ động xây dựng đội ngũ giáo viên. Theo Nghị định 115, trưởng phòng GD và ĐT có thể quyết định bổ nhiệm các hiệu trưởng các trường trực thuộc mình, có quyền tham mưu với UBND điều động nhân sự giúp cho nhà trường có đủ giáo viên theo định mức. Khi chuyển sang Thông tư 11, ngành giáo dục tuy vẫn được tham mưu cho UBND về nhân sự, nhưng phòng nội vụ, UBND mới là cơ quan quyết định. Nói chung ngành vẫn chưa được thật sự chủ động trong bố trí nhân sự.


Về tự chủ tài chính, hiện nay với chủ trương phổ cập giáo dục tiểu học và THCS, nhà nước đầu tư ngân sách để chăm lo. Theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, mức thu học phí của giáo dục phổ thông rất vừa phải, thấp nhất là 20 nghìn đồng/tháng, cao nhất là 300 nghìn đồng/tháng, còn lại ngân sách cấp. Các địa phương tự đặt ra mức thu học phí phù hợp. Thế nên, nếu các trường tự chủ tài chính là tự chủ trong quy định mức thu học phí dao động từ 20 nghìn đến 300 nghìn đồng/tháng, cộng với ngân sách Nhà nước cấp. Chính vì vậy, các trường rất khó tự chủ về tài chính. Nhưng hiện nay, một số địa phương như Hà Nội đã làm việc này rất mạnh mẽ, nhất là việc xây dựng các trường chất lượng cao và các trường được công nhận chất lượng cao thì đều theo lộ trình ba năm, ngân sách nhà nước cấp giảm dần và đến năm thứ ba trở đi, nhà nước không cấp ngân sách chi thường xuyên nữa.


Như vậy, trong ba vấn đề tự chủ, các trường phổ thông công lập về cơ bản đã tự chủ về chuyên môn, nhưng đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về tự chủ tài chính và nhân sự?


Hiện nay về cơ bản các trường mới tự chủ được về chuyên môn. Tôi đánh giá sự tự chủ về chuyên môn của các nhà trường đã được nâng lên cao. Tự chủ về tài chính phải theo Luật Kế toán, Luật Ngân sách nên các trường khó có thể tự chủ được. Muốn chi phải theo định mức, thí dụ chi cho một cuộc họp ở trường công lập hiện nay theo quy định không được quá 20 nghìn đồng. Thực tế, một trường học ở Hà Nội, định mức ngân sách trên một học sinh một năm là 7,5 triệu đồng. Như vậy, nếu tính ra trường có 1.000 em thì thầy hiệu trưởng sẽ có trong tay 7,5 tỷ đồng, thầy sẽ chi trong khoản tiền này. Toàn bộ các khoản lương và theo lương đã chiếm khoảng 80% số tiền ngân sách nhà nước, còn lại khoảng 20% để chi cho các hoạt động thường xuyên. Nhà trường phải xây dựng kế hoạch để chi trong số này vì mục chi, khoản chi đã được quy định trong Luật Ngân sách, cho nên bản thân các nhà trường cũng phải thực hiện theo quy định của Nhà nước, chứ không sáng tạo được. Tuy nhiên, chi tiêu trong các trường công lập tự chủ cũng đã được tự chủ hơn, thông qua quy chế chi tiêu nội bộ. Ít nhất chi cho cuộc họp không phải là 20 - 50 nghìn, có thể điều chỉnh cao hơn để phù hợp với thực tế hơn.





Thư viện trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội). Ảnh | TRẦN HẢI


Tự chủ khó ở chỗ người ta nghiêng về tự chủ tài chính, nên đơn vị nào không tự chủ được về tài chính thì khó tự chủ về những cái khác. Về nhân sự định mức biên chế vẫn do địa phương giao, nhưng với các trường tự chủ thì có thể được chủ động hơn về định mức. Vấn đề nhân sự, bổ nhiệm hiệu trưởng các trường mầm non, tiểu học và Trung học cơ sở vẫn là UBND các quận, huyện quyết định. Đây là một cái khó. Cần đổi mới quản lý và quản trị theo hướng phân cấp mạnh mẽ, phân quyền cho các trường, các trường được quyền tự chủ hơn về nhân sự, nâng cao năng lực quản trị hơn.


Theo ông, cái khó nhất trong thực hiện tự chủ hiện nay là gì?


Hiện nay giáo dục mầm non 5 tuổi và trung học cơ sở là giáo dục phổ cập, đã là phổ cập thì Nhà nước phải lo đủ chỗ học cho tất cả các em học sinh. Trường nào muốn tự chủ thì phải xuất phát từ sự tự nguyện của học sinh, phụ huynh và phải công khai đây là trường chất lượng cao theo hướng tự chủ, học phí phải đóng cao hơn. Theo tôi, cái khó nhất là đáp ứng hai tiêu chí: Phụ huynh, học sinh phải tự nguyện và nhà trường phải bảo đảm chất lượng cao. Nếu là trường tư thục, việc đóng học phí cao là đương nhiên, nhưng đây là trường công lập, lại thu học phí cao hơn cũng không dễ gì. Tâm lý của các phụ huynh vẫn cho rằng đã là trường công lập thì trách nhiệm của Nhà nước, nhưng thu tiền học phí cao thì đấy là vấn đề cần thỏa thuận để đạt được sự đồng thuận và tự nguyện. Nhưng nguyên tắc của sự phát triển là không đều. Do đó trong giáo dục, muốn phát triển thì không thể các trường đều như nhau được. Có những trường phải tiên phong theo mô hình chất lượng cao hơn.


Muốn tự chủ phải công khai, minh bạch


Chừng nào chưa tách bạch quản lý nhà nước với quản trị cơ sở giáo dục thì cơ quan quản lý nhà nước vẫn tiếp tục giữ thói quen can thiệp vào mọi hoạt động liên quan đến chỉ đạo, quyết định những vấn đề lớn của cơ sở giáo dục. Theo Thứ trưởng, cần làm gì để sớm thể chế hóa chủ trương tách quản lý nhà nước với quản lý cơ sở giáo dục, để cơ quan quản lý giáo dục địa phương chuyển từ vị trí “người ra lệnh” sang vị trí “người cộng tác”, tạo điều kiện cho nhà trường phát huy tốt quyền tự chủ của mình?



Nói chung, quản lý nhà nước là quan hệ thứ bậc, cấp trên, cấp dưới. Trong lĩnh vực giáo dục, các cơ quan quản lý nhà nước cũng đang giảm dần việc làm hộ cho các trường, việc tham gia vào quản trị nhà trường về cơ bản không còn nữa. Nhưng chuyển đổi từ vị trí người ra lệnh sang vị trí người cộng tác cũng là một quá trình thay đổi nhận thức. Bộ GD và ĐT ý thức rõ điều này, về quản lý nhà nước, bộ chỉ ban hành văn bản, tham gia chỉ đạo, chứ không can thiệp vào công việc điều hành quản trị của các trường. Nhưng muốn tự chủ thì các nhà trường hiện nay cũng phải nâng cao năng lực quản trị.


Thời kỳ ông làm Giám đốc Sở GD và ĐT (Từ năm 2008 đến ngày 22 tháng 9 năm 2017), vấn đề tự chủ đã được đặt ra và triển khai như thế nào?


Vấn đề tự chủ đã được đặt ra và được vận động để các trường triển khai. Tôi thấy các thầy hiệu trưởng không phải không cố gắng, nhưng đều nhận thấy nếu tự chủ thì khả năng sĩ số học sinh có thể sẽ giảm vì phải đóng học phí cao hơn. Giảm đến mức tối thiểu thì còn được, chứ giảm quá thì sĩ số học sinh trên lớp có thể không bảo đảm đủ. Nói chung, các địa phương cũng đang trong quá trình triển khai, tuyên truyền vận động từng bước để nâng cao nhận thức về tự chủ trong giáo dục phổ thông. Vấn đề tự chủ này không chỉ nhà trường đổi mới, Bộ GD và ĐT đổi mới mà ngay cả phụ huynh học sinh cũng phải thay đổi nhận thức. Khi tự chủ, học sinh phải đóng học phí cao hơn nhưng được hưởng chất lượng giáo dục tương xứng với mức đóng góp. Nhưng muốn phụ huynh, học sinh nhận thức rõ điều này thì cần tuyên truyền tạo sự đồng thuận để họ tự nguyện tham gia.
 

steelwarrior

Xe tải
Biển số
OF-420501
Ngày cấp bằng
4/5/16
Số km
465
Động cơ
209,766 Mã lực
Đã công lập lại còn đòi tự chủ tài chính là như nào nhỉ
 

thosandocu

Xe buýt
Biển số
OF-747305
Ngày cấp bằng
23/10/20
Số km
993
Động cơ
76,178 Mã lực
Tuổi
39
Trường công lập đòi tự chủ tài chính là lập lờ đánh lận con đen vì :
- Đất đai
- Phòng ốc
- Cơ sở vật chất
- Thương hiệu
Là thừa hưởng của Nhà Nước, tất cả những phần kể trên từ ngân sách mà có ...Góp phần tạo nên ngân sách đều có sự góp mặt của từng người dân trong đó có những phần bé nhỏ của chúng ta.
Ý kiến cá nhân tôi nếu trường công muốn tự chủ tài chính thì nên cổ phần hoá và được điều hành như một doanh nghiệp.
 

DurexXL

Xe lăn
Biển số
OF-495573
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
12,673
Động cơ
1,130,391 Mã lực
Nơi ở
Đỉnh Vu Sơn
Trường công lập đòi tự chủ tài chính là lập lờ đánh lận con đen vì :
- Đất đai
- Phòng ốc
- Cơ sở vật chất
- Thương hiệu
Là thừa hưởng của Nhà Nước, tất cả những phần kể trên từ ngân sách mà có ...Góp phần tạo nên ngân sách đều có sự góp mặt của từng người dân trong đó có những phần bé nhỏ của chúng ta.
Ý kiến cá nhân tôi nếu trường công muốn tự chủ tài chính thì nên cổ phần hoá và được điều hành như một doanh nghiệp.
Em đek quan tâm nó cổ phần hay không, nhưng muốn tự thu học phí thì phải trả tiền thuê cơ sở vật chất, điện, nước như 1 chủ thể kinh tế bình đẳng
 

Số Hưởng

Xe tải
Biển số
OF-745673
Ngày cấp bằng
8/10/20
Số km
328
Động cơ
61,026 Mã lực
Có ông đại gia nào ngó nghiêng vào mảnh đất màu mỡ này rồi nên mới vậy.
 

nvh_hn

Xe lăn
Biển số
OF-13579
Ngày cấp bằng
28/2/08
Số km
10,012
Động cơ
1,107,146 Mã lực
Em đek quan tâm nó cổ phần hay không, nhưng muốn tự thu học phí thì phải trả tiền thuê cơ sở vật chất, điện, nước như 1 chủ thể kinh tế bình đẳng
Ai thu, thu của ai? Chẳng lẽ bỏ túi nọ sang túi kia hả cụ?

Thằng nào không dạy được nghỉ việc, thiếu gì thằng làm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top