"
Thực tế, phương pháp chữa bệnh dựa trên năng lượng được gọi là 'thuốc thay thế' là một phương pháp đã có từ nhiều thế kỷ trước.
Nhiều phương pháp chữa bệnh truyền thống bắt nguồn từ niềm tin về sự cân bằng và hài hòa của năng lượng sinh lực — năng lượng chảy qua mọi sinh vật.
Mặc dù các trường phái tư tưởng khác nhau có đôi chút khác biệt, nhưng cần chấp nhận có sự mất cân bằng năng lượng và rối loạn dòng chảy năng lượng là nguyên nhân gây ra bệnh tật.
Điều này có thể được thấy trong Y học cổ truyền Trung Quốc, nơi năng lượng được gọi là "chi" và các đường dẫn năng lượng là "kinh mạch".
Trong y học Nhật Bản, năng lượng này được gọi là "ki".
Trong y học Ấn Độ sinh lực này được gọi là "prana" và di chuyển trên "nadis."
Tại VN trong nhiều tháng qua, Lê Văn Phúc và cộng sự đặt tên năng lượng này là NLG.
Trong thời hiện đại, đó là ENERGY MEDICINE - EM . Mặc dù nó là một dị thường đối với y học phương Tây và trần trụi đối với mắt người, nhưng
khoa học đã chứng thực sự tồn tại của EM.
***
Có một gã sống ở thành phố Melbourne này (nơi dăm lần từng được bình chọn là thành phố đáng sống nhất thế giới) đột nhiên tuyên bố mình có khả năng chữa trị bằng bàn tay và ý nghĩ - giúp người bệnh sát gần cũng như từ xa - nghĩa là
chữa trị bằng cách truyền năng lượng .
Gã mang đến bệnh viện và gửi cho giới khoa bảng cả đống tư liệu - hồ sơ bệnh án - lời cảm ơn của những người gã từng giúp để yêu cầu họ quan tâm nghiên cứu khả năng kỳ bí của gã.
Suốt 15 năm như vậy, giới y tế Úc vẫn chả thèm đoái hoài đến chiêu trò mà họ cho là 'lang băm' của gã.
Quê nhà, bản quán không công nhận tài năng thiên phú của mình thì chả lẽ... đồng ý?
Không, gã chọn cách tiếp cận khác.
Gã tìm đường sang Mỹ, quốc gia có nhiều nhà khoa học giành được giải Nobel nhất thế giới do mạnh tay tài trợ cho nghiên cứu cơ bản - khích lệ các nhà nghiên cứu trẻ - để tâm tới tài năng của người di cư...
Gã mò đến một trung tâm Y tế để làm thiện nguyện - không nhận bất cứ khoản thù lao nào, chỉ xin được trợ giúp những bệnh nhân đang bị các cơn đau hành hạ.
Chỉ bằng giơ tay, có khi chạm vào người bệnh - có khi để xa, vậy mà gã đã giúp nhiều người đã giảm thiểu đau đớn của họ, thậm chí có người... hết đau.
Các bác sĩ Mỹ... trâ2m trồ:
"..
. Khi anh ấy giới thiệu bản thân và giải thích bản chất công việc của mình, với tư cách là một người chữa bệnh, tôi phải thừa nhận là đã nghi ngờ. Trong trường y, giáo dục chủ yếu dựa trên y học phương tây và chúng tôi được dạy để tiếp cận bất kỳ phương pháp thay thế nào với sự hoài nghi. Khi tôi chứng kiến anh ấy thành công như thế nào trong việc chữa trị những cơn đau mà trước đây khó chữa của bệnh nhân, tôi ngày càng chấp nhận khả năng chữa bệnh của anh ấy..."
"Hầu hết các loại thuốc giảm đau có chất dễ gây nghiện của bệnh viện có thể làm giảm cơn đau của bệnh nhân từ 3 đến 5 điểm. Từ thang điểm 10 - nỗi đau tồi tệ nhất mà thuyên giảm xuống 7 hoặc 5 là điều rất đáng ... khoe.
Vậy mà trong một số trường hợp, anh ấy đã làm giảm cơn đau của bệnh nhân từ 10 xuống 0. Anh ấy còn điều trị cho những người bị nhiễm trùng mà thuốc kháng sinh không hiệu quả và sự thay đổi tình trạng của bệnh nhân từ trì trệ sang chữa bệnh lành nhanh chóng. Tôi không thể định lượng được, nhưng tôi có thể nói rằng anh ấy đã cắt giảm thời gian nằm viện của bệnh nhân."
"Ngày đầu tiên khi chúng tôi bắt đầu, một bệnh nhân đã giảm từ 8 xuống 3 trong thang điểm đau. Thật là kỳ diệu, chỉ trong vòng năm giây sau khi anh nhắm mắt, bệnh nhân đã giảm đau. Điều thực sự ấn tượng là tốc độ và quy mô của các hiệu ứng mà anh ta có là không cần chạm vào bệnh nhân hoặc nói bất cứ điều gì. Một số đồng nghiệp đã không tin. Một số chỉ nhếch mép và tiếp tục. Không phải ai cũng thấy anh ấy có thể làm được gì..."
Trước kết quả nhãn tiền đó, vị bác sĩ sáng lập TT y tế đó không khỏi... bàng hoàng. Bà lập tức giới thiệu gã tới một bệnh viện lớn, nơi có giới khoa bảng từng triển khai hơn 100 nghiên cứu khoa học về các kiểu ứng dụng chữa trị.
Một nghiên cứu bài bản , khoa học, khách quan - với sự giám sát chặt chẽ đã được tiến hành và thành công rực rỡ.
Kể từ khi phát hiện ra mình được trao tặng "món quà" độc đáo (từ của gã nọ) vào năm 18 tuổi, sau 17 năm, gã mới... tỏa sáng.
Gã đó là ai, nghiên cứu nọ thế nào, EM có tồn tại không, NLG phát minh hay copy... xem hồi sau rẽ rõ.