Giải quyết một thực trạng cần nhìn vào nguyên nhân gốc rễ của nó để giải quyết, chứ không thể nhìn vào các vấn đề xung quanh của gốc rể. Ở Zimbabwe và Nam Phi vấn đề gốc rễ của đa số tuyệt đối nhân dân là vô sản về tư liệu sản xuất, mà ở châu phi tư liệu sản xuất là đất đai. Không thể mong vuốt ve xung quanh mà lại giải quyết được vấn đề gốc rễ cả. Zimbabwe đã cố gắng giải quyết gốc rễ, còn việc loạn lạc cũng chỉ là tạm thời, nó còn chưa tệ đến mức như hậu cách mạng màu, hậu mùa xuân cơ mà. Nam Phi đã cố gắng giải quyết hoà bình bằng cách bỏ tiền công ra mua lại đất đai, nhưng có lẽ địa chủ trắng quá tham lam nên đến giờ khá bế tắc và kết quả là có những chính trị gia đưa ra các dự luật và cố gắng thay đổi hiến pháp để cải cách ruộng đất. Các chính trị gia này vẫn còn hiền chán so với những chính trị gia kêu gọi làm thịt tất cả người da trắng tại Nam Phi.
Em để lại quyền sử dụng đất cho con cháu mà, thế là đủ. Cơ chế sở hữu đất ở ta thế là ổn, vừa coi trọng quyền cả nhân, vừa coi trọng quyền tập thể. Như em đây, đang sở hữu vài mảnh đất ở Hà Nội mà còn thấy không vấn đề gì thì vô sản cỡ đen Nam Phi
Tuy nhiên cũng phải nói lại rằng Nam Phi chịu nhiều sức ép nên nếu có cải cách ruộng đất thì nó cũng sẽ khá khiêm tốn kiểu như các luật cho phép nhà nước tích thu đất đai trong một số tình huống liên quan đến an ninh quốc gia. Nếu mà dập rình nhiều quá, đến ngày nào đó lại có một cơn gió thổi qua, hàng chục triệu người da đen moi ruột một vài triệu người da trắng thì lại đen cho tất cả các bên.