[CCCĐ] Nam Mỹ - Ký ức còn lại !!!

Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Jo-86.jpg


Lúc đầu thì chỉ có a 2s và MD đi thôi, còn tôi tính lang thang bên miệng núi lửa chờ xem nó có phun trào không, có hội dù chỉ là 1/10000000000 lần thì vẫn tính là có cơ hội chứ các cụ nhỉ.
Sau lang thang chán cuối cùng tôi quyết định dấn thân tìm hiểu xem ngôi làng đá này có gì thú vị.

Jo-87.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Jo-93.jpg


Giữa thế kỷ 18 và giữa thế kỷ 19, Orongo là trung tâm của một giáo phái người chim với nghi lễ được xác định là một cuộc đua hàng năm để mang quả trứng manutara (nhạn biển) đầu tiên về mài không bị hư hại từ hòn đảo Motu Nui gần đó đến Orongo. Cuộc đua rất nguy hiểm, và những người thợ săn thường rơi xuống vực chết vì mặt vào đá hoặc cá mập. Địa điểm có rất nhiều bức tranh khắc đá, chủ yếu là tangata manu (người chim) có thể được khắc để tưởng nhớ một số người chiến thắng trong cuộc đua này.

Vào những năm 1860, hầu hết toàn bộ dân cư trên đảo Rapa Nui đều chết vì bệnh tật hoặc bị bắt không hoạt động, và khi những người sống sót chuyển sang trung tâm giáo dục, Orongo không còn được sử dụng.

Orongo được đưa vào danh sách Giám sát Thế giới năm 1996 và được đưa vào danh sách di sản bốn năm sau đó, vào năm 2000.

Jo-94.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Jo-99.jpg


Nơi đây có cả ghế sắt cho du khách dừng chân ngắm nghía và thủ thì chuyện trò cùng núi lửa Rano Kau. Nghĩ lại vẫn tiếc vì nó không phun nữa.

MD-26.jpg


Đứng ở đây có thể dõi mắt ra các khu vực xung quanh, rất đẹp và thơ mộng.

MD-27.jpg


MD-28.jpg


Ngay cả biển hiệu đề tên ngọn núi lửa cũng được làm rất dễ thương với gỗ và chữ viết là chất liệu ngà .
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Đi Theo hướng vòng tròn qua khu làng để quay về thì gặp một bạn là nhân viên của khu bảo tồn này. Mong muốn được giao lưu với người dân địa phương càng nhiều càng tốt, tôi đứng lại trò chuyện và không quên xin kiểu ảnh kỷ niệm xong chia tay trong bịn rịn.

Jo-100.jpg


Đi tới đâu có chữ số tới đó, mỗi chữ số đều được chú thích rõ ràng trên các biển hiệu trước khi vào thăm làng. Mỗi chữ số là một di tích mang tính lịch sử lâu đời.

Jo-101.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
MD-32.jpg


Di tích này cảm giác như được phục hồi lại gần đây.

Jo-103.jpg


Chặng về bãi xe còn xa mướt mải thế này cơ mà. Nhưng không gì làm chúng tôi nản lòng. Mỗi bước đi thêm một trang hiểu biết. Đi để biết rằng chúng ta còn quá nhiều điều chưa biết trong thế giới này.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Jo-105.jpg


Có một bí mật thú vị em kể các cụ nghe ở trên đảo này:

Lượng mưa mỗi năm trung bình chỉ rơi vào khoảng 1240mm - tức là không đủ để sống chứ chưa nói đến việc điêu khắc nên những bức tượng Moai khổng lồ.

Vào thế kỷ 18, những người châu Âu đến đây và thuật lại rằng người Rapa Nui đã uống trực tiếp nước biển để sống. Ở thời điểm ấy chẳng ai nghi ngờ, nhưng với khoa học hiện tại thì đó là chuyện không tưởng, vì cơ thể người sẽ không cách nào "tải" được lượng muối có trong nước biển.
Vậy người Rapa Nui đã tồn tại bằng cách nào? Đó chính là bí ẩn mà phải mãi gần đây, các nhà khoa học mới tìm ra manh mối.

Cụ thể, các chuyên gia từ ĐH Binghamton (New York) cho rằng có một hệ thống nước ngầm quanh đảo. Vốn nền đất trên đảo là đất núi lửa rất xốp, nên nước mưa sẽ ngay lập tức ngấm xuống mà không đọng lại. Tuy nhiên, may mắn là số nước này sẽ chảy ra biển theo thủy triều.

Nước mưa trộn với nước biển sẵn có sẽ tạo ra các vùng nước lợ với nồng độ muối đủ thấp để con người uống được. Người Rapa Nui đã thu thập số nước này để sử dụng.

Jo-106.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Jo-108.jpg


Nhà nhân chủng học Lipo và các cộng sự đã xét nghiệm các vùng nước lợ tại một số khu vực xung quanh hòn đảo, và ông nhận ra rằng nồng độ muối trong nước đủ thấp để an toàn cho sức khỏe của con người.

Nguồn nước ấy uống được, nhưng vẫn mang vị mặn. Điều này trùng khớp với các giả định trước đó về chế độ ăn của người dân đảo Phục Sinh, đó là họ ăn rất ít muối. Điều này thì dễ hiểu, bởi họ đã thu đủ muối từ nước uống rồi.

Bên cạnh đó, Lipo còn tin rằng đây cũng chính là lý do vì sao các bức tượng Moai tập trung rất nhiều quanh bờ biển. Đơn giản là vì những khu vực ấy có nước uống được, nên dễ làm việc hơn thôi.

Jo-109.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Jo-111.jpg


Nghe quảng cáo thì oách nhưng đến khu vực này chỉ có mỗi nhúm đá giữa đồng cỏ mênh mông thế này. Nhưng nó lại có một sự liên hệ khá thú vị với vùng Sacsay Huaman ở Peru. Nơi mà em đã đặt chân đến đến từ hơn chục ngày trước.

Jo-112.jpg
 
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Jo-113.jpg


Ahu Vinapu là một địa điểm khảo cổ trên Rapa Nui ( Đảo Phục Sinh ) ở Đông Polynesia .

Trung tâm nghi lễ của Vinapu bao gồm một trong những tượng lớn hơn trên Núi Rapa. Đây là một khối xây bằng đá đặc biệt bao gồm các phiến đá bazan lớn, được lắp ráp cẩn thận . Nhà khảo cổ học người Mỹ , William Mulloy đã khám phá địa điểm này vào năm 1958.

William Mulloy tin rằng tác phẩm bằng đá được lắp chính xác cho thấy có sự liên hệ với Peru , đặc biệt là so với bức tường đá ở sacsayhuaman . Bức tường đá hướng về phía mặt trời mọc ở đằng đông.

Jo-114.jpg


Đoạn về Sacsay Huaman nếu cụ nào chưa đọc thì lội ngược dòng về phần mục lục để xem lại nhé. Nhưng chốt lại là kiến trúc của bức tường ở đây và ở kia là có nét tương đồng kỳ lạ nên họ cho rằng có thể xuất phát chung từ cùng một nguồn gốc chủng tộc.

MD-34.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-211
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
15,473
Động cơ
740,927 Mã lực
Nơi ở
Câu chuyện các chuyến đi
Jo-115.jpg


Ngoài đống tàn tích đổ nát này ra thì khung cảnh xung quanh cũng khá đẹp để ngắm cảnh và nghỉ ngơi . Tuy nhiên, việc thiếu vắng bóng râm khiến anh em trong đoàn ngày càng trở nên đen khốc liệt . Đặc biệt là tôi và lão MD. Anh 2s thì dùng nhiều kem chống nắng nên đỡ hơn.

Jo-116.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top