- Biển số
- OF-211
- Ngày cấp bằng
- 9/6/06
- Số km
- 15,473
- Động cơ
- 740,927 Mã lực
- Nơi ở
- Câu chuyện các chuyến đi
Thấy bảo sa mạc này được hình thành từ tro núi lửa cách đây hàng ngàn năm. Phải nói là mình đang đi trên lịch sử ngàn năm của Bolivia.
Có quả ảnh này "truất" thế mà bây giờ mới trả ảnh là sao nhỉ?
Lão MD có vẻ kết đoạn này nên liên tục nhờ tôi chụp ảnh và đòi lên hình. Chắc đang có quả phong cách thời trang độc đáo Quechua nên nhất định phải chụp lại để các cụ mợ ở nhà xem.
Đã bẩu là giờ mới lôi ảnh quý ra mà..Có quả ảnh này "truất" thế mà bây giờ mới trả ảnh là sao nhỉ?
Hồ muối này mà vẫn có sinh vật sống được dưới hồ làm thức ăn cho hạc, tự nhiên kỳ diệu cụ nhỉ
Ngoài ra, hồ muối cạn này còn là thiên đường của loài chim hồng hạc nổi tiếng và nhiều loài chim khác. Tảo và các sinh vật phù du sống dưới hồ chính là nguồn cung cấp thức ăn khổng lồ cho các loài chim trời này. Thời tiết tại hồ Laguna Colorada lạnh vào ban đêm và ấm áp vào ban ngày, khá thuận lợi cho việc thăm thú quanh hồ của du khách.
Cụ xem bài đã phê rồi, tụi em đi thực tế nên ngất lên ngất xuống ấy chứ đùa đâuNhìn phê quá cụ ơi. @
Về cơ bản, nơi nào có nước và có cỏ cây thì ở đó sẽ có các sinh vật sinh sống. Sự kỳ diệu của tạo hoá luôn mang cho chúng ta nhiều bất ngờ.Hồ muối này mà vẫn có sinh vật sống được dưới hồ làm thức ăn cho hạc, tự nhiên kỳ diệu cụ nhỉ
Amazing! Không chỉ đẹp mà còn lạ mắt nữa Cụ!
Ngoài ra, hồ muối cạn này còn là thiên đường của loài chim hồng hạc nổi tiếng và nhiều loài chim khác. Tảo và các sinh vật phù du sống dưới hồ chính là nguồn cung cấp thức ăn khổng lồ cho các loài chim trời này. Thời tiết tại hồ Laguna Colorada lạnh vào ban đêm và ấm áp vào ban ngày, khá thuận lợi cho việc thăm thú quanh hồ của du khách.
Cá nhân em xem các phim tài liệu hay phim điện ảnh về "văn hóa" này mới thấy việc xóa bỏ trồng cây coca là không thể. Nó ăn sâu bám rễ tới tận đời sống người dân và bao trùm ngành kinh tế - xã hội của các quốc gia này vài chục năm nay rồi..Quay trở lại một chút vào buổi sáng ngày 12, trong post đó em có post ảnh một loại lá màu xanh và có hỏi các cụ mợ xem ai biết loại lá đó là gì không và em giật mình khi biết tên loại lá đó, tuy nhiên đến giờ này chắc vẫn chưa cụ mợ nào biết thì giờ e kể cho nghe câu chuyện này:
Đây là anh 2s vô tình chụp được kiểu ảnh mà cậu lái xe đang ở trên cánh đồng muối và một bên mặt như bị sưng lên. Ở đây thì mặt cậu lái xe nào khi lái cũng sưng lên như thế, vì trong mồm luôn nhai nhóp nhép.
Các lái xe ở Bolivia phải nói là cực kỳ khoẻ, một ngày họ có thể lái cả 500-700km tốc độ cao và cường độ làm việc rất chi là kinh khủng, nhưng xuống xe lúc nào cũng thấy hoạt bát năng động và khoẻ mạnh dù không thấy ăn gì nhiều mà suốt ngày chỉ ngậm một cục gì đó trong miệng nhai qua ngày.
Và sau đó bọn em đã hiểu nguyên nhân là các cậu đó thường xuyên bú cái loại lá này:
Lá để ngay cạnh cần số, thích là bốc bỏ miệng nhai nhóp nhép. Đây là lá coca, mang lại sinh lực vô bờ bến cho những người dân lao động nơi này. Lá coca chính là nguyên liệu thô để sản xuất ra cocain.
Đối với Bolivia, lá này là hợp pháp. Mời các cụ đọc một bài viết về cuộc chiến giữa Bolivia với LHQ về dành quyền kiểm soát lá coca. Đọc để biết về loại nguyên liệu này.
Đối với hàng triệu người dân Bolivia và Peru, lá coca được coi là linh thiêng đối với văn hóa bản địa và là một vị thuốc trong xã hội hiện đại. Nó cũng hệ trọng đối với các quan chức chống ma túy ở Mỹ và các nước khác, bởi họ đang bất lực trong việc ngăn chặn dòng chảy không ngừng của cocain.
Bolivia và Peru cho rằng tuyên bố mới nhất từ Ủy ban kiểm soát ma túy quốc tế (INCB) thuộc Liên Hợp Quốc chính là sự sỉ nhục đối với họ. INCB cho rằng người Bolivia và Peru đã phạm pháp khi nhai coca và uống trà làm từ lá cây của nó. Tuyên bố đã làm dấy lên sự giận dữ và gây ra hoàng loạt cuộc biểu tình đường phố trên cả hai quốc gia, đặc biệt là trong cộng đồng người dân bản địa. Đối với họ, cây coca chính là nền tảng cho nền văn hóa kéo dài 3.000 năm của dân tộc, là một phần của cuộc sống giống như cà phê đối với dân Mỹ. La Paz - thủ đô của Bolivia - có lẽ là nơi duy nhất trên thế giới có bảo tàng dành riêng cho cây coca. Từ nông thôn cho đến những khách sạn sang trọng ở thành phố, người ta nhai coca hoặc pha thành trà để xoa dịu cái đói hay sự kiệt sức, hoặc để chống lại cảm giác mệt mỏi mà cuộc sống trên cao ở dãy Andes gây nên.
Ana Maria Chavez – một người chuyên buôn bán coca ở La Paz nói: “Coca cũng được sử dụng bởi các thầy thuốc và trong các nghi lễ tế thần Nó được coi như lá thánh”. Giáo hoàng John Paul II thậm chí đã uống loại trà làm từ lá cây coca trong chuyến viếng thăm Bolivia vào năm 1988. Chavez mô tả nó là “một phần trong con người chúng tôi”.
Nhưng vấn đề nằm ở chỗ coca đã hủy hoại cuộc sống của hàng chục triệu người trên khắp hành tinh. Hoạt động tiêu thụ cocain và nghiện ma túy đang lan tràn khắp các khu vực phát triển như Bắc Mỹ và châu Âu. Trong thập kỷ vừa qua, nước Mỹ đã dành 5 tỷ USD để giúp Colombia xóa sổ hoàn toàn cây coca. Trong khi đó, Washington và Liên Hợp Quốc thì lại muốn Bolivia và Peru phải cắt giảm số vụ mùa coca xuống mức tối thiểu chỉ đủ để phục vụ nhu cầu truyền thống mà thôi. Peru và Bolivia là hai nước sản xuất Coca lớn thứ hai và thứ ba trên thế giới. Vị trí đầu tiên thuộc về Colombia với khoảng hơn 75.000 hecta canh tác, chiếm gần một nửa nguồn cung trên toàn thế giới.
Công ước Liên Hợp Quốc năm 1961 kêu gọi các nước cắt giảm sản lượng coca cho đến cuối những năm 80. Sau đó, một hiệp ước mới ra đời vào năm 1988 lại công nhận những đặc trưng văn hóa của coca và cho phép sử dụng chúng một cách hạn chế tại địa phương. Thế nhưng các lực lượng phòng chống ma túy lại phải thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn nỗ lực trồng coca để làm ma túy, phá hủy các phòng nghiên cứu chế biến cocain và ngăn chặn nhưng kẻ buôn thuốc phiện.
Bản báo cáo tháng 2 của INCB kết luận đây không phải việc dễ dàng. Nguyên nhân chủ yếu là mặc dù cuộc chiến chống ma túy ở Mỹ Latinh đã kéo dài hàng chục năm và tiêu tốn hàng tỷ USD, hoạt động sản xuất cocain vẫn được duy trì một cách đều đặn ở mức tối đa. Theo báo cáo của INCB thì việc tiêu thụ những chiếc lá sống hay chưa được chế biến chính là hành động tiếp tay cho “sự lệ thuộc vào ma túy”.
Những người chỉ trích bản báo cáo đó cho rằng kết luận trên là một suy luận ngớ ngẩn, bởi chẳng có một bằng chứng được công bố nào chứng minh được rằng lá coca có độc tố hay gây nghiện. Người đầu tiên phản đối là Avo Morales - tổng thống thuộc cánh tả ở Bolivia. Morales đứng đầu một trong số những hiệp hội trồng coca lớn nhất cả nước. Ông được bầu là nguyên thủ quốc gia của Bolivia vào năm 2005 một phần vì lên tiếng bảo vệ loại lá này. Trong cuộc họp tại Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào cuối năm ngoái, ông đã đứng giữa phòng họp, tay giơ cao một chiếc lá coca và nói : “Chiếc lá này đại diện cho hy vọng của cả dân tộc tôi”.
Bolivia cung cấp khoảng 17% lượng coca trên toàn thế giới và ông Morales từng hứng chịu không ít những lời cáo buộc của cộng đồng quốc tế vì duy trì việc trồng coca. Mỹ cho rằng việc so sánh coca, cocain như táo, cam của ông là không trung thực; còn giới phân tích lại cho rằng bất chấp những nỗ lực của chính phủ, phần lớn lượng coca trồng ở Bolivia đều rơi vào tay các tổ chức tội phạm buôn lậu ma túy.
Morales đã giúp các chuyên gia kêu gọi một cuộc “tái định giá lá cây coca”. Các nhà xã hội học cho biết: “Rất nhiều người đã khám phá ra tác dụng cả về dinh dưỡng và y học của chúng”.
Nhiều nghiên cứu khoa học - bao gồm cả một công trình đã được công bố của Đại học Harvard, Mỹ - chỉ ra rằng coca sống chứa rất nhiều protein, canxi, sắt và cả vitamine. Vì vậy, tổng thống Moles đã khuyến khích các ngành công nghiệp địa phương chế biến coca thành mọi thứ - từ bột mì cho đến kem đánh răng, dầu gội và cả thuốc chữa bệnh. (Năm ngoái ông đã gửi một chiếc bánh coca làm quà chúc mừng sinh nhật lần thứ 80 của tổng thống Fidel Castro).
Thậm chí ngay cả khi INCB đang chuẩn bị công bố báo cáo, chính phủ Bolivia vẫn bày tỏ mong muốn được nâng mức giới hạn trồng coca từ 12.000 héc ta lên 20.000 héc ta. Nội các của tổng thống Mỹ George W. Bush từng cảnh cáo rằng động thái này của Bolivia vi phạm nghiêm trọng các thỏa thuận quốc tế và không thống nhất với các cam kết của Bolivia, làm lãng phí hàng chục triệu USD hỗ trợ của Mỹ.
Dường như không hề nao núng, Bolivia nói họ sẽ đầu tư 300.000 USD để phát triển các thị trường coca hợp pháp mới. Và chẳng ai ngạc nhiên khi phái đoàn Bolivia chính là những người đầu tiên kêu gọi sự “phản đối mạnh mẽ” đối với những khuyến cáo của INCB trong cuộc họp thường niên ở Vienna, Áo vào tuần này. Họ cũng đưa ra lời đề nghị gỡ bỏ coca ra khỏi danh sách các chất ma túy của Liên Hợp Quốc. Đây là việc khó có khả năng xảy ra.
Vấn đề đặt ra là liệu Liên Hợp Quốc có chấp nhận lời đề nghị của INCB - liệt tất cả các hoạt động sử dụng và thương mại hóa coca không có chất gây nghiện của Bolivia và Peru là phạm pháp – hay không. Hay nói cách khác, điều này rất có thể sẽ khiến cho Liên Hợp Quốc kêu gọi cấm vận coca.
Rất nhiều người Bolivia nói rằng họ không quan tâm. “Ông tôi, bà tôi đều bán coca và tôi cũng làm công việc này 48 năm rồi”, Josefina Rojas- một người bán coca ở La Paz cho biết “Dù có chuyện gì xảy ra thì chúng tôi cũng sẽ không để họ mang coca đi đâu hết”.
Quả này là đang phải tháo giày nhổ những cây cỏ may mà cứng như lông nhím đâm xuyên qua đế giày luôn
Lão Lông cũng chịu khó săn mấy con nghệ thuật lắm. Nhưng về kiểm tra máy toàn ảnh blondy không.
Nhìn kỹ thấy Hạc nhiều như vịt. Oách.