Vào giai đoạn thịnh vượng đó, nhiều công trinh kiến trúc có giá trị cao cả về nghệ thuật lẫn tính năng sử dụng đã được xây dựng. Một trong số đó là Cổng Mặt Trời tồn tại khá nhiều bí ẩn đến nay chưa có lời giải. Cổng Mặt Trời nằm ở phía tây bắc Quảng trường Chinese Sae Cashier, trong quần thể di chỉ đá Puma Punku thuộc di tích Tiwanaku, được tạo ra từ một phiến đá nham thạch, cao 3,05m, rộng 5m và nặng hơn 10 tấn. Trên Cổng Mặt Trời có một tượng thần, ngoài ra còn có những động vật đã tuyệt chủng.
Người ta gọi nó là Cổng Mặt Trời vì vào ngày 21-9, tiết Thu phân hàng năm, những tia nắng bình minh đầu tiên luôn chiếu rọi xuống mặt đất ở giữa cửa tảng đá này.
Xét từ điểm tia nắng mặt trời đầu tiên xuyên qua Cổng Mặt Trời theo tiết thu phân thì rõ ràng đây là một kiến trúc có liên quan đến lịch pháp. Rất nhiều học giả cho rằng, hầu hết các hình và ký hiệu được khắc trên Cổng Mặt Trời đều có liên quan đến lịch pháp. Nhưng những ký hiệu này biểu đạt lịch pháp như thế nào?
Người Tiwanaku làm thế nào để tính toán chính xác mối quan hệ giữa các tia nắng Mặt trời vào tiết thu phân với vị trí của Cổng Mặt Trời?... vẫn là những câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Sang máy lão MD cái mình được ảnh tử tế ngay.