Day 5 part 1: Hành trình Phật giáo
Theo lịch ngày thứ năm sẽ chia làm 2 nửa, sáng đi chùa Thiên mụ và chùa Huyền Không Sơn Thượng rồi kết thúc bằng ăn trưa ở cơm chay Liên Hoa còn nửa sau lại mang một màu sắc hoàn toàn khác: chạy Đà Nẵng, nhậu hải sản rồi ngắm pháo hoa "chùa". Nhưng đúng là người tính không bằng trời tính, thực tế đã không như dự định, nhưng suy cho cùng thì đấy mới là một trong những điểm khó quên nhất của các chuyến đi, các cụ bảo có phải không?
Nhà em bắt đầu buổi sáng bằng ăn bún bò Huế ở Lý Thường KIệt, khá là háo hức khi nghĩ về việc sẽ được ăn bún bò Huế ở đất gốc. Cơ mà quán đông nghịt, các đoàn tranh nhau bàn nên ăn cũng thấy bt, cá nhân em thấy không ngon bằng ở Đà Lạt, quán gì nổi tiếng em quên mất tiêu rồi
(có lẽ do ngày lễ tết quá dông nên chất lượng không đảm bảo). Buồn cười là rất nhiều bác tranh nhau mãi mới được cái bàn xong đến lúc ăn xong không như kỳ vọng (ko có móng giò) lại quay ra nói nhau với cửa hàng, đòi trừ tiền, hài vl.
Ăn xong quay lại Đại Nội làm quả ảnh chụp cả nhà trước cổng Ngọ Môn do hôm qua quên chưa chụp
. Mất 30K gửi xe chỉ để chụp lại kiểu ảnh
Sau đó là men đường Kim Long để tìm đến ngôi chùa Thiên mụ nổi tiếng. Phải nói là Chùa rất đẹp nằm ngay đoạn cua ven sông Hương, xa xa là núi Ngự. Chùa cũng mang đậm tính chất cung đình thể hiện ở lối kiến trúc đối xứng và sự tráng lệ trong màu sắc và chi tiết, ngoài ra Chùa còn lưu giữ khá nhiều cổ vật.
Ngắm sông Hương từ chùa
Một góc chùa
Tháp Phước Duyên
Bên trong Chính điện
Mộ tháp của Hòa thượng Thích Đôn Hậu
Trống bằng gỗ mít nguyên khối
Tam quan (lối vào), phía trước là tấm bia ghi chép về việc xây dựng Chùa
Trống mít nguyên khối
[
Có một điểm em (đúng hơn là vk em, vì thực ra vk em mới là người hay để ý đến các vấn đế văn hóa tôn giáo) thấy khó hiểu là đây dù gọi là chùa, nhưng trước cửa lại có tượng Hộ pháp, hơi khác với ngoài Bắc mình, có cụ nào giải thích dùm em được không?
Rời chùa Thiên Mụ, nhà em tìm đến một ngôi chùa được khen ngợi rất nhiều là chùa Huyền Không Sơn Thượng. Lúc đầu nghe miêu tả em cứ tưởng chùa ở trên núi sẽ mát mẻ như kiểu Tây Thiên hoặc Yên Tử ngoài Bắc cơ mà lên đến nơi mới thấy vẫn nóng như thường, ko khác gì ở dưới cả. Nhưng đúng là khuôn viên rất đẹp, rộng rãi thoáng mát, cách trang trí cũng khá là khác với chùa ở phía Bắc
Chùa không có kiến trúc tam gian chính điện như kiểu chùa truyền thống ngoài Bắc mà là một quần thể các ngôi nhà nhỏ nằm rải rác trên núi, kiểu như dưới. Sư cũng có trang phục khác. Có phải dòng Phật giáo trong này khác với ngoài Bắc không các ?cụ?
Trưa nhà em quay lại trung tâm với dự định đi ăn cơm chay Liên Hoa, thấy được khen là ngon và nấu cơm chay vị chay chứ không phải đồ chay nhưng vị giò chả, thịt thà.... Tuy nhiên trên đường về, 2 đồng chí bé lăn quay ra ngủ hết, 2 vc đang tính xem có đánh thức 2 đứa dậy ko thì có điện thoại báo sạc máy tính đã tới. Rốt cục là cơm chay ko được thưởng thức, bố thì đi lấy sạc còn mẹ thì dẫn con đi ăn tạm. Hơi tiếc vì hụt mất một phần kế hoạch, bù lại hết it tiền
(vk em là khoái nhất như vậy)
Nhân tiện các cụ cho vk em hỏi luôn, trên đường đi Đà Nẵng qua sân bay Phú Bài, suốt dọc đường đó thấy rất nhiều nhà cửa bên đường có một/hai cái miếu nhỏ trước cửa như trong ảnh dưới. Miếu đó để thờ gì vậy, theo tôn giáo/tín ngưỡng gì vậy? mà sao lúc có 1 lúc có 2? Hầu như khắp khu Huế- Quảng Nam em thấy khá nhiều.
Các cụ có thể theo dõi liền mạch chuyến đi của em ở đây:
https://hieutcnd.wordpress.com/
(To be continued...)