Cái này em nghĩ cụ chưa trải qua, nên nói cụ cũng ko hình dung ra được.Cụ phân tích chí phải.
Nhưng nghĩ đi cũng nghĩ lại, giờ ta tiến xa hơn bạn đời, ta cũng muốn họ tiến cùng ta, nhưng giả sử họ cũng cố hết sức, khả năng của họ đến thế thôi.
Khi ta thành công thì thấy cái gì cũng dễ (nhiều khi do gặp may mắn, thành công nó cứ tìm đến, ko đỡ đc, chưa chắc do ta quá giỏi), muốn áp đặt suy nghĩ, cách sống. Không ai nắm tay được từ sáng đến tối, biết đâu khi ta hoạn nạn thì chỉ còn cái người "bạn đời" là ở bên ta, chứ "hết cơm hết rượu hết ông tôi"
Cái sự khác nhau nó chỉ đơn giản là, môi người nhìn đâu cũng thấy rủi ro, thấy cuộc sống của mình như thế này là ok rồi, làm thế này là được rồi, cần gì phải đổi việc, cần gì apply việc mới, nhà ở thế này chật tí nhưng có sao đâu, muốn đổi cái nhà khác, cái xe khác cũng bàn lùi. Thậm chí đơn giản là mua cái bàn học cho con.
Sao phải đổi việc, sao phải học hay nghiên cứu thêm, sao làm nhà phải dùng vật liệu, thiết bị đời mới, cứ mấy loại cũ cũ như cách đây 20 năm mà dùng. Cần gì phải thế?
Nhiều khi chỉ là thói quen, thú vui quá khác biệt, lâu dần cũng tạo mâu thuẫn. Tất nhiên cuộc sống là nhường nhịn và lựa nhau nhưng cứ 1 bên lựa mãi, bên kia thì do vẫn chưa lớn nên cứ tưởng thế là hay.
Như con bạn em, chồng nó chỉ thích ở nhà, nó đi làm bước chân về nhà là thấy chồng nó đang mở nhạc "mẹ ơi xuân này con ko về" mới mấy bản nhạc vàng trước 75, về nhà đã mệt, nhìn ông chồng nhàu nhĩ, đầu bù tóc rối, nhạc thì mở não nề lại càng mệt hơn.
Trong khi bản thân nó cũng yêu âm nhạc, các bài hát VN nó biết và thuộc gần hết, cảm thụ được, nhưng gout khác hẳn. Nó bảo chưa bao giờ hai vợ chồng nghe chung được một bài hát hay xem chung một chương trình, một bộ phim. Chồng nó mở phim là các thể loại bắn nhau ầm ầm đầu rơi máu chảy, nghìn lần như một, đến phát chán. trong khi nó ko hề có nhu cầu xem những thứu như thế. Rồi những thứ kahcs nữa, đơn giản nó chỉ là thế thôi dần dần nó sẽ gây ức chế.
Cái sự ko trưởng thành hay lệch pha nó ở quan điểm về cuộc sống, chi tiêu, gia đình, những câu hỏi như "tại sao phải đi du lịch, cần gì phải đi chơi, ở nhà cũng được". Tại sao phải ăn hàng, tại sao ko ăn ở nhà, dù chỉ là năm ăn 1 lần dịp gì đó, chứ k phải tuần nào cũng đi. Tại sao lại phải thế này, tại sao lại thế kia.
Hay đơn giản hơn, 1 người về nhà, kể các chuyện mình gặp ở cơ quan, ở ngoài xã hội, người kia ko thẩm thấu được, ko thể hiểu được, nên ko quan tâm hoặc toàn nói những câu ngang phè.
Cuộc sống là sự chia sẻ hàng ngày, nên ít ai có thể cứ sống với 1 người mà ta ko thể kể chuyện, nói chuyện, tâm sự, chỉ muốn lờ đi hay bỏ qua, chỉ với ý nghĩ nhỡ ngày nào ta hoạn nạn (mà ko biết có xảy ra trong tương lai 20 năm nữa hay ko) thì có người ở cạnh và ko bỏ ta.
Còn đến khi "ta" hoạn nạn thì nhiều khi với cái suy nghĩ đó, ngừoi kia cũng ko xử lý được đâu cụ ạ, hoặc xử lý theo cách "ta" ko mong muốn. Nấu cơm rửa bát giúp thì may ra làm được, chứ giúp "ta" xử lý những chuyện nặng nề trong lòng, hay các "tai nạn" ngoài cuộc sống.
Chỉnh sửa cuối: