Em nhớ ngoại trưởng Mỹ Kissinger từng có lần nói:” Biết ơn không phải là tính cách của người Việt Nam”, không rõ dựa trên cơ sở gì để ông ta nói ra một câu có nội dung hơi vơ đũa cả nắm như vậy , phải chăng qua việc TT Thiệu lên truyền hình chửi Mỹ lu bù trước khi từ chức? Các nghiên cứu đánh giá sau này cho thấy kinh tế miền Nam VN phụ thuộc khá nhiều vào viện trợ từ Mỹ hoặc sống bám vào các dự án từ việc đổ tiền của Mỹ, nên khi Mỹ rút quân và rút các khoản viện trợ thì quân đội, chính quyền và kinh tế miền Nam VN suy sụp ngay do không tự mình đứng được. Nhưng Mỹ sai trái gì khi họ quyết định không tiếp tục đổ cả núi tiền vào chiến tranh VN nữa để chửi?
Năm lớp 11, cả lớp em được thầy dạy môn Hóa học khai sáng bằng bài học” Người VN hay vô ơn”, thầy khuyên là đừng bao giờ cho người VN vay tiền hay cho tiền người ta, vì khi bạn đòi tiền lại, hoặc đơn giản là thôi không cho tiền họ nữa, họ sẽ chửi bạn… Tóm lại là chửi ra mặt hay chửi thầm gì đó không rõ nhưng đó chính xác là từ sử dụng của thầy, chắc thầy cũng lắm bài học xương máu?
Em không rõ những người Việt ở Mỹ phải làm lụng thế nào và nghĩ gì để gửi tiền thường xuyên về cho người thân ở VN, nhưng em biết một sô bạn mình thuộc dạng ăn không dám ăn, xài không dám xài để gửi tiền về quê cho gia đình. Họ biết rằng mỗi tháng tiền gửi về ít hơn hay không gửi nữa, sẽ có một sức ép rất lớn lên họ. Nhưng có lần theo bạn về quê chơi mấy ngày, em nhận ra gia đình anh bạn quá làm biếng, nhà cũng có chút vườn chút ruộng, mà 2 đứa em lưng dài vai rộng phần lớn thời gian nằm nhà coi TV, trong khi vườn lèo tèo vài cái cây và chỉ thả dăm ba con gà. Em cảm thấy tội nghiệp cho anh bạn, còng lưng nuôi tính dựa dẫm ngày một lớn cho gia đình.
Chuyện của em: Trước đây một người bạn hỏi mượn tiền, số tiền cũng nhỏ, chỉ cỡ 1 tháng lương nên em đưa ngay chả phải suy nghĩ hay băn khoăn gì, sau này mới biết anh vay tiền mở một xưởng sản xuất nhỏ.
Mấy năm sau, em mới nhớ ra , nên gọi điện nhắc, nói cũng đang cần làm một số thứ ( chứ chẳng lẽ chỉ nhắc khơi khơi), bạn xem gửi lại sớm nhé, thế là OK, ừ à rất vui vẻ.. và sau 3 tháng cũng chẳng thấy tăm hơi gì cả. Bèn gọi lại lần nữa, cho số tài khoản, nói thôi không cần mất công mang đến, gửi qua t/k cũng được, thu xếp sớm giúp…lại OK, ừ, à nhưng giọng nói tỏ ra kém vui, thậm chí có phần khó chịu, và dĩ nhiên mấy năm rồi trôi qua cũng không thấy tăm hơi. Thôi, xem như cho luôn. Nhưng nghĩ cũng lạ, lẽ ra mình phải khó chịu mới đúng, đằng này anh ta khó chịu như mình là kẻ quấy rối, xin xỏ gì sao?
Có một cái tên giễu về người Lào là Vay vay hẳn xin xin hẳn, bạn em hỏi mượn chứ đâu có hỏi xin, và kể cả nếu anh ta nghĩ hỏi mượn tức là xin, ít nhất cũng có câu giải thích cho thỏa đáng, chứ không phải lờ đi cho xong kiểu như vậy. Mà xưởng anh ta vẫn còn , tức là cũng chưa đến nỗi phá sản hay khó khăn quá… Nhiều người VN hay nhập nhằng vậy, miệng hỏi mượn nhưng bụng có ý là xin, là xù.
Chuyện kể trên đây không phải trường hợp to tát, thực ra em còn gặp mấy trường hợp nữa, mà cách hành xử sau này còn “kinh dị” hơn nữa, mất cả bạn bè, chán đến mức không muốn nhớ và ghi. Như cách em hay nói đùa, chắc em phải “coi lại cách ăn ở”
, vì chắc rằng nhiều bác cũng từng cho mượn mà không phải nhận kết quả như vậy?
Tóm lại em hiểu vì sao thầy Nghệ ( tên thầy dạy Hóa) phải kể câu chuyện đó với học trò, vâng, nhờ thầy em biết bài học đó từ sớm, nhưng bạn bè khi cần giúp, mình khó mà từ chối. Chuyện gì không vui thì nên quên và đã quên, nhưng cũng có khi chả hiểu sao tự nhiên nhớ lại, như vào tối hôm qua.
Bài học rút ra:
1/ Nếu sợ những hệ quả từ việc vay - trả, thì tốt nhất học cách từ chối..
2/ Nếu đã cho mượn, phải làm giấy tờ rõ ràng, có thời hạn trả.
3/ Nếu cho mượn không cần giấy tờ, cứ xác định là cho. Không được đòi, họ trả thì tốt, không thì thôi. Chỉ cần mình nhắc nợ, mình trở thành kẻ xấu ngay
Thư giãn chút
Năm lớp 11, cả lớp em được thầy dạy môn Hóa học khai sáng bằng bài học” Người VN hay vô ơn”, thầy khuyên là đừng bao giờ cho người VN vay tiền hay cho tiền người ta, vì khi bạn đòi tiền lại, hoặc đơn giản là thôi không cho tiền họ nữa, họ sẽ chửi bạn… Tóm lại là chửi ra mặt hay chửi thầm gì đó không rõ nhưng đó chính xác là từ sử dụng của thầy, chắc thầy cũng lắm bài học xương máu?
Em không rõ những người Việt ở Mỹ phải làm lụng thế nào và nghĩ gì để gửi tiền thường xuyên về cho người thân ở VN, nhưng em biết một sô bạn mình thuộc dạng ăn không dám ăn, xài không dám xài để gửi tiền về quê cho gia đình. Họ biết rằng mỗi tháng tiền gửi về ít hơn hay không gửi nữa, sẽ có một sức ép rất lớn lên họ. Nhưng có lần theo bạn về quê chơi mấy ngày, em nhận ra gia đình anh bạn quá làm biếng, nhà cũng có chút vườn chút ruộng, mà 2 đứa em lưng dài vai rộng phần lớn thời gian nằm nhà coi TV, trong khi vườn lèo tèo vài cái cây và chỉ thả dăm ba con gà. Em cảm thấy tội nghiệp cho anh bạn, còng lưng nuôi tính dựa dẫm ngày một lớn cho gia đình.
Chuyện của em: Trước đây một người bạn hỏi mượn tiền, số tiền cũng nhỏ, chỉ cỡ 1 tháng lương nên em đưa ngay chả phải suy nghĩ hay băn khoăn gì, sau này mới biết anh vay tiền mở một xưởng sản xuất nhỏ.
Mấy năm sau, em mới nhớ ra , nên gọi điện nhắc, nói cũng đang cần làm một số thứ ( chứ chẳng lẽ chỉ nhắc khơi khơi), bạn xem gửi lại sớm nhé, thế là OK, ừ à rất vui vẻ.. và sau 3 tháng cũng chẳng thấy tăm hơi gì cả. Bèn gọi lại lần nữa, cho số tài khoản, nói thôi không cần mất công mang đến, gửi qua t/k cũng được, thu xếp sớm giúp…lại OK, ừ, à nhưng giọng nói tỏ ra kém vui, thậm chí có phần khó chịu, và dĩ nhiên mấy năm rồi trôi qua cũng không thấy tăm hơi. Thôi, xem như cho luôn. Nhưng nghĩ cũng lạ, lẽ ra mình phải khó chịu mới đúng, đằng này anh ta khó chịu như mình là kẻ quấy rối, xin xỏ gì sao?
Có một cái tên giễu về người Lào là Vay vay hẳn xin xin hẳn, bạn em hỏi mượn chứ đâu có hỏi xin, và kể cả nếu anh ta nghĩ hỏi mượn tức là xin, ít nhất cũng có câu giải thích cho thỏa đáng, chứ không phải lờ đi cho xong kiểu như vậy. Mà xưởng anh ta vẫn còn , tức là cũng chưa đến nỗi phá sản hay khó khăn quá… Nhiều người VN hay nhập nhằng vậy, miệng hỏi mượn nhưng bụng có ý là xin, là xù.
Chuyện kể trên đây không phải trường hợp to tát, thực ra em còn gặp mấy trường hợp nữa, mà cách hành xử sau này còn “kinh dị” hơn nữa, mất cả bạn bè, chán đến mức không muốn nhớ và ghi. Như cách em hay nói đùa, chắc em phải “coi lại cách ăn ở”
Tóm lại em hiểu vì sao thầy Nghệ ( tên thầy dạy Hóa) phải kể câu chuyện đó với học trò, vâng, nhờ thầy em biết bài học đó từ sớm, nhưng bạn bè khi cần giúp, mình khó mà từ chối. Chuyện gì không vui thì nên quên và đã quên, nhưng cũng có khi chả hiểu sao tự nhiên nhớ lại, như vào tối hôm qua.
Bài học rút ra:
1/ Nếu sợ những hệ quả từ việc vay - trả, thì tốt nhất học cách từ chối..
2/ Nếu đã cho mượn, phải làm giấy tờ rõ ràng, có thời hạn trả.
3/ Nếu cho mượn không cần giấy tờ, cứ xác định là cho. Không được đòi, họ trả thì tốt, không thì thôi. Chỉ cần mình nhắc nợ, mình trở thành kẻ xấu ngay
Thư giãn chút
Chỉnh sửa cuối: