11/1961 – Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Tuyên bố chung Hội nghị 81 Đảng Cộng-sản và Công nhân quốc tế họp ở Moscow
Ông Lê Duẩn ngồi bên trái hình
Chuyện xưa rồi, có thể nhiều cụ chưa biết, em xin kể
Trung Quốc và Liên Xô mâu thuẫn, tranh giành nhau việc ai sẽ nắm phong trào cộng-sản thế giới
Liên Xô tất nhiên là theo truyền thống và là nước có tài chính mạnh, cung cấp tiền cho những Đảng cộng-sản chưa nắm quyền hoặc hoạt động bí mật, nên có nhiều đệ tử
Trung Quốc là nước mới nổi, tuy nghèo, nhưng biết vung tiền thu phục những Đảng cộng-sản ở châu Á, châu Phi bằng học thuyết "Gió Đông thổi bạt gió Tây" "Đế quốc Mỹ là con hổ giấy:. Học thuyết này trái ngược với quan điểm của Liên Xô do Khrushchev chủ trương "Cùng tồn tại và chung sống hoà binh giữa Chủ nghĩa Tư bản và XHCN"
Thế là từ đó cả Liên Xô và Trung Quốc công kích nhau, đúng ra là mạt sát nhau công khai, cả hai đều muốn giành "fans" về mình
Albania đứng về Trung Quốc. Romania ủng hộ quan điểm Trung Quốc, không cho quân đội khối Warsawa đóng quan trên lãnh thổ mình, không đồng ý tham gia HỘI ĐỒNG TƯƠNG TRỢ KINH TẾ do Liên Xô chỉ huy, chơi với tư bản đặc biệt là Pháp
Từ nội bộ nhiều Đảng cộng-sản cũng bị phân hoá về quan điểm và tách ra thành hai. Đảng nào theo Trung Quốc thì gắn phía sau chữ (ML) nghĩa là Marxits-Leninist. Đảng nào theo Liên Xô thì giữ nguyên
Thí dụ có hai Đảng cộng-sản Ấn Độ CPI và CPI (ML)
Ở Việt Nam thì sao?
Theo thoả thuận, Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam phải tiếp âm buổi phát thanh bằng tiếng việt của Đài Bắc Kinh từ 20 giờ đến 20 giờ 30. Sau đó tiếp âm đài phát thanh Moscow từ 20 giờ 30 đến 21 giờ.
Hồi đó "loa phường" rất phát triển. Chính xác đó là hệ thống loa phát thanh của thành phố, thị xã vì dân ta không có đủ radio, thành ra mỗi ngày một giờ liền, nhân dân ta phải nghe hai bên Trung Xô thoá mạ nhau. Dân Việt Nam hoang mang không biết ai sai, ai đúng. Đến 1962, chính phủ ta đề nghị không tiếp âm hai đài này nữa
Từ đó phong trào cộng-sản thế giới gần như tan rã, không có sự thống nhất nữa như dưới thời Stalin
Tuy nhiên các đảng theo Liên Xô vẫn nhận tài trợ bí mật từ Liên Xô, các đảng theo Trung Quốc có đuôi (ML) thì nhận tiền của Trung Quốc.
Thời đó Việt Nam ngả theo Trung Quốc vì Trung Quốc ủng hộ đánh Mỹ "con hổ giấy". Trong khi đó Khrushchev không chủ trương bạo-lực vì ảnh hưởng đến "Chung sống hoà binh".
Việt Nam không thích quan điểm Khrushchev và Khrushchev cũng không cung cấp vũ khí tấn công cho Việt Nam, tuy Khrushchev rất quý Hồ Chủ tịch
Sau khi Khrushchev bị hạ bệ hôm 16/10/1964, Brezhnev lên thay, thì quan điểm Liên Xô mới thay đổi và Liên Xô ồ ạt cung cấp cho Việt Nam pháo phòng không 57, 100 mm, xe tăng, máy bay MiG và máy bay ném bom Il-28, hai Trung đoàn tên lửa SA-75 mà ta gọi là SAM-2, pháo 122 mm, pháo 130 mm, và đặc biệt là AK-47. (Trung Quốc và Hungary cũng cung cấp AK-47), riêng ô tô tải hàng nghìn chiếc mỗi năm để thay thế những xe bị phá huỷ ở Đường Hồ Chí Minh