- Biển số
- OF-806075
- Ngày cấp bằng
- 1/3/22
- Số km
- 230
- Động cơ
- 8,086 Mã lực
Để yên tâm thì cứ 3 bên đến PCC mà thanh toán 1 lần!
Chủ tự rút sổ, sau đó bán vẫn có thể dính vào trường hợp như cụ nói. Em lấy ví dụ cụ thể: trường hợp chủ nợ bank, không trả gốc lãi. Bank kiện chủ ra tòa, khi tòa xử xong và chuyển qua cơ quan thi hành án, bên đó sẽ làm cái đơn ngăn chặn giao dịch. Sau đó chủ tìm được bên mua, cùng nhau thỏa thuận với bank, làm thủ tục tất toán, kí hợp đồng mua bán công chứng, xong đi xóa chấp thì vướng cái ngăn chặn kia. Trường hợp này thì dễ xử lý.Đẹp nhất là chủ nhà tự rút sổ ra rồi bán
Còn yc bên mua ứng trước thì cũng hơi phiền toái rủi ro cho bên mua. Thực tế e cũng thấy 1 số ca vướng mắc (tuy ít) khi bên mua ứng trước trả bank đang làm xóa chấp thì có bên thứ 3 ấn cho cái đơn ngăn chặn...
Gần đây nhất là vụ này ạ
Trường hợp sau khi rút bank có đơn bên thứ 3 là nguy cơ của tất cả các giao dịch chứ ko riêng hs bank rồi.Chủ tự rút sổ, sau đó bán vẫn có thể dính vào trường hợp như cụ nói. Em lấy ví dụ cụ thể: trường hợp chủ nợ bank, không trả gốc lãi. Bank kiện chủ ra tòa, khi tòa xử xong và chuyển qua cơ quan thi hành án, bên đó sẽ làm cái đơn ngăn chặn giao dịch. Sau đó chủ tìm được bên mua, cùng nhau thỏa thuận với bank, làm thủ tục tất toán, kí hợp đồng mua bán công chứng, xong đi xóa chấp thì vướng cái ngăn chặn kia. Trường hợp này thì dễ xử lý.
Còn có trường hợp bên thứ 3 khác bank gửi đơn ngăn chặn nữa vì nó liên quan đến 1 vụ khác thì sẽ rắc rối hơn.
Vấn đề mua BĐS kiểu này thường sẽ mua đc giá rẻ hơn thị trường, mọi việc đều có giá của nó. Khách mua nên tìm người có kinh nghiệm để tư vấn và tìm hiểu BĐS trước khi xuống tiền
Đúng rồi cụ. Nên việc mua BĐS đang trong bank cũng không nên quá sợ nếu như hiểu được vấn đề. Bù lại bên mua có thể đàm phán được giá mua rẻ hơn.Trường hợp sau khi rút bank có đơn bên thứ 3 là nguy cơ của tất cả các giao dịch chứ ko riêng hs bank rồi.
Ngồi 3 bên với bank, ký BB đàng hoàng thì thậm chí còn yên tâm hơn ở khoản ko bị lừa đảo và nắm thông tin người bán rõ hơn ah.Đúng rồi cụ. Nên việc mua BĐS đang trong bank cũng không nên quá sợ nếu như hiểu được vấn đề. Bù lại bên mua có thể đàm phán được giá mua rẻ hơn.
Cụ hiểu đơn giản thế này. Chủ đứng tên trong sổ đỏ ( em gọi thế cho ngắn gọn), mới đủ tư cách pháp nhân kí hợp đồng thế chấp với bank. Thế giờ người chủ đó đang thế chấp sổ đỏ, lại đi bán cho người mua, người mua này có tư cách gì để kí vào hợp đồng thế chấp nối tiếp luôn?Tôi là người mua, trong trường hợp tôi muốn vay tiếp đúng Ngân hàng (mà người bán đang vay) thì thủ tục có đơn giản hơn không ạ vì tôi nghĩ chỉ cần thay tên người vay cũ bằng người vay mới (không phải thẩm định lại nữa).
Cụ nào am hiểu bank tư vấn giúp ạ.
Bên bán có khả năng tự giải chấp thì còn nói làm gì, vấn đề là trước khi giải chấp bên mua phải ck đủ tiền nợ của bên bán vào NH ấy cụEm cũng mới mua 1 căn có thế chấp ngân hàng. Em thỏa thuận với bên bán để bên bán tự đi giải chấp rút sổ ra. Xong mới qua bên văn phòng công chứng kí hợp đồng bàn giao, hợp đồng mua bán, lấy dấu vân tay 2 bên. Xong chuyển tiền hết cho bên bán, em bên mua được cầm sổ hồng. Xong em nhờ bên công chứng làm dịch vụ sang tên sổ hồng luôn cho gọn. Thủ tục thế thôi ạ