Về ẩm thực em mạo muội có chút bình về món cá hồi.
Chả là em ở Nauy cũng lâu lâu, dc ăn và hiểu đôi chút về loài này.
Đối với cá hồi, loại cá các cụ biết có 1 năng lượng ghê gớm, để sinh ra đầu nguồn nứoc, bơi từ lạch nươc nhỏ ra biển, trửong thành thì vượt bao ghềnh thác bơi ngược lại đầu nguồn cách xa cả nghìn dặm để làm mỗi 1 viêc là giao phối rồi.........chết, lấy chất hữu cơ của cơ thể mình tan rã nuôi loài khác và chính cá con nở ra sau này.
Năng lượng khủng khiếp đó chỉ biết đến ở cá hồi, nên thịt cá rất giàu vitamin và bổ dưỡng.
Cá ở vùng nó sinh ra to và nhiều mỡ (năng lượng tích trữ)
Các thớ thịt to và nằm giưa là dãi mỡ nhỏ.
Miếng cá cho vào miệng ròn và khô, ngậy và thơm.
Người Bắc âu còn có tục chôn cá xuống đất, thường ngay bờ biển khoảng tháng giời rồi lôi lên ăn, cá đó mình gọi là cá ươn (Khí hậu Bắc âu rất lạnh). Thời nay người ta chế biên công nghiệp, không chôn cá nữa mà có cách ướp cá lâu ngày đảm vảo vệ sinh.
Cá hồi ngon nhất phải bắt ở biển, khi cá trưởng thành nhất và còn béo, nguyên năng lượng còn giữ trong người, chuẩn bị cho chuyến vượt biển, sông về lạch đầu nguồn. Ngày nay, kể cả các nứoc Bắc Âu, chủ yếu ăn cá Hồi nuôi ở trại. Chỉ những nhà hàng đặc biệt mới có cá Hồi biển, và đương nhiên cực kỳ đắt.
Còn cá hồi Việt nam.?
Được đưa vào đã mấy muơi năm, là nguồn kinh tế mới cho người dân vùng cao, nơi có nguồn nước lạnh trên núi chảy xuống.
Cá Hồi vn, em cứ tạm gọi vậy, cá nhỏ, cỡ 2,3 kg, hình dáng khác và đặc biệt thịt cả không ròn mà dai, hầu như không có mỡ. Khi ăn gỏi không giống vớ cá hồi bắc âu.
Người mình ăn cá hôi vn quen nên khi ăn cá chuẩn từ Nauy thì chê là nhẽo và mỡ....
Tùy khẩu vị, nhưng nếu ăn gỏi cá nhất thiết phải có mỡ cá, phần phi lê lớn nhất trên lưng cá, cá tưoi khi thái ra phải dày cỡ 5,6mm và khi bày ra phải đứng dựng được lên , chứ không bị nhẽo và đổ xuống (do rã đông).
Bình chơi vậy thôi chứ, cá hồi vn cũng có vị riêng. Em mời các cụ Cá Hồi đèo Khau Phạ