Lần mò mãi, cuối cùng em cũng đến cầu Thiên Sinh, chính là cái cầu dài khoảng hơn 2m bên góc trái bức ảnh đấy ợ, bên này là cột mốc Việt Nam, bên kia là cột mốc của TQ
Các cột mốc thường các cụ sẽ thấy tên đất nước, số thứ tự cột mốc (ở đây là 87, em cũng chẳng hiểu oánh số thứ tự kiểu gì), dưới số thứ tự là số (2) hiển thị là có 2 cột mốc, 1 bên nước bạn và 1 bên nước ta , phần ở giữa thường là đường biên giới tự nhiên (như 1 con sông hay 1 thung lũng, ...), có cột mốc không có phần này thì chắc là không có vùng đệm đó, dưới cùng chắc là năm cắm mốc. Em đoán mò thế, cụ nào có thêm thông tin thì bổ sung hộ em phát nhá
Em giới thiệu thêm 1 chút về cầu Thiên Sinh ợ (nguồn cóp nhặt trên mạng):
Cầu Thiên Sinh nằm ở cuối thôn Lao Chải, cách trung tâm xã Ý Tý gần chục km. Theo tiếng dân tộc Hà Nhì, cầu có tên là Thiên Sân Shù, dịch nghĩa là “trời sinh”. Sở dĩ gọi vậy là vì đây là cây cầu rất đặc biệt. Cầu chỉ ngắn chừng 2m, trước đây là một tảng đá tự nhiên bắc qua khe sâu hun hút dưới là dòng suối Lũng Pô gầm gào tung bọt trắng xóa. Từ hàng trăm, hàng ngàn năm trước, qua sự vận động kiến tạo địa chất, khối đá khổng lồ đã bị nứt ra tạo thành khe đá này.
Đây cũng là biên giới giữa hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Theo thời gian, hòn đá bắc qua khe sâu cứ mòn lõm dần đi, người dân qua đây phải bắc những thanh gỗ làm cầu rồi xây cầu bê tông như bây giờ. Đứng trên cầu nhìn xuống, người thần kinh vững mấy cũng có cảm giác chóng mặt, bởi dưới vực đá sâu là dòng suối Lũng Pô ngày đêm gầm vang tiếng sóng nước xô vào ghềnh đá. Từ dưới nhìn lên thấy vách đá dựng đứng gần trăm mét, giữa khe sâu dòng nước như con ngựa bất kham hí vang, tung vó, “bờm sóng” đổ xuống ào ạt. Những tảng đá lớn, nhỏ được dòng nước mài giũa nhẵn bóng đủ các hình thù tầng tầng, lớp lớp. Có lẽ chính vì sự hùng vỹ này mà dòng suối có tên gọi Lũng Pô, tức là Rồng bố, rồng thiêng trên thượng nguồn “cửa thác” Bát Xát.
Trước khi đến đây em cũng có đọc lời giới thiệu này, nhưng cũng không tin lắm, nhìn ảnh thì chả thấy có gì là nguy hiểm, nhưng thực sự khi đứng trên cây cầu này, nghe tiếng gầm gào của dòng thác bên dưới, nhìn xuống khe sâu thăm thẳm bên dưới thì đúng là "thần kinh vững đến mấy cũng phải chóng mặt", vì bản thân cái cầu này nó cũng chẳng có cái lan can tử tế.
2 vợ chồng em cũng phải bảo nhau để ý không cho bọn trẻ con lại gần, quả thật trẻ con ở chỗ này là quá nguy hiểm
Nhà em mò vào đây cũng chả trình báo gì các cụ biên phòng, mà hình như có dừng ở đồn biên phòng nhưng không thấy ai, em mò sang bên TQ chơi tí vì cũng không thấy có cụ TQ nào
Ảnh chộp từ phía TQ sang
Bên TQ họ đầu tư hạ tầng khá tốt, đúng là nhà giàu có khác, qua đoạn Lũng Pô đã ghen tị rồi, giờ đến đây lại có tí ghen tị nữa
Đường vào cột mốc phía TQ
Họ đầu tư cả đường đi xuống phía dưới để cho khách tham quan, có cả chòi vọng cảnh, nói chung khá quy củ, nhà em đi đúng hôm vắng teo chả có ma nào, lúc đầu cũng ngại không dám sang nhưng sau gặp mấy cụ người dân tộc đi bộ sang nói chuyện thì họ bảo sang đó làm thuê, rồi bảo bọn em cứ sang đi không sao đâu, thế là em cũng oánh liều đi sang tham quan
Xuống đây mới thấy hết sự hùng vĩ của dòng sông Lũng Pô và cái thác nước các cụ ạ, lên ảnh thì cũng không rõ lắm, nhưng em nhìn thực tế thì thấy phê lắm, chỗ kia mà trải chiếu vừa ngồi uốn rượu vừa ngắm cảnh và chém gió thì thôi rồi
Đoạn này em để ảnh to các cụ ngắm cho phê nhá
Quả này em vươn mãi ra mà không chộp được dòng nước, vươn thêm tí nữa là cả người cả máy xuống bơi luôn