Lại một đợt phân phong GS, PGS nữa. Mỗi năm cứ đến đợt này là lại vui như tết.
Tại sao ở ta người ta vẫn còn ham hố mấy cái phong phân ấy? Nguyên nhân thì nhiều vô kể. Nhưng trong phạm vi bài viết này tôi chỉ nói đến khía cạnh háo danh.
Tôi xin kể lại 1 trường hợp háo danh kinh điển đã từng thuộc loại PGS trẻ nhất Vn như sau:
Có 1 ông hiệu trưởng 1 trường tư mới nọ. Cách đây vài năm ổng là PGS, tạm đặt là PGS. H, nghe ổng kể đã từng là PGS trẻ nhất Vn năm nào đó. Nhưng sau đó vài năm, bạn của ông H này là ông H' được phong GS trẻ nhất Vn. Ông H cay cú lắm, sau đó vài năm ổng cũng đăng ký xét phong GS nhưng bị đánh trượt. Thế là ổng nghĩ ra 1 trò thế này. Ổng nhờ bạn bè ở trường nào đó ở nước ngoài, ký cho ông ấy làm cái Adjunct Professor. Và kể từ đó trong tất cả giấy tờ ký tá ổng đều ghi là GS. X.X.H. Cũng Hawaii như ai. Hài hước nữa là đợt xét phong GS năm sau đó, ổng lại nộp hồ sơ. Trong danh sách thì ổng là PGS, nhưng chỗ chữ ký bên dưới danh sách ổng quên mất thân phận của mình nên lại ký là GS. Hài hước, tầm thường, và háo danh làm sao. Tôi có check qua cái danh sách công bố của ổng. Đa số cũng chỉ là báo bổ củi làng nhàng, rồi báo trong nước, hội nghị vớ vẩn. Và một cơ số bài xin xỏ bạn bè em út đứng ké tên nữa. Ấy thế mà ông ấy lại là tấm gương sáng cho rất nhiều lều khoa học trẻ đấy. Không khéo lại cũng là tấm gương đạo đức khoa học của nhiều cụ trên đây. Chả biết rồi họ sẽ đi về đâu???
Thế cho nên, chuyện ứng viên GS nọ công bố có 27 bài trong 6 tháng thì cũng là chuyện thường ở huyện thôi, có gì mà phải ỏm củ tỏi lên
Tôi cũng là dân trong ngành, cũng viết và công bố ISI, và từ lâu rồi tôi thấy mấy cái học hàm, học vị nó tầm thường làm sao.
Tôi cũng nói luôn là trường hợp háo danh tương tự không phải là số ít, nhưng tất nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ.