Trời mưa bão, hết chuyện "chém", em lại hoài cổ xin kể lại một câu chuyện về tình bạn của hai người con xứ Nghệ, những người nay đã thanh thản trở về Thiên cổ sau khi đã làm trọn phận NGƯỜI với Nhân thế.
Điều đặc biệt họ là những người trong giòng tộc gần gũi với em.
1. Đoàn Văn Cừu, một người con của xứ Đức Nhuận, ông đỗ Tú tài Tây đầu những năm 1940. Cha ông là ông Hàn Nguyên, chú ruột là ông Bang Hoành, là những người có học vị, chức sắc nổi tiếng trong giai đoạn lịch sử Phong kiến thăng trầm của Thanh Chương và xứ Nghệ đầu thế kỷ 20.
Năm 1945, ông Bang Hoành bị cách mạng xử bắn, dòng họ Đoàn bị li tán , lưu lạc đi khắp nơi. Ông Đoàn Văn Cừu cũng rời quê di cư vào Miền Nam. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng trong Bộ Thông tin của chính quyền Ngô Đình Diệm và chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà. Ông cùng gia đình rời VN trước khi Quân GP vào tiếp quản Sài Gòn sang Pháp một thời gian rồi qua Mỹ định cư tại Tp New York.
Về già, ông mang nặng nỗi niềm trắc ẩn, khắc khoải nhớ quê...
Mùa Đông 1994, khi đã ở tuổi xế chiều, từ Newyork ông gửi cho một người bạn cùng quê, sinh sống tại Hà Nội, một bài thơ với tựa " THƠ NGƯỜI XA XỨ". Em có duyên được "sở hữu" bản gốc lá thư này. Điều thú vị là hai ông hồi nhỏ cùng học chữ Nho và chơi với nhau. Hai người đều đỗ đạt, một là Tú Tài "Tây", một là Cử nhân "Ta".
Em xin giới thiệu bài thơ của ông Đoàn Văn Cừu, để cccm thưởng thức và hiểu thêm một góc về con người ông.
THƠ NGƯỜI XA XỨ
Bạch Cư Dị bên trời lận đận
Khúc Hạo ca gửi bạn tri âm
Tỳ bà thánh thót bến Tầm
Chuyện người mà cũng là tâm sự mình
Thân ta tuy nay Tần mai Sở
Nhưng lòng ta vẫn ở quê hương
Tình nhà nợ nước vấn vương
Ái ân cô quạnh đau thương mấy kỳ
Ta chỉ muốn làm người cởi mở
Lấy nghĩa nhân ăn ở với đời
Gặp nhau nở một nụ cười
Nhường nhau chín bỏ làm mười mới hay
Ta không muốn cuốn mình trong kén
Dệt tơ bằng thành kiến, tín điều
Thung dung, tự tại, phiêu diêu
Trăng khuya êm ái, gió chiều thiết tha
Vòm trời xanh bao la bát ngát
Bạn thương ta phiêu bạt lang thang
Đâu đây nhạc điệu dịu dàng
“Mây Tầm dương, nước Lam giang hữu tình”.
Newyork Đông 1994.
•Bến Tầm Dương là nơi Bạch Cư Dị gặp người kỹ nữ chơi đàn tỳ bà trên thuyền, cảm tác cho ông viết “Tỳ bà hành”. Hay còn gọi là Khúc hạo ca.
Điều đặc biệt họ là những người trong giòng tộc gần gũi với em.
1. Đoàn Văn Cừu, một người con của xứ Đức Nhuận, ông đỗ Tú tài Tây đầu những năm 1940. Cha ông là ông Hàn Nguyên, chú ruột là ông Bang Hoành, là những người có học vị, chức sắc nổi tiếng trong giai đoạn lịch sử Phong kiến thăng trầm của Thanh Chương và xứ Nghệ đầu thế kỷ 20.
Năm 1945, ông Bang Hoành bị cách mạng xử bắn, dòng họ Đoàn bị li tán , lưu lạc đi khắp nơi. Ông Đoàn Văn Cừu cũng rời quê di cư vào Miền Nam. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng trong Bộ Thông tin của chính quyền Ngô Đình Diệm và chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà. Ông cùng gia đình rời VN trước khi Quân GP vào tiếp quản Sài Gòn sang Pháp một thời gian rồi qua Mỹ định cư tại Tp New York.
Về già, ông mang nặng nỗi niềm trắc ẩn, khắc khoải nhớ quê...
Mùa Đông 1994, khi đã ở tuổi xế chiều, từ Newyork ông gửi cho một người bạn cùng quê, sinh sống tại Hà Nội, một bài thơ với tựa " THƠ NGƯỜI XA XỨ". Em có duyên được "sở hữu" bản gốc lá thư này. Điều thú vị là hai ông hồi nhỏ cùng học chữ Nho và chơi với nhau. Hai người đều đỗ đạt, một là Tú Tài "Tây", một là Cử nhân "Ta".
Em xin giới thiệu bài thơ của ông Đoàn Văn Cừu, để cccm thưởng thức và hiểu thêm một góc về con người ông.
THƠ NGƯỜI XA XỨ
Bạch Cư Dị bên trời lận đận
Khúc Hạo ca gửi bạn tri âm
Tỳ bà thánh thót bến Tầm
Chuyện người mà cũng là tâm sự mình
Thân ta tuy nay Tần mai Sở
Nhưng lòng ta vẫn ở quê hương
Tình nhà nợ nước vấn vương
Ái ân cô quạnh đau thương mấy kỳ
Ta chỉ muốn làm người cởi mở
Lấy nghĩa nhân ăn ở với đời
Gặp nhau nở một nụ cười
Nhường nhau chín bỏ làm mười mới hay
Ta không muốn cuốn mình trong kén
Dệt tơ bằng thành kiến, tín điều
Thung dung, tự tại, phiêu diêu
Trăng khuya êm ái, gió chiều thiết tha
Vòm trời xanh bao la bát ngát
Bạn thương ta phiêu bạt lang thang
Đâu đây nhạc điệu dịu dàng
“Mây Tầm dương, nước Lam giang hữu tình”.
Newyork Đông 1994.
•Bến Tầm Dương là nơi Bạch Cư Dị gặp người kỹ nữ chơi đàn tỳ bà trên thuyền, cảm tác cho ông viết “Tỳ bà hành”. Hay còn gọi là Khúc hạo ca.