- Biển số
- OF-190420
- Ngày cấp bằng
- 18/4/13
- Số km
- 20,256
- Động cơ
- 476,350 Mã lực
Mừng thớt mới của cụ.
@: Hai bài thơ của 2 Bác hay quá.
@: Hai bài thơ của 2 Bác hay quá.
Mưa thế này thấy buồn buồn. Cà phê thì không có bạn, nhậu nhẹt thì sợ bệnh! Haizzz!Mừng thớt mới của cụ.
@: Hai bài thơ của 2 Bác hay quá.
Chả biết ông này là ông nào?Trời mưa bão, hết chuyện "chém", em lại hoài cổ xin kể lại một câu chuyện về tình bạn của hai người con xứ Nghệ, những người nay đã thanh thản trở về Thiên cổ sau khi đã làm trọn phận NGƯỜI với Nhân thế.
Điều đặc biệt họ là những người trong giòng tộc gần gũi với em.
1. Đoàn Văn Cừu, một người con của xứ Đức Nhuận, ông đỗ Tú tài Tây đầu những năm 1940. Cha ông là ông Hàn Nguyên, chú ruột là ông Bang Hoành, là những người có học vị, chức sắc nổi tiếng trong giai đoạn lịch sử Phong kiến thăng trầm của Thanh Chương và xứ Nghệ đầu thế kỷ 20.
Năm 1945, ông Bang Hoành bị cách mạng xử bắn, dòng họ Đoàn bị li tán , lưu lạc đi khắp nơi. Ông Đoàn Văn Cừu cũng rời quê di cư vào Miền Nam. Ông từng giữ những chức vụ quan trọng trong Bộ Thông tin của chính quyền Ngô Đình Diệm và chế độ Đệ Nhị Cộng Hoà. Ông cùng gia đình rời VN trước khi Quân GP vào tiếp quản Sài Gòn sang Pháp một thời gian rồi qua Mỹ định cư tại Tp New York.
Về già, ông mang nặng nỗi niềm trắc ẩn, khắc khoải nhớ quê...
Mùa Đông 1994, khi đã ở tuổi xế chiều, từ Newyork ông gửi cho một người bạn cùng quê, sinh sống tại Hà Nội, một bài thơ với tựa " THƠ NGƯỜI XA XỨ". Em có duyên được "sở hữu" bản gốc lá thư này. Điều thú vị là hai ông hồi nhỏ cùng học chữ Nho và chơi với nhau. Hai người đều đỗ đạt, một là Tú Tài "Tây", một là Cử nhân "Ta".
Em xin giới thiệu bài thơ của ông Đoàn Văn Cừu, để cccm thưởng thức và hiểu thêm một góc về con người ông.
THƠ NGƯỜI XA XỨ
Bạch Cư Dị bên trời lận đận
Khúc Hạo ca gửi bạn tri âm
Tỳ bà thánh thót bến Tầm
Chuyện người mà cũng là tâm sự mình
Thân ta tuy nay Tần mai Sở
Nhưng lòng ta vẫn ở quê hương
Tình nhà nợ nước vấn vương
Ái ân cô quạnh đau thương mấy kỳ
Ta chỉ muốn làm người cởi mở
Lấy nghĩa nhân ăn ở với đời
Gặp nhau nở một nụ cười
Nhường nhau chín bỏ làm mười mới hay
Ta không muốn cuốn mình trong kén
Dệt tơ bằng thành kiến, tín điều
Thung dung, tự tại, phiêu diêu
Trăng khuya êm ái, gió chiều thiết tha
Vòm trời xanh bao la bát ngát
Bạn thương ta phiêu bạt lang thang
Đâu đây nhạc điệu dịu dàng
“Mây Tầm dương, nước Lam giang hữu tình”.
Newyork Đông 1994.
•Bến Tầm Dương là nơi Bạch Cư Dị gặp người kỹ nữ chơi đàn tỳ bà trên thuyền, cảm tác cho ông viết “Tỳ bà hành”. Hay còn gọi là Khúc hạo ca.
Tuần này em bận đến hết thứ 6 mất rồi.Mưa thế này thấy buồn buồn. Cà phê thì không có bạn, nhậu nhẹt thì sợ bệnh! Haizzz!
Có cắp nách Gấu đi theo không?Tuần này em bận đến hết thứ 6 mất rồi.
Cụ tranh thủ mời cô giáo Nhàn cafe đi, nhớ cho em gửi lời hỏi thăm cô giáo
Em ngồi Vp thôi mà, ko đi xa.Có cắp nách Gấu đi theo không?
Em théc méc chút là 1996 phải là năm Bính gì đấy chứ sao nhà thơ lại nói là Ất Hợi hả cccm?Bản gốc bài thơ : Thơ Gửi người xa xứ, của cụ Nguyễn Cơ.
Đầu năm 1996 dương lịch nhưng âm lịch vẫn là năm cũ 1995 cụ ạ! Cảm ơn cụ đã theo dõi câu chuyện và bài thơ!Em théc méc chút là 1996 phải là năm Bính gì đấy chứ sao nhà thơ lại nói là Ất Hợi hả cccm?
Cụ thơ nói là giáp Tết Ất Hợi. Đúng ra là sắp đến Tết Bính Tý nên em nghĩ sẽ phải là giáp Tết BÍnh Tý thì đúng hơn. Hoặc có thể Hải ngoại tính thời gian khác với mình chăng? Nhưng em ko nghĩ vậyĐầu năm 1996 dương lịch nhưng âm lịch vẫn là năm cũ 1995 cụ ạ! Cảm ơn cụ đã theo dõi câu chuyện và bài thơ!
Vâng, em cũng có thắc mắc giống cụ, nhưng có thể ở cái tuổi các cụ lúc ấy việc nhầm lẫn có thể xảy ra!Cụ thơ nói là giáp Tết Ất Hợi. Đúng ra là sắp đến Tết Bính Tý nên em nghĩ sẽ phải là giáp Tết BÍnh Tý thì đúng hơn. Hoặc có thể Hải ngoại tính thời gian khác với mình chăng? Nhưng em ko nghĩ vậy
Thơ rất hay mà cụ. Có hồn mà người đọc cảm nhận được ngay
Vầng, lý do nhầm là chuẩn nhất ạVâng, em cũng có thắc mắc giống cụ, nhưng có thể ở cái tuổi các cụ lúc ấy việc nhầm lẫn có thể xảy ra!
Em đang mắc kẹt vì mưa đơi ! Nếu cụ hết xiền mua băng dính ... thả rông cho em múa tý nha !Mưa thế này thấy buồn buồn. Cà phê thì không có bạn, nhậu nhẹt thì sợ bệnh! Haizzz!
Em hoàn toàn đồng ý với cụ, phải nói là khiên cưỡng ở đoạn thơ ấy! Nhưng đặt trong hoàn cảnh sức khoẻ cụ Cơ lúc đó thì cũng đáng để xuê xoa (giai đoạn này cụ bị lẫn). Em lại đánh giá đoạn thơ đó ở góc độ cụ Cơ dùng chữ. "Quê Hương nay đã bớt nghèo", cụ dùng chữ BỚT chứ không phải chữ HẾT, thật chuẩn chỉ!Thế hệ các cụ ngày xưa thực là "văn hay chữ tốt", nhìn nét chữ viết tay đủ thấy nét chữ đúng chuẩn mực mà rất cá tính, bút lực có quy tắc mà vẫn đủ khoáng đạt.
Hai bài thơ thì khỏi bàn, đến giờ không còn mấy người có thể ứng tác được những tâm sự của mình một cách văn vẻ trang trọng mà vẫn chân thực như thế.
Nói các tác giả đại đại xá cho mới các cụ ô ép bỏ quá, em chỉ dám phê mỗi câu "Quê hương nay đã bớt nghèo" là có vẻ hơi cưỡng vì thực ra có thể dùng điển tích để ẩn dụ nó tuế nhụy hơn. Mà các cụ thì điển tích điển cố làu làu, chứ cảm xúc lai láng thế mà lại có tí "kinh tế" vào nó mất nhã đi.