Bài viết này thuộc dạng kiểu "thợ sa lông" viết ra, tương tự như "nhà báo sa lông" ấy, để em thử phản biện chút
Nhiều người có thói quen khi vừa vào xe đã bật điều hòa (nút A/C) để mau làm lạnh cho xe, như vậy khi xe đang khởi động ở vòng quay thấp đã phải chịu tải lớn sẽ dễ làm hư hại đến bình điện. Tốt nhất khi khởi động bạn không nên bật điều hòa hay các thiết bị đèn điện khác.
Đại đa số các xe - không kể xe từ đời nhà Hán, nhà Thanh - sau khi máy nổ một lúc thì lốc lạnh mới chạy, chả bao giờ có chuyện chạy cùng động cơ. Do đó việc sợ xe chưa đủ tải đã kéo điều hòa là vớ vẩn. Và việc sợ hại bình điện còn ngớ ngẩn hơn vì lốc lạnh chạy bằng cơ do động cơ kéo chứ không chạy điện như điều hòa ở nhà, cái quạt gió của điều hòa thì được vài chục w, so với bình ắc qui như muỗi đốt inox, hơn nữa khi động cơ quay là máy phát lập tức có điện phát ra, nhanh như điện mà lại, làm quái gì có độ trễ nào mà sợ hỏng bình :21:
Trong lúc chờ đợi bạn có thể hạ kính xuống và bật quạt tốc độ 1 để hơi nóng trong xe thoát ra. Khi máy chạy đều bạn có thể bật A/C, đóng cửa kính và sau đó tăng dần mức quạt phù hợp để tạo độ lạnh đến khi vừa ý.
Đi ô tô mà cầu kỳ đợi bật từng nấc điều hòa thế này thì đi cha nó xe hai bánh cho nó lành, khỏi phải tiện nghi nữa lại đỡ hao xăng
2. Về chế độ lấy gió khi xe chạy: Thông thường bạn nên để quạt lấy gió ngoài để xe có dưỡng khí, chỉ nên lấy gió trong khi vừa bật A/C để không khí bên trong mau được làm lạnh. Hiện nay, một số xe đời mới có cả chế độ cài đặt tự động, sau 5 phút lấy gió trong sẽ chuyển sang chế độ lấy gió ngoài.
Gió trong hay ngoài là Option nó làm cho người sử dụng tùy theo tình hình, đường toàn bụi hay mùi cống mà lấy gió ngoài thì chết cụ người ta, nói như này thì cần gì làm cái nút chọn lấy gió trong/ngoài nữa cho tốn kém
3. Nên chuyển sang chế độ lấy gió trong khi đi trời lạnh và mưa to vì lấy không khí ẩm lúc này có thể gây nước ẩm đóng giọt trong cabin.
Điều hòa đang chạy mà lại đóng giọt được trong cabin thì vứt cụ nó xe đi cho rồi, điều hòa là phương tiện hút nước tốt và duy nhất của xe. Bao giờ hơi ẩm cũng ngưng tụ ở giàn lạnh và chảy ra ngoài theo ống, nói chung đã đi ô tô đừng có ngợi, thích lấy gió trong hay ngoài là tùy. Riêng việc đóng hơi mờ ở kính là do vấn đề chênh lệch nhiệt độ, nhưng nó không được bàn ở đây
4. Khi chuẩn bị tắt máy, bạn tắt A/C trước và đợi khoảng 20 giây, sau đó tắt quạt. Không nên tắt đột ngột cùng lúc động cơ và điều hòa.
Động cơ và lốc điều hòa tuy liên quan đến nhau do nó kéo nhau, nhưng chả có gì xảy ra khác với lốc điều hòa khi nó được tắt cùng hay tắt trước động cơ cả. Tắt bằng nút thì nó được nhả con chuột (nam châm điện) ra khỏi pu li kéo rồi dừng lại, hay khi động cơ không kéo nữa thì nó dừng lại . . . đều thế hết. Tắt nhiều thì có khi lại mất tiền thay nút bấm
5. Khi đi xe qua vùng ngập nước cao, an toàn nhất là nên tắt điều hòa bao gồm cả quạt gió (tránh ngộp, trong thời gian này bạn có thể mở một phần cửa kính) nhằm tránh hiện tượng rác bẩn theo nước có thể làm kẹt cánh quạt.
Nếu cánh quạt bị kẹt, sẽ xảy hiện tượng đứt cầu chì quạt gió, động cơ xe sẽ không được làm mát - gặp trường hợp này phải tắt máy xe và thay cầu chì.
Đoạn này nói ngu thậm tế, tắt điều hòa là đúng rồi nhưng không phải có rác vào thì nó mới kẹt cánh quạt, gặp nước có sức cản lớn là đủ vỡ cánh quạt rồi, nhưng thông thường thì khi bị gặp nước cánh quạt nó té lung tung là bị chập điện và trào nước vào cổ hút làm xe chết trước (nước vào cổ hút thì thủy kích) túm lại là chết trước khi gặp rác. Trời mua to mấy khi mà có rác, mà rác còn vướng mặt ca lăng, vướng két nước . . . còn lâu mới vào đến quạt
6. Nhớ bảo trì, bảo dưỡng điều hòa đúng hạn tại các xưởng dịch vụ chính hãng.
Tư vấn thế này méo ai chả tư được, vào hãng cho nó ghè cổ ra à