- Biển số
- OF-17184
- Ngày cấp bằng
- 9/6/08
- Số km
- 1,722
- Động cơ
- 524,801 Mã lực
Cứ quây lại vài điểm cho phép đốt pháo, người dân mang qua đấy mà đốt. Đốt chỗ khác phạt nặng hoặc đi tù. Tết kg có mùi thuốc pháo. Giảm 60% mùi Tết.
Không cần Tết, cụ sang ngày thường nếu may cũng được xem.Em mong ngày này lâu rồi, còn đang tính Tết nào phải qua Tàu một chuyến để các con trải nghiệm không khí Tết ngày xưa. Hy vọng văn hóa dân mình nâng cao, mọi người đốt pháo hoa có ý thức tốt thì tương lai khả năng được phép đốt cả pháo nổ.
Xu hướng không thể không làm!Từ 11/1/2021, người dân được sử dụng pháo hoa trong đám cưới, lễ, sinh nhật
Ngày 27/11/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo.baomoi.com
Ảnh minh họa: Dù biết rằng sẽ chỉ là các loại pháo sáng pháo hoa không có tiếng nổ nhưng như thế là cũng rất vui rồi.
Theo đó, có nội dung mới đáng chú ý là cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa trong một số trường hợp nhất định.
Cụ thể, theo Điều 17 của Nghị định 137/2020/NĐ-CP, cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Đồng thời, khi sử dụng pháo hoa, chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP giải thích rõ pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.
Việc cho phép cơ quan, tổ chức, cá nhân được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp nêu trên là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, vừa đáp ứng đời sống tinh thần cho người dân và đảm bảo an toàn (như là chỉ cho người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sử dụng, không cho phép trẻ em sử dụng…).
Lưu ý, theo khoản 4 Điều 5 của Nghị định 137/2020/NĐ-CP, nghiêm cấm việc lợi dụng, lạm dụng sử dụng pháo hoa để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nghị định này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/1/2021 và thay thế cho Nghị định 36/2009/NĐ-CP.
Em thấy thơm nhất là lúc luộc bánh chưng, đun thêm nồi nước mùi để tắm và đốt vài quả pháo.Cháu nhờ cái mùi lúc xông vào hôi pháo chưa cháy hết. Nó cứ hăng hẮc,rồi khi hít lại thấy ngọt ngọt.
Nó là cái pháo cháy xì xì ra chứ pháo phụt lên thì phải có thuốc nổEm éo hiểu pháo hoa không có tiếng nổ thì bắn kiểu gì, gọi là pháo phụt tóe lửa cho nhanh, chắc là phát minh mới của khoa học kỹ thuật quân sự nước nhà, chứ bắn lên trời thì kiểu gì cũng phải có lực đẩy và lực nổ để bắn ra xung quanh, còn không có tiếng nổ thì chắc dùng ý chí...cm để bắt tiếng nổ phải im lặng. Có cccm nào thông não cho em với !!!
Thế thì cần éo gì cho phép nữa ạ, chả cho phép thì dân ta vẫn phụt ầm ầm tại các đám cưới đấy thôi...Nó là cái pháo cháy xì xì ra chứ pháo phụt lên thì phải có thuốc nổ
Chắc cụ làm bằng vỏ bao xi măng với 0.5 kg thuốc? Em làm 2 quả như thế vào năm 91 nổ ngoài hồ nước của trường.Em đã từng làm một quả cối to bằng cái phích nổ tung bàn giáo viên, và sau đó em được nghỉ học vào năm 91.
Nhớ những năm 90 đêm 30 mà chỉ lo dân 2 bên phụt pháo của tàu vào người, chẳng chĩa lên trời mà toàn chĩa ngang đường.Pháo bông với pháo hoa làm em nhớ đến chuyện bắn pháo phụt vào mặt, hỏng mắt, hỏng mặt, thà chả có còn hơn.
Em làm bằng giấy báo nhuộm đỏ cụ ạ, vô cùng mất công nhuộm và phơi giấy cho khô sau đó dùng cây tre (nứa) để quấn vỏ, vừa quấn vừa phết hồ vì pháo to khó quấn chặt. Thuốc pháo thì quả thật không nhớ là bao nhiêu lạng nhưng lượng thuốc trên 2/3 chiều dài thân pháo, ngu nhất là bê quả pháo đập đập cho thuốc nhồi được nhiều ngòi pháo thì phải bện nhiều ngòi nhỏ thành sợi như tết tóc, côbg đoạn nhồi ngòi còn kinh nữa, vì cũng biết sợ nổ trong lúc nhồi nên em dùng tô vít nhồi tay chứ không dùng búa sau đó đổ si (bột gạch trộn nhựa thông đun nóng). Khuân được quả pháo cối đến trường vào lớp cũng là một kỳ tích phải vượt qua phòng bảo vệ đốt pháo cũng là một nghệ thuật canh giờ, phải buộc ngòi pháo vào que hương canh giờ chờ lúc cả trường đang trong giờ ra chơi cho nổ sau 5 phút, kết quả là bàn giáo viên, bảng đen và bàn học bay sạch sẽ. Sau Vụ đó em được nghỉ học dàiChắc cụ làm bằng vỏ bao xi măng với 0.5 kg thuốc? Em làm 2 quả như thế vào năm 91 nổ ngoài hồ nước của trường.
Phê nhất thời đó em chế thành công quả pháo tên lả to gần bằng lon bia, cánh bằng tre cật, có đầu nổ công phá, phóng xa tầm 50-100m tùy liều thuốc phóng, độ chính xác cep ~ 1m - 1.5m.
Giờ toàn con vàng con bạc. Bố mẹ nào cho cuốn pháo.Nếu mỗi nhà 1 bánh đốt giao thừa, đám cưới thì quá tuyệt. Nhưng E rất sợ nạn cuốn pháo, đốt tràn lan
Vừa thoả mãn đc thú vui của người dân và đằng sau đó là một nguồn lợi nhuận khủng khiếp, vậy cơ gì mà k mở cửa chở lại cụ nhểEm thấy thơm nhất là lúc luộc bánh chưng, đun thêm nồi nước mùi để tắm và đốt vài quả pháo.
Em ủng hộ cho đốt pháo trở lại, nn quản lý chặt là đc.
Cụ giống em thía!Ngày bé ở quê không có tiền, bọn em làm "pháo hoa" như này: đốt cành xoan cho cháy hết thành than, nghiền các cục than thành bột mịn, dùng giấy (tốt nhất là giấy báo) gói bột than thành các gói nhỏ (cỡ đầu ngón chân cái), bọc các gói bột than này vào các cục đất sét (cỡ vừa đủ với sức ném), có để hở một phần giấy bọc làm chỗ mồi lửa. Đem đống "pháo hoa" này phơi nắng cho khô để dành đến Tết. Đúng đêm giao thừa, trẻ con trong xóm tập trung lại (thường cái đám "pháo hoa" này bọn em cùng nhau làm, rồi dùng chung), mồi lửa vào chỗ giấy để hở, quay vài vòng vừa để lửa bén sâu vào than vừa là lấy đà để ném. Lúc nó bay lên trời, thêm sức thằng nào khỏe mà ném được cao nữa nhìn cũng ra gì phết . Mỗi tội mỏi tay . Gần 40 năm rồi .