Em hỏi ngược dòng tí: cái câu ai cũng hiểu lợi ích của giun, nhưng đấy là lý thuyết, thế đã có nghiên cứu nào chưa ạ
Nghiên cứu chán chê rồi cụ
Số lượng giun trong đất là một dấu hiệu chỉ tình trạng màu mỡ của đất. Trong đất màu mỡ, bạn có thể tìm thấy điển hình từ 300-500 con/m2 (khoảng 1-2 tấn/ha).
Con giun đất là một yếu tố để xác định chất lượng đất
Đất có mật độ giun lớn còn biểu hiện nhiều đời sống phân hủy khác xảy ra trong đất, như loài đuôi bật, vi khuẩn và nấm. Vì thế người ta lấy giun là một chỉ số sinh học: Nó giúp bạn hình dung được trong đất của bạn có bao nhiêu hoạt động sinh học đang xảy ra.
Giun giúp cải thiện nguồn dinh dưỡng trong đất
Con giun đất ăn các mảnh vụn cây mục nát trong đất như rễ chết, thân, lá, vỏ và đất. Hệ thống tiêu hóa của giun tập trung các thành phần hữu cơ và chất khoáng trong thực phẩm chúng ăn, vì vậy chất thải của chúng nhanh chóng làm giàu chất dinh dưỡng cho đất hơn những vùng đất không tồn tại giun.
Sau nhiều nghiên cứu cho thấy, phân giun có chứa nhiều N gấp 5 lần, nhiều P gấp 7 lần, nhiều K gấp 11 lần cũng như nhiều Mg gấp 3 lần so với đất thường. Như vậy, giun đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu của đất. Nguồn N có trong thịt trùn đất (khi nó đã chết) cũng được phân hủy nhanh chóng đóng góp hơn nữa hàm lượng nitơ trong đất.
con giun đất thường để lại phân giàu chất dinh dưỡng trong các hang đất của chúng, cung cấp môi trường thuận lợi để cây sinh trưởng, và phát triển tốt. Từ đó các rãnh đất sẽ giúp rễ cây xuyên sâu hơn vào lòng đất, để cung cấp thêm độ ẩm và chất dinh dưỡng.
Bên cạnh đó trùn đất còn có tác dụng cân bằng độ pH trong đất.
Giun cải thiện độ tơi xốp, thoát nước, thoáng khí
Trong quá trình giun di chuyển và đào hang sống trong đất, tạo thành các khoảng trống, từ đó giúp cải thiện hệ thống thoát nước tự nhiên cho đất. Đất không được cày xới nhưng lại có lượng giun sinh sống cao thì khả năng thoát nước vẫn đảm bảo tốt hơn so với đất được canh tác.
Ngoài ra, giun còn là kỹ sư xây dựng tài giỏi trong việc tạo ra các đường lưu dẫn đưa các chất dinh dưỡng phân tán đều trong đất nhờ “đường mòn” tạo ra trong quá trình di chuyển.
Đồng thời, việc trùn thường xuyên di chuyển như vậy tạo thành những khe hở trong đất làm đất được tơi, thoáng, giàu dưỡng khí, nước không bị ứ đọng, khí trong đất được lưu thông. Như vậy rễ cây hô hấp dễ dàng, do đó mà cây cối sẽ phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.
Giun làm cải thiện cấu trúc của đất
Lợi ích của con giun đất với trồng trọt phải kể đến tác dụng của việc cải thiện cấu trúc đất. Phân trùn và xác trùn đất kết hợp với hạt đất có khả năng tái tạo keo đất, ổn định nước, lưu giữ độ ẩm và nó còn góp phần tái tạo lại lớp đất mặt. Trùn để lại phân trong đất, xây dựng lại cấu trúc bề mặt đất, trong điều kiện thuận lợi chúng sẽ mang lại khoảng 50 tấn phân/ ha, mỗi năm đủ để tạo thành một lớp đất sâu 5mm.
Giun giúp cải thiện năng suất
Những chú trùn đất cần mẫn cày xới tạo môi trường thuận lợi tơi xốp, thoáng khí, giàu dinh dưỡng cho cây trồng phát triển khỏe mạnh, cho năng suất cao.
Ngoài ra, nhờ thoáng khí mà các vi sinh trong đất sẽ phát triển mạnh và tạo cho đất có hoạt động sinh học cao qua đó giảm được tác động xấu từ sâu bệnh hại tồn tại trong đất gây ra.
Giun làm tiêu diệt vi sinh gây bệnh
Một lợi ích của con giun đất đối với trồng trọt phải nhắc đến, chính là tiêu diệt vi sinh gây bệnh trong đất. Theo các nhà nghiên cứu trùn đất sẽ giúp tiêu diệt các vi sinh gây bệnh hiệu quả, khi chúng ăn lá cây sẽ tiêu hóa luôn những mầm nấm mốc, phân của chúng là môi trường tốt nhất để các loại vi sinh vật hữu ích phát triển.
Từ đó, các vi sinh vật hữu ích sẽ tạo ra chất kháng sinh để ngăn chặn các vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Mật độ giun trong đất cao cũng tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi giúp hạn chế tuyến trùng và nấm gây hại trong đất.
Từ năm 51 và năm 30 trước công nguyên, Nữ Hoàng Ai Cập Cleopatra VII đã nhận ra tầm quan trọng của con trùn khi quan sát sông Nile. Bà phát hiện ra rằng loài trùn sông Nile khiến cho vùng đất ven sông trở nên màu mỡ và những vụ hoa màu trồng ven sông Nile luôn có lượng thu hoạch cao hơn những vùng khác. Từ đó, việc xuất khẩu trùn đất ra khỏi Ai Cập bị nghiêm cấm và tội tiêu thụ trùn bất hợp pháp (buôn lậu) trở thành tội bị phán tử hình. Cũng bởi nguyên nhân trên mà sông Nile luôn được biết đến là vùng đất màu mỡ nhất trên thế giới, thậm chí cho đến ngày nay.Nhiều năm sau đó, Charles Darwin xuất bản cuốn sách “”The Formation of Vegetable Mould through the Actions of Worms with Observations on their Habits” (“Sự tạo tầng mùn thực vật nhờ các hoạt động của con giun đất”) vào năm 1881. Ông đề cập đến việc cày xới như là 1 bước tiến của con người trong việc đồng áng. Nó đã thay đổi cuộc sống của người làm nông khắp mọi nơi.
Thế nhưng sau đó, con trùn (con giun đất), mặc dù vẫn làm đúng công việc của nó từ trước đến nay, lại bị xem là 1 loài vật gây hại thay vì giúp ích cho đất. Người ta cho rằng giun phá hoại cây trồng và ăn hết rễ hoa màu. Thực ra trùn (con giun đất) chỉ đào xới trong đất, giúp đưa không khí và nước vào trong lòng đất và giúp đất màu mỡ hơn. Không đồng ý với nhận định của đa số người thời đó, Darwin đã tiếp tục nghiên cứu về trùn đất, về tập tính và ích lợi của chúng trong 40 năm. Ông thậm chí còn đặt tên cho loài sinh vật này là “một trong những sinh vật quan trọng nhất trên trái đất”.
Trong suốt cuộc cách mạng công nghiệp những năm 1800, ngành hóa chất được phát triển và những nghiên cứu của Darwin hầu như bị gạt bỏ. Những phương pháp cày xới tự nhiên dựa vào trùn đất và ích lợi của con trùn bị phớt lờ. Thay vào đó, những sản phẩm hóa chất do con người tạo ra được đưa vào sử dụng rộng rãi bởi chúng có hiệu quả nhanh và có lợi hơn với người trồng trên những cánh đồng lớn.
Phân bón hóa học lên ngôi. Chúng giúp kích thích cây trồng phát triển vượt trội, chúng đồng thời phá hủy đất, khiến cho cấu trúc đất bị hủy hoại và với mỗi vụ mùa mới sẽ đòi hỏi một lượng phân hóa học lớn hơn được bón vào để tiếp tục gia tăng sản lượng hoa màu. Những loại chất hóa học độc hại khác như thuốc trừ sâu đã giết chết con giun đất tồn tại trong những cánh đồng, quần thể giun bị giảm khủng khiếp bởi những loại phân bón và hóa chất đó ngày càng được sử dụng nhiều và không có dấu hiệu dừng lại.
Bởi tính tiện dụng và sẵn có, phân hóa học và thuốc trừ sâu trở thành thứ được nghĩ đến trước tiên khi bắt đầu trồng trọt ở bất cứ đâu trên thế giới. Tuy nhiên, một số nhà nông đã bắt đầu nhận ra tác hại của việc lạm dụng hóa chất trên đất của họ. Họ bắt đầu thử nghiệm việc nuôi trùn với những quy mô nhỏ và dùng phân trùn để cải tạo đất. Kết quả của thử nghiệm khiến họ thực sự bất ngờ. Đất đai được cải tạo nhanh chóng. Cây trồng trên vùng đất bón phân trùn luôn có hương vị ngon hơn và được đánh giá cao hơn. Sản phẩm hữu cơ (Organic product) bắt đầu được biết đến và phổ biến rộng rãi, và phong trào sử dụng những sản phẩm không qua bón phân hóa học được khuyến khích không ngừng trên khắp thế giới. Cùng lúc đó nghề nuôi trùn để lấy phân bón cũng bắt đầu phát triển và nhân rộng. Quy mô nuôi trùn được cải thiện và nó đã trở thành một quy trình chăn nuôi công nghiệp được thương mại hóa, bắt đầu từ những năm 1970.