Cụ chủ cho em hỏi giun sấy khô được dùng làm gì mà giun tươi được thu mua giá cao thế cụ nhỉ
Vậy ý cụ là trồng cam hơn chục năm trở lên thì không thể cải tạo được đất ?Em thì em cũng không ủng hộ việc bắt giun và cũng không thể hiểu được bên tàu họ mua cái thứ động vật nhìn kinh khủng đó để làm gì. Em chỉ không đồng ý việc anh kia viết thư kia cho rằng nó làm ảnh hưởng đến năng suất cam với cả vàng lá cam, vì thực ra nó chả ảnh hưởng gì cả, đất trồng cam chu kỳ những năm 2000 đến 2005 thì đến tầm năm 2015 trở đi thì cái khu vực đất đó dù làm mọi cách cũng đều không thể nào cho năng suất đủ để bù lại đầu tư được cả, lỗ hết. Đắp đất mới, trồng mới 3 năm sau cũng đều èo uột đủ các thứ bệnh, không phát triển được
Em không biết cụ ơi, cụ có thể vào hỏi một số người được cho là "đại gia cam" trong Cao Phong. Bỏ cả tỷ đi xúc đất khác về đắp lên, trồng cam mới vẫn không ăn thua gì. Còn nhà em thì có vài ha, trồng từ năm 2005, hồi đó chỉ cần bỏ vài chục triệu ra là mua được 1ha đất nông trường hợp đồng 50 năm, thời gian đầu cũng làm đủ trò, bón cam bằng cá sông Đà, bột đậu tương, đầu tư rất lớn nhưng thu hoạch còn bù đắp được và có lãi. Sau hết chu kỳ trồng lại thì không ra gì nữa, những nhà trồng cam đời đầu giờ không làm mấy nữa đâu, lại chịu sự cạnh tranh từ Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Trung Quốc các kiểu nên lợi nhuận của nông dân không còn tốt như trước nữaVậy ý cụ là trồng cam hơn chục năm trở lên thì không thể cải tạo được đất ?
Thay đất mới cũng không được ?
Tại sao vậy ?
Vấn đề làm giun tiêu thụ chất hữu cơ dư thừa và làm tơi xốp đất.Sao không nuôi jun nhỉ
Cụ chắc dân trong nghề nên mới hiểu sâu như vậy?Chuyện về đất nông nghiệp thì còn chồng chéo. Đánh giá chất lượng đất nói chung thì Bộ Tài Môi làm nhưng họ không có nhiều chuyên môn, đặc biệt là đánh giá chất lượng đất, cải tạo đất, sử dụng đất NN hợp lý (trồng trọt, thủy sản, lâm nghiệp). Bộ NN chẳng có mấy tí quyền nào.
Năng suất cam suy giảm nhiều khi không phải do chất lượng đất. Tỷ như bệnh Vàng lá greening do con vi khuẩn Liberibacter asiaticum gây nên. Mà bệnh này thì nhiều khi bị nhiễm từ khâu giống cây, rầy chổng cánh truyền cho. Nhiễm bệnh này thì chỉ có nước...chặt cây.Vậy ý cụ là trồng cam hơn chục năm trở lên thì không thể cải tạo được đất ?
Thay đất mới cũng không được ?
Tại sao vậy ?
Trước mình làm bên KH CN nên cũng tiếp xúc nhiều với đội bên NN. Nói 1 cách khách quan thì đóng góp của đội ngũ KH CN bên Nông Nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn trong nền KH CN VN.Cụ chắc dân trong nghề nên mới hiểu sâu như vậy?
Em đọc báo thấy vậy. Chim nào mà không có thịt cụ ơi ?!1Chim yến làm chi có thịt mà nhậu, chả ai ăn đâu.
Khó cụ ạ vì chúng vào vườn, vào đồi, vào ruộng chứ không vào nhàmob nghĩ đưa chúng phạm tội xâm phạm chỗ ở bất hợp pháp thì sao các cụ
Lắm loại chim nhỏ vặt lông rồi chỉ cỡ ngón tay mà người ta cũng bắt, ăn và tận diệt chúng cụ ạ!Em đọc báo thấy vậy. Chim nào mà không có thịt cụ ơi ?!1
Săn bắt chim yến trái phép, đưa lên bàn nhậu với giá 5.000 đồng/con
Quảng Nam - Một cặp chim yến mỗi năm đem lại nguồn thu 3-5 triệu đồng, chim có thể sống hơn 10 năm, nhưng thợ săn bắt để bán phóng sinh hoặc làm mồi nhậu chỉ 5.000 đồng/con.laodong.vn
Nạn săn bắt chim yến ở Quảng Nam
Thợ săn giăng lưới tàng hình, dùng loa phát âm thanh dụ chim yến đến rồi dùng lưới chụp bắt khiến số lượng đàn sụt giảm.vnexpress.net
Kích giun thì đất chết. Đất sẽ cằn cỗi , cây cối sẽ o có dinh dưỡng và năng suất thấp.Em chào Cccm. Em đọc được bài này trên VnExpress. Không biết có phải ý đồ gì của anh bạn cạnh nhà ta không? Toàn xảy ra tại vùng trông cây ăn quả lớn của Miền Bắc..
Nạn kích điện giun đất
Máy kích giun công suất lớn nối với hai que sắt cắm xuống đất, chỉ sau một phút các loại giun lớn nhỏ chui lên khỏi mặt đất và bị bắt.vnexpress.net
Nếu xúc đất mới về trồng lại là ngon chứ cụ. Vì khí hậu thì vẫn ko thay đổi mấyEm không biết cụ ơi, cụ có thể vào hỏi một số người được cho là "đại gia cam" trong Cao Phong. Bỏ cả tỷ đi xúc đất khác về đắp lên, trồng cam mới vẫn không ăn thua gì. Còn nhà em thì có vài ha, trồng từ năm 2005, hồi đó chỉ cần bỏ vài chục triệu ra là mua được 1ha đất nông trường hợp đồng 50 năm, thời gian đầu cũng làm đủ trò, bón cam bằng cá sông Đà, bột đậu tương, đầu tư rất lớn nhưng thu hoạch còn bù đắp được và có lãi. Sau hết chu kỳ trồng lại thì không ra gì nữa, những nhà trồng cam đời đầu giờ không làm mấy nữa đâu, lại chịu sự cạnh tranh từ Tuyên Quang, Hà Giang, Sơn La, Trung Quốc các kiểu nên lợi nhuận của nông dân không còn tốt như trước nữa
TQ nó rộng, nhiều đất chưa sự dụng vào Nông nghiệp vì cằn cỗi, khả năng TQ mua giun sống để cải tạo đất, và mua giun sấy khô để dần dần làm xấu đất NN của VNAi cũng hiểu lợi ích của giun đối với nông nghiệp, xử lý rác thải … từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường. Cũng không biết mục đích bọn Tàu nó mua giun khô để làm gì nhưng có một điều là sao có những thể loại tham bất chấp dùng kích bắt giun. Lợi vài xu bỏ vào túi mấy thằng ngu đần nhưng sau đó đất nông nghiệp bị hủy hoại thì chắc khó mà thống kê thiệt hại. Dạo gần đây, hàng rào biên giới TQ xây dựng gần như không còn ôm nông sản tiểu ngạch đi đường mòn qua biên giới được mà vẫn mang giun khô qua được nhỉ ?
P/S : Các cụ mợ thông lão giúp em bọn Tàu nó mua giun làm gì với hay lại giống mấy trò từ ngày xưa mua râu ngô, móng trâu, đỉa …
Nạn kích điện giun đất
Máy kích giun công suất lớn nối với hai que sắt cắm xuống đất, chỉ sau một phút các loại giun lớn nhỏ chui lên khỏi mặt đất và bị bắt.vnexpress.net