Bác lên gân hơi quá rồi. Tôi luôn ủng hộ nguyên tắc phân làn theo tốc độ, nhưng nguyên tắc đó chỉ hiệu quả trên các loại đường ngoài khu dân cư có thể chạy >= 80km/h, chứ áp dụng nguyên tắc này vào giao thông trong thành phố hoặc khu đông dân (các phương tiện bị giới hạn tốc độ đến 50km/h hoặc chậm hơn nữa) thì hiệu quả rất thấp, bởi vì các phương tiện đều chỉ chạy khá chậm 25-30-35-40km/h, phải thay đổi tốc độ liên tục (do đèn tín hiệu, vật cản, chuyển hướng, vv.) chênh lệch tốc độ giữa chúng rất ít; do đó trong thực tế cũng không có khả năng xử phạt khi chênh lệch tốc độ là quá nhỏ.
Một vấn đề khác nữa gắn liền với phân làn theo tốc độ là giữ khoảng cách an toàn giữa các phương tiện, vận tốc càng cao thì khoảng cách an toàn phải càng lớn; ví dụ kể cả khi xe chạy chậm 40km/h thì khoảng cách tối thiểu giữa các xe phải cỡ 10-15m, xe chạy 60km/h thì khoảng cách giữa các xe phải cỡ 20-25m. Khoảng cách an toàn như thế không thể áp dụng được trong thực tế giao thông ở các đô thị mật độ dân cư cao, và quá nhiều xe 2b, 3b như ở HN, khi khoảng cách giữa các xe chỉ tính bằng vài mét hoặc nửa mét. Khi các phương tiện thô sơ đi chung làn với 4b và vì mật độ phương tiện rất cao, khoảng cách giữa các xe quá nhỏ không đảm bảo an toàn, thì tai nạn và va chạm là không thể kiểm soát được. JICA không phải là ngu khi nó nhiều lần tài trợ thí điểm phân làn 4b/2b ở một số tuyến phố ở HN.
Tuy không hiệu quả lắm, không phải ý tưởng của JICA ngu dốt, mà là do các tuyến phố đó có quá nhiều nút giao cắt, nếu khoảng cách giữa các nút cỡ 500m thì nó sẽ rất thành công, tăng được tốc độ lưu thông trong thành phố và giảm tai nạn giữa 2b và 4b. Rất nhiều tai nạn ở thành phố có cùng một kích bản: va chạm giữa 2 xe 2b cùng chiều, người ngã ra đường, 4b từ sau không phanh kịp, chèn qua người.
Hơn nữa, tôi nói trong context là khi các công dân chưa thể gây áp lực mạnh để thay đổi các điều luật vớ vẩn, và chưa thể gây áp lực lên hệ thống thực thi pháp luật để nó thực hiện tốt trách nhiệm của mình, thì vẫn cần phải nâng cao ý thức chung của cộng đồng.
Cái gọi là luật ở xứ ta thì nó được xây dựng bởi những cơ quan/tổ chức nào, và quy trình xây dựng luật và phê chuẩn luật ra sao bác có rõ không? Cả một hệ thống được thiết kế lệch chuẩn ngay từ đầu rất khác với thế giới văn minh, thì làm sao mà đòi luật có chất lượng tương tự ở các nước văn minh được? Vấn đề luật đã tồi, vấn đề thực thi luật còn tồi tệ hơn nữa.
Bác đòi thay đổi luật GT cho giống thế giới, tôi đồng ý, nhưng tôi đố bác vận động thay đổi được luật trong cái system hiện nay đấy! Không thay đổi luật được, theo bác là không làm gì cả, không cần nâng nhận thức chung không cần văn hóa công cộng, thì tình hình còn tệ hơn nữa.
Trước tiên, tôi muốn nhấn mạnh một điều, với xã hội bát nháo hiện nay, đa phần người dân đô thị chưa có văn minh đô thị (vẫn quen nếp sống tiểu nông) thì cần phải áp đặt một chế tài mạnh và
rất rõ ràng thì mới có thể đưa vấn đề giao thông vào nề nếp. Chính vì vậy mà tôi cho rằng cách phân chia loại phương tiện (ô tô/xe máy) đi theo làn riêng là phản tác dụng, gây thêm rắc rối cho giao thông, vì:
- Hạ tầng đô thị VN còn kém, nếu có làn đường dành riêng thì phải có ít nhất 2 làn dành cho ô tô (tất cả các loại) để các xe chạy chậm còn tạt được vào làn bên phải; 2 làn còn lại dành cho xe máy và xe thô sơ (không nên/được ghép xe cơ giới với xe thô sơ đi chung). Như vậy, đường phải có ít nhất 4 làn.
- Tại mỗi giao cắt, nếu các phương tiện không chuyển làn theo hướng rẽ từ xa (rẽ phải đi ở làn phải, rẽ trái đi ở làn trái) thì sẽ gây hỗn loạn tại đoạn đường sát ngã tư, do phương tiện rẽ trái lại đứng ở làn phải; phương tiện rẽ phải đứng ở làn trái... Còn nếu chuyển làn theo hướng rẽ từ xa thì bắt đầu được chuyển làn từ đâu, chẳng ai biết, rất mù mờ.
- JICA không ngu, chuyên gia đề xuất giải pháp cũng không ngu, nhưng không hiểu được rằng trình độ văn minh đô thị ở VN còn rất thấp, và đó là nguyên nhân chính làm cho giải pháp của họ thất bại.
Tôi cũng đồng ý với bác rằng nên tách 2b và 4b, không nên đi chung với nhau như bây giờ, nhưng quan điểm của tôi là việc phân tách phải rõ ràng, minh bạch và có chế tài xử lý mạnh, chứ không thể phân tách bằng vạch rời, bằng những cái biển không đúng luật và phó mặc vào sự tư giác của đám người vẫn nặng tâm lý tiểu nông.
Vậy phải làm thế nào:
- Phát triển mạnh giao thông công cộng, quy hoạch đường đường dành riêng cho xe buýt để GTCC có lợi thế (đi nhanh hơn) so với phương tiện cá nhân.
- Đối với các con đường đủ lớn, phải phân tách loại phương tiện (ô tô/xe máy) bằng dải phân cách (chia phần đường riêng), bằng các biển báo đúng luật (biển cấm ô tô, cấm xe máy...), có đèn tín hiệu riêng cho từng loại phương tiện (phải chấp nhận đợi lâu hơn ở các ngã tư).
- Đối với các con đường nhỏ, quy hoạch thành đường dành riêng cho ô tô hoặc xe máy (không đi chung), người dân phải chấp nhận bất tiện do phải đi vòng xa, phải gửi xe. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy họ bỏ phương tiện cá nhân, sử dụng phương tiện công cộng.