[Funland] Một nền giáo dục khổ sai.

thangngviet

Xe tăng
Biển số
OF-16469
Ngày cấp bằng
19/5/08
Số km
1,112
Động cơ
519,281 Mã lực
nền giáo dục của mình không ngu đâu, mà còn rất giỏi đấy các Cụ ạ! Giỏi ở chỗ chúng nó nghĩ ra đủ kiểu để moi tiền của bố mẹ học sinh!
 

cunglatruong1

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-562250
Ngày cấp bằng
3/4/18
Số km
4,577
Động cơ
182,790 Mã lực
Em thật. Cả nước tầm 7-8 triệu HS tiểu học, cụ có biết bao nhiêu % học ở các đô thị không? Trong số học ở các đô thị thì bao nhiêu % được gia đình chi 10-12tr/tháng để học không?
diễn đàn này dành cho phân khúc nào?????????
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,662 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Cụ hơi bị nhầm lỗi chính là do chương trình của bộ quá nặng nên học sinh không có thời gian chơi và dành cho phát triển kỹ năng mềm.
Dạ, cháu sinh năm 1998 (hiện đang học năm thứ hai đại học tại Nhật Bản).
Chương trình học của Bộ Giáo dục bình thường (nếu chỉ để đạt điểm trung bình môn 9,0).
Điểm trung bình môn của cháu khi học ở Việt Nam > 9,0 và cháu vẫn thừa thời gian cho ngoại khóa và kỹ năng mềm (mỗi ngày 01 giờ tập piano, mỗi tuần hai buổi tập karate và tham gia các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường).
 

Kurumasuki

Xe lăn
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
10,038
Động cơ
323,242 Mã lực
Các cụ chửi nhiều, chửi đúng, chửi đủ rồi.
Giáo dục nát nằm trong một tổng thể xh tương ứng.
Cần lúc này là giải pháp.
Nhưng nói thật là chừng nào giáo dục còn bị chính trị hoá thì vô phương.
Muốn tiến lên phải cải cách tư tưởng: học là để làm, chứ ko phải học là để thi.
 

GANHO

Xe buýt
Biển số
OF-39480
Ngày cấp bằng
29/6/09
Số km
612
Động cơ
473,967 Mã lực
Thật lòng là em chỉ cần con đủ điểm lên lớp, đừng rớt lại là được... Nhưng thật lòng hơn nữa là, sang năm con em mới vào lớp 1. Hicc.
Không phải lo đâu mợ, cứ cho chơi tẹt ga đến lớp 4 hãy lo
Từ 1-3 mợ chỉ cần rèn ý thức và dạy cho con tự lên chương trình học tập và vui chơi của mình là ngon mà: con nhà em năm nay lớp 7 tuần có 1 buổi đi học thêm tiếng anh thôi, hồi bé thì còn học tý nhạc, giờ thì thích nhạc hàn và nhẩy nhót tý cho có vận động. chơi suốt mà kiến thức em đánh giá là ổn
 

Xe bọ xít

Xe lăn
Biển số
OF-67258
Ngày cấp bằng
28/6/10
Số km
11,160
Động cơ
548,959 Mã lực
Học, học nữa, học mãi. Học tập suốt đời và học suốt ngày suốt đêm :))

Học nhiều xong đi làm thì thằng ít học nó lãnh đạo bọn học nhiều :)) và cứ guồng quay đấy thôi :)) và lại học và đất nước vẫn thế
 

hungmic

Xe điện
Biển số
OF-166288
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,908
Động cơ
380,969 Mã lực
Nơi ở
Gió mát trăng thanh
D
Một nền giáo dục khổ sai

Đó là khái niệm không thể sai với những gì đang diễn ra được nêu bởi nhà báo Nguyễn Quốc Việt của Tuổi Trẻ: “Tôi có người bạn cũng đang đau đớn với chuyện học hành của con mình. Cháu đang học lớp 11 công lập với thực trạng sáng học, chiều học, tối học, và không thể nào rời khỏi bàn học trước 11 giờ đêm. Bạn tôi họp phụ huynh, hết sức bức xúc. Giáo viên chủ nhiệm trả lời nhẹ nhàng mà cay đắng: "Anh thông cảm, cháu không ráng học như vậy thì không theo kịp các bạn đâu". Bạn tôi nói lại: "Vậy đây là trường học hay là nơi hành hạ các cháu?". Cả phòng họp sững sờ. Giáo viên lảng qua chuyện khác. Một tuần sau, anh phải cho con chuyển trường, nhưng rồi tình trạng lại y như cũ. Anh tuyệt vọng đến mức đang định bán nhà cửa để cho con đi du học nước ngoài, thoát khỏi "trường học khổ sai" như anh nghĩ!
Nhưng đâu phải ai cũng có điều kiện như anh cho con ra nước ngoài. Còn hàng triệu học sinh và hàng triệu phụ huynh khác vẫn đang phải điên cuồng vật vã trong môi trường giáo dục khủng khiếp này.
Nhiều đêm nhìn con mò mẫm học tới nửa đêm về sáng mà thương con đến ứa nước mắt! Tôi đâu mong con mình mai này thành nhà bác học toán, hay giáo sư hóa. Tôi chỉ muốn tuổi thơ con được bình thường, được vui chơi, học hành, và mai sau lấy Nhân Nghĩa làm người tử tế bước vào đường đời.
Nhưng điều đó hình như không hề có trong nền giáo dục của những con số và con số, thành tích và thành tích này!
Một nền giáo dục khổ sai!”.

Trở lại câu chuyện một học sinh lớp 10 trường Nguyễn Khuyến nhảy lầu tự tử vì không chịu nỗi áp lực học tập, ông Lê Trọng Tín (hiệu trưởng) cho biết trên thực tế việc học tập và kỷ luật của trường có nghiêm hơn so với một số trường khác, nhưng việc nghiêm này xuất phát từ nhiều phía trong đó có mong muốn của phụ huynh, muốn con có nề nếp và kết quả học tập tốt trong hoàn cảnh thi cử hiện nay. Còn phía nhà trường để đạt được điều này thì khối lượng kiến thức cũng phải nhiều hơn.
Theo ông Tín, hiện nay các em tuổi còn nhỏ, có thể chưa hiểu được ba mẹ và nhà trường lo cho mình, mà nghĩ rằng việc này nặng nề thành ra áp lực. Còn đại bộ phận học sinh từ trước đến nay đều sớm thích nghi với môi trường đào tạo nghiêm khắc tại trường thậm chí còn thấy thoải mái.
“Chúng tôi cũng thừa nhận nhà trường không kịp thời động viên học sinh. Học sinh đã cố gắng nhưng trường chưa phối hợp kịp thời với phụ huynh và trách nhiệm này thuộc về nhà trường khi chưa chăm sóc tới nơi từng em một" – ông Tín nói.
Ông Tín cho biết sau vụ việc này, trường sẽ sâu sát đến tâm sinh lý học sinh, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của các em.
Một cựu học sinh trường Nguyễn Khuyến nhớ lại : “Từng là học sinh của trường này từ năm lớp 6 đến năm lớp 10 chịu không nổi nên đành ra ngoài học bán công!!!Tuy trường này có rất nhiều điểm tốt dành riêng cho các bạn bất trị...nhưng quả là áp lực rất lớn từ quản nhiệm...giám thị...chủ nhiệm lớp...chỉ cần điểm thấp là về nội trú ăn roi ngay ...Mà mình đã từng thấy rất nhiều hsinh phải gọi là sức chịu đựng trâu bò mà còn chảy nước mắt thì đừng nói tới những hsinh bình thường sẽ như thế nào khi lỡ bị điểm thấp và ăn roi!Cái kinh khủng nhất ở đây là nếu bạn học giỏi trong top của trường thì bạn làm cái gì cũng được cho là đúng (ví dụ 2 học sinh đánh nhau là chuyện nghiêm cấm trong trường...nhưng khi xử thì sẽ xử thiên vị hẳn cho người có điểm cao hơn người còn lại hoặc còn hỏi ngược lại người điểm thấp rằng <<em phải làm gì ngta thì ngta mới đánh em chứ ?>> ).Bởi vậy áp lực rất kinh khủng...Mình còn nhớ như in những đêm chủ nhật vừa từ nhà vào trường là phải bù đầu lên lớp học thâu đêm để sáng t2 kiểm tra định kỳ những môn chính yếu!Và tất nhiên là những đêm đó tất cả các dãy lớp đều sáng đèn...!Ngày được đi ra khỏi trường ...cảm giác nó khó tả lắm...kiểu như <<đã đc đầu thai rồi đó>>!

Chúng ta đừng hòng một mạng người cho dù là học sinh chết trước mắt họ có thể làm trường Nguyễn Khuyến thay đổi.Tỉ lệ đậu đại học 100 % là thương hiệu nuôi cơm cho từng người trong ngôi trường này.
Con số 100 % này cũng là “lực hấp dẫn” để phụ huynh an tâm gửi con em mình vào học.Phụ huynh Nguyễn Dung nêu: “Cha mẹ gửi con vào đấy yên tâm lắm, thích lắm, tự hào lắm. Hàng tháng chỉ lo đóng tiền và nhận kết quả điểm số của con. Đâu biết chúng bị giam trong trường. Chật chội, ăn, học, dò bài...không biết gì ngoài xã hội. Thành một sản phẩm giáo dục méo mó lệch lạc.”

Một em học sinh lớp 10 trong độ tuổi tràn đầy sức sống với thật nhiều ước mơ và có thể đã có những rung động đầu đời với những cô gái cùng lứa tuổi phải bị dồn nén, thương tổn kinh khủng lắm mới chọn con đường tiêu cực nhất là tự tử.
Điều gì đã làm cho em phải chọn cái chết trong lúc nhựa sống đang căng tràn nhất ?Có vẻ như đây là áp lực học tập từ một ngôi trường cụ thể với chế độ giáo dục hà khắc và kỳ vọng quá lớn từ một gia đình?Nhưng nhìn rộng hơn đây là hiện tượng biến giáo dục thành khoa cử, biến trường học thành trung tâm luyện thi.

Một nền giáo dục mà không có cả nền tảng là triết lý giáo dục đã khiến cho giáo dục trường học quay cuồng trong triền miên các cuộc cải cách mà hầu hết các cuộc cải cách đó là …cải cách thi.

Nào cải cách thi tốt nghiệp, cải cách thi đại học, cải cách thi vào lớp 6, cải cách thi vào lớp 10.
Thi cử đã trở thành hoạt động trung tâm của giáo dục và trường học thực chất đã biến thành trung tâm luyện thi. Dạy thêm ngoài giờ, dạy phụ đạo, dạy thêm, dạy bồi dưỡng…cũng là để phục vụ thi.

Ai cũng thấy điều đó, nhất là những nạn nhân trực tiếp là học sinh, phụ huynh, người có liên quan là thầy cô…nhưng đừng hòng nền giáo dục của chúng ta thay đổi.

Cũng như đừng hòng chính chúng ta thay đổi.
Sẽ tiếp tục có chuyện tìm mọi cách gửi con vào trường 100%, một thứ tư duy kỳ lạ, ma quái như nghiện ma túy cho dù cánh cửa đại học đang rất mở rộng.

Sẽ tiếp tục ép con phải đi lên bằng con đường khoa bảng cho dù có nhiều con đường lập thân .
Truyền thông hay nói về những người thành công nhờ học các trường danh tiếng như là một thứ nguyên tắc.Truyền thông cố tình bỏ qua những người đi lên thành đạt và có cuộc sống viên mãn bằng những cách rất bình thường. Tuyệt đối hóa điểm số trường học hay sự thành công trong học hành là sự điên rồ mang tính xã hội.

Rốt cuộc chúng ta theo đuổi điều gì, chúng ta có thật sự hài lòng với chính mình không nếu chính bản thân chúng ta cũng đi lên bằng con đường khoa cử?Tôi e rằng không, khi mà tuổi ăn tuổi chơi phải vùi đầu vào những học kỳ khổ sai?Thiên đường tuổi trẻ không quay trở lại bao giờ! Tại sao chúng ta ép con em mình đi lại trên con đường đó?

Nền giáo dục khoa cử coi trọng điểm số hơn những nền tảng văn hóa, nhân cách đã sản sinh ra lớp tri thức như thế nào khi mà những thần đồng đất Việt như Phan Sào Nam trở thành ông chủ sòng bài lớn nhất thế giới, hay những cử nhân, tiến sĩ trở thành những viên chức tham nhũng vặt trong bộ máy công quyền mà ai cũng thấy.

I
Phải thay đổi ngay từ mỗi chúng ta, điều đó không dễ.
Phải thay đổi cơ bản về giáo dục quốc gia, điều đó càng quá khó.


(Hoàng Linh)
Dài quá, tóm nó lại đi mợ
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
51,828
Động cơ
577,662 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Em thấy các cụ kêu nhiều, nhưng có thấy ai đưa ra giải pháp đâu? Thực trạng là như thế. Nếu các con em không học theo xu thế bây giờ thì không thể có kq. Chỉ có đường học mấy trường quốc tế thôi. Nhưng các trường ấy thì nhớ hết c3 là đi du học nhé. Không đỗ ĐH VN đc đâu. Hoặc các cụ mợ dám kệ cho con học dốt, học chậm hoen các bạn không nào? Hầu hết khi con điểm kém đều tìm thầy cô để gửi gắm học thêm... Đó như 1 xu thế tất yếu. Một vòng xoáy mà chưa có kẽ giải quyết.
Dạ, phụ huynh và học sinh cần phải tự giảm tải cho mình ạ. Cách học của cháu trong 12 năm học tại Việt Nam : Học hiểu và không nhất thiết phải đạt điểm tuyệt đối (khoảng cách giữa 9 điểm và 10 điểm rất lớn, đạt điểm 9 khá dễ nhưng muốn nâng lên 10 điểm, có thể công sức phải bỏ ra gấp đôi ba lần).
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
4,272
Động cơ
204,585 Mã lực
Em nói thật với các cụ, em cũng được xem là chăm học, lớp 12 thi đại học cũng được 28 điểm khối A, nhưng em sang Hàn học 1.5 năm thì thấy so với bọn học sinh, sinh viên Hàn ở đây thì ta chẳng là cái gì cả.

Tất nhiên là kết quả cũng thấy rõ luôn:
1. Nền kinh tế Hàn tăng trưởng vù vù mà chẳng có tài nguyên gì mấy
2. Tỷ lệ tự sát ở Hàn hiện giờ là cao nhất OECD, cao hơn Nhật nhiều
 

Cam 2.5.2012

Xe điện
Biển số
OF-184886
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
2,261
Động cơ
843,720 Mã lực
Mình có giáo dục và đào tạo mà cụ. Từ mầm non, qua tiểu học, thì phần giáo dục sẽ được nhấn mạnh hơn là phần đào tạo.
Để nói sâu về GD&ĐT của VN em nghĩ là có rất rất nhiều điều để nói vì nó liên quan đến CL phát triển, tầm nhìn và các hành động cụ thể của một QG, phải có một "tổng công trình sư" thực giỏi (như nhiều nước đã có) và thực hiện đồng bộ cơ. VN mình đã từng có thế hệ LĐ vàng nhưng đã không tận dụng để phát triển được. VN mình vẫn quá nặng vể GD mà không quan tâm đến đào tạo (thừa thầy mà thầy cũng không ra thầy, thiếu thợ). ĐƠn giản nhất em thấy là hiện nay, đại bộ phận TN (thành thị) sau khi học xong chọn công việc yêu thích nhất (chọn nhiều nhất) là "bán hàng online và mở cửa hàng bán nhỏ lẻ, đây là công việc hầu như không tạo ra sản phẩm, không tạo ra giá trị cho XH (có tạo thì chắc tạo cho anh khựa hàng xóm). Và còn nhiều điều lắm...
 

Phuco2007

Xe lăn
Biển số
OF-408915
Ngày cấp bằng
7/3/16
Số km
13,297
Động cơ
836,282 Mã lực
“Chỉ có thầy đúng, học sinh không được phép cãi lại. Học sinh không được phép đưa ra ý kiến trái chiều, nếu không thì bị phê bình, bị kỷ luật. Nếu là trẻ em thì còn bị ăn đòn. Đây là một thực trạng rất là phổ biến”.
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa
 

H.U.Y

Xe điện
Biển số
OF-202200
Ngày cấp bằng
15/7/13
Số km
3,357
Động cơ
345,454 Mã lực
Con nhà cháu học dân lập chơi suốt ngày. Học chắc có kém hơn công lập đấy nhưng cháu đành chịu. Được cái này mất cái kia
 

ate1987

Xe điện
Biển số
OF-468744
Ngày cấp bằng
8/11/16
Số km
2,031
Động cơ
562,638 Mã lực
Cái gì mà chả có áp lực .
Không có áp lực thì học sinh , sinh viên chỉ chơi và phá.
Không có áp lực thì lao động chỉ chơi và làm cho có .
Lúc nhỏ không rèn luyện chịu được áp lực thì lúc lớn lên gặp khó khăn rồi cũng tử tự thôi.
Nhà có điều kiện thì ờ không học không rèn luyện sau theo nghiệp bố mẹ hay lấy tiền bố mẹ kinh doanh ...
Nhà nghèo mà éo học vì sợ áp lực thì một là làm nông hai là đi làm công nhân.
Nên các cụ ở đây chắc có điều kiện nên muốn con mình không phải chịu áp lực nhưng cả xã hội như thế thì trì trệ ngay .
Còn tất nhiên chương trình giáo dục thì cần phải thay đổi thêm để phù hợp hơn .
 

QMintech

Xe điện
Biển số
OF-515466
Ngày cấp bằng
12/6/17
Số km
2,022
Động cơ
203,650 Mã lực
Tuổi
25
Nơi ở
Cầu Giấy
Một nền GD mà thi khối C để vào chuyên nghành Điện Điện Tử thì các cụ nói làm méo gì. Hôm trước em vừa xem VTV1 phát-> chán.
 

Xe vài bánh

Xe điện
Biển số
OF-468420
Ngày cấp bằng
6/11/16
Số km
4,614
Động cơ
243,912 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
An ninh trật tự, giao thông đi lại ngày xưa với ngày nay cũng khác nhau nhiều cụ ạ. Bản thân em ngày bé đi bộ hay đạp xe đi học, toàn từ chợ Mơ lên tận Cung Thiếu nhi, hay đi Nghi Tàm bắt cá chọi, Bình Đà mua pháo, lên Tô Tịch tiện quay từ hồi lớp 2, lớp 3, thế mà giờ con mình cũng tầm đấy làm sao dám thả ra, mặc dù nhà cách trường có hơn 2km?
Hy vọng vào 1 tương lai "ngày xưa"!
Ở các nước phát triển (ừ thì tây :D), trẻ con cấp 1, cấp 2 học khá ít và chơi khá nhiều. Sáng tự đi bộ đi học, xa thì tự ra xe bus, chiều tự về. Những hôm trời đầy tuyết chúng nó vẫn tự đạp cửa xông ra đường, chả thấy ai ý kiến gì.
 

RICKY85

Xe hơi
Biển số
OF-207114
Ngày cấp bằng
22/8/13
Số km
185
Động cơ
319,140 Mã lực
Phụ huynh hãy để các con độc lập từ nhỏ, việc học là của các con => Hãy để các con tự lên lịch cho mình.
 

tezza

Xe máy
Biển số
OF-563875
Ngày cấp bằng
11/4/18
Số km
85
Động cơ
148,977 Mã lực
Cụ tezza có đủ thông tin không, cụ thử cho một giải pháp sáng sủa hơn là gì?
Thông tin gì hả cụ Chả có giải pháp nào cho nền giáo dục VN khi mà bệnh thành tích còn nặng. Em chỉ mong người ta chú trọng vào giáo dục nhân cách cho hs thay vì điểm số như bây giờ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top