- Biển số
- OF-440416
- Ngày cấp bằng
- 27/7/16
- Số km
- 2,175
- Động cơ
- 0 Mã lực
- Tuổi
- 34
Cụ nào có thống kê mua nhà tại khựa hay a Ngố ko nhỉ?
Lại toàn thấy tên ông bà nào lạ hoặc thôi chứ làm gì mà có lai vô quạn hả cụ!Nhờ Chính phủ Mỹ nó vạch tên cái bọn mua nhà xem, 80% bọn quan lại vô lại.
Người thân quen của họ thôi cụ ơiNhờ Chính phủ Mỹ nó vạch tên cái bọn mua nhà xem, 80% bọn quan lại vô lại.
E có người quen làm bên cò đất ở bên đó. Nó kêu mấy năm nay nhà đất bên đó sốt dữ lắm vì người Việt và TQ lùng mua nhiều, nó hỏi e bên VN làm gì nhiều tiền thế, vì có khách của nó mua một lúc 3-4 căn là bình thường. Giá thấp nhất là 500k, trung bình khoảng 1 triệu.Tin thế méo nào được cái thằng đi môi giới ,tức Cò đất !...
Cụ xỏ lá nhé. Hu hu... Hóa ra hạt giống đỏ, hạt giống vàng, " hồng phúc của dân tộc" lại cùng lý tưởng với bọn chán đời, bất mãn? Hu hu...Người Việt mua nhà bên đấy có 2 thành phần đối nghịch nhau:
1. Con cháu các cụ, mua để phòng ngừa.
2. Bất mãn, chán đời, không tin tưởng chế độ và có đủ tiền mua nhà ở Mẽo.
Có gì khó khăn đâu Cụ ơi, chỉ cần 1 cuộc đt là em có thể chuyển vài chục ngàn bình thường mà.Đây, cụ nào có ý mua nhà bên Mỹ thì tham khảo bài này:
Mua nhà ở Mỹ: Dễ dàng tuồn tiền ra nước ngoài
TTO - Năm 2016, người Việt tung 3,06 tỉ USD sang Mỹ mua nhà. Thực tế này cho thấy nhiều điều, trực tiếp nhất là dù VN quản lý ngoại hối rất chặt, nhưng chuyển tiền ra nước ngoài thực tế lại... rất dễ.
Một ngôi nhà đang rao bán tại bang Louisiana, Mỹ (ảnh lớn) và nhiều trang mạng tiếng Việt rao bán nhà ở Mỹ - Ảnh: Reuters, tư liệu
Theo quy định tại pháp lệnh ngoại hối, cá nhân người VN nếu không có chứng nhận đầu tư ra nước ngoài hay đi chữa bệnh... sẽ không được mang ra nước ngoài quá 5.000 USD/lần xuất cảnh. Nhưng thông qua dịch vụ chuyển tiền, muốn chuyển tiền ra nước ngoài dễ như... trở bàn tay.
Dễ dàng chuyển tiền khỏi VN
Trong vai người đi chuyển tiền cho người nhà ở Mỹ, sáng 21-7, vào hỏi 2 cửa hàng vàng trên phố Hà Trung ở Hà Nội - đại bản doanh đổi ngoại tệ không chính thức ở thủ đô, ngay ở chỗ gửi xe bảo vệ cửa hàng đã khẳng định có dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài.
Vào trong, ông H., nhân viên cửa hàng HT, cho biết chỉ cần cho biết tài khoản của người bên Mỹ là sau 1-2 tiếng tiền vào tài khoản ngay. Phí tùy theo món tiền, nhưng ít nhất là 20 USD, còn càng nhiều tiền, phí càng cao, thậm chí sẽ thu theo tỉ lệ phần trăm.
Còn khi đến cửa hàng HV, tiếp chúng tôi là nhân viên nữ, cô trấn an ngay: phí chuyển cửa hàng chỉ lấy “tí ti” chứ không nhiều như các ngân hàng; không cần giấy tờ gì.
Khi được hỏi mức phí chuyển 20.000 USD cho người thân ở Mỹ, nhân viên cửa hàng vàng cho biết phí 150 USD, sau 2 tiếng là tiền vào tài khoản của người bên Mỹ ngay.
Đồ họa: V.CƯỜNG
Nhiều chiêu lách
Với việc chuyển số tiền lớn để mua nhà, dịch vụ chuyển tiền có nhiều cách “lách” hơn. Ngày 21-7, liên hệ với một người tên Hồng (Q.10, TP.HCM) với nhu cầu chuyển tiền sang Mỹ để mua nhà, chúng tôi được hướng dẫn: hẹn ngày giờ chuyển tiền.
Đến hẹn hai bên cùng giao tiền. Người ở VN chỉ cần chuyển bằng tiền Việt, sau đó đầu mối ở Mỹ sẽ chuyển lại tiền USD cho người nhận. Khi đầu mối ở VN nhận đủ số tiền, đầu mối ở Mỹ cũng chuyển ngay tiền cho người được chỉ định nhận.
“Phí chuyển tiền được tính tùy theo số tiền cần chuyển. Thường với số tiền dưới 1 triệu USD, phí dịch vụ khoảng 3%” - bà Hồng nói.
Cũng với hình thức này nhưng nhiều đối tác thực hiện tinh vi, sử dụng hai ba tầng để “lọc”. Người nhà ở VN muốn chuyển tiền chỉ cần ghi số hộ chiếu, điện thoại của người nhận. Khi đó, đối tác ở Mỹ sẽ cho người nhận số điện thoại.
Khi gọi vào số điện thoại đó, đầu dây sẽ tiếp tục cho một số điện thoại khác. Cứ như vậy, phải gọi ba, bốn số điện thoại, đối tác mới cung cấp chính xác địa chỉ nhận tiền.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, việc chuyển tiền chui qua đầu mối hai nước chỉ là một trong rất nhiều “chiêu”.
Với quy định chặt về kiểm soát rửa tiền, nhiều người có nguồn tiền cần giấu đang chuyển tiền bằng chiêu thức tinh vi hơn: thông qua ngân hàng ở một nước khác, không quy định chặt về dòng tiền.
Từ nước “trung gian”, số tiền “lậu” được chuyển qua Mỹ bằng con đường đầu tư, ủy thác xuất nhập khẩu, trả các chi phí dịch vụ... Ví dụ, thành lập công ty ở Mỹ. Sau đó, người có nhu cầu chuyển tiền sẽ đóng góp theo dạng đóng cổ phần.
Đôi vợ chồng trẻ ở Q.1 (TP.HCM) tìm hiểu mua nhà đất tại bang Florida (Mỹ) - Ảnh minh họa: HỮU THUẬN
Hợp thức hóa tiền mua nhà
Tiền mặt từ VN chuyển qua Mỹ mới chỉ là bước một. Để mua nhà cũng cần “chiêu thức” khác. Ông Hoàng Lâm, Việt kiều Mỹ, chia sẻ nhà ở Mỹ thường có giá từ 200.000 - 300.000 USD trở lên, tùy bang.
Thủ tục mua nhà ở Mỹ đơn giản. Tuy nhiên, nếu cầm tiền mặt đi mua nhà ở Mỹ rất khó vì Mỹ chặn tiền “bẩn”. Nên đã có trường hợp người Việt hợp thức hóa bằng cách chia nhỏ số tiền cần trả.
Ông V.Q.L. (TP.HCM), một người từng kết nối cho người mua nhà ở Mỹ, chia sẻ: Như ông H. có con du học ở Mỹ ba năm, đã được cấp số an sinh xã hội. Để tránh kiểm tra nguồn gốc tài sản, con ông H. mua nhà với chính sách trả góp.
Giai đoạn đầu chỉ cần đóng một số tiền nằm trong quy định không phải kê khai nguồn gốc. Số tiền dư còn lại, con ông H. để dành thanh toán theo tiến độ trả góp. Ông L. cho biết người Việt muốn mua nhà sử dụng “chiêu trò” này rất nhiều.
Ông Nguyễn Trọng Lâm (Q.1, TP.HCM) cũng từng chuyển tiền mua nhà ở nước ngoài, xác nhận cả quá trình là không dễ nhưng cũng băn khoăn nếu số tiền đó là bất hợp pháp, có nguồn gốc “không sạch”, thì lại là quá dễ...
Ông Lâm cho rằng cần xem lại cơ chế quản lý ngoại hối, bởi hiện chỉ quản được kênh giao dịch chính thức.
NAR có độ tin cậy đến đâu?
Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Mỹ (NAR) - nơi vừa công bố VN trong tốp 10 nước có người mua nhà nhiều nhất ở Mỹ - là hiệp hội kinh doanh lớn nhất của Mỹ, với hơn 1,2 triệu thành viên như các nhà môi giới, thẩm định viên, cố vấn, quản lý tài sản, nhân viên bán hàng...
Từ năm 2009, NAR bắt đầu khảo sát thường niên dựa trên các thành viên của mình. Đây là tiền đề quan trọng để cho ra báo cáo hằng năm về thực trạng người nước ngoài mua nhà ở Mỹ.
Theo NAR, công dân Mỹ gốc Việt mua nhà sẽ không được tính là người Việt mua.
Báo cáo năm 2017 dựa trên cuộc khảo sát ngẫu nhiên của NAR trên 207.691 thành viên trong hiệp hội. Nói một cách khác, báo cáo của NAR có thể chỉ phản ánh đúng một phần thực trạng mua nhà của người Việt ở Mỹ.
Con số 3,06 tỉ USD thực tế có thể sẽ còn cao hơn hoặc thấp hơn nếu có một cuộc điều tra chính thức và toàn diện của Chính phủ Mỹ.
DUY LINH
Mua xong chưa phải hết lo
Theo tính toán của một số trang môi giới nhà phổ biến ở Mỹ, giá nhà ở nước này không phải quá đắt so với VN, thậm chí nếu so diện tích, quy mô còn rẻ hơn nhiều nơi. Tuy nhiên, bên cạnh phải đáp ứng nhiều thủ tục, tiền để “nuôi” nhà ở Mỹ không nhỏ.
Sau khi mua nhà, người sở hữu bắt buộc phải mua một trong ba loại bảo hiểm là động đất, lũ lụt và hỏa hoạn. Nhưng “ngốn tiền” bậc nhất là tiền thuế bất động sản, tùy thuộc luật của mỗi bang, dao động từ 0,5 - 3%/giá trị tài sản.
Trong trường hợp người mua để ở, cách tính thuế sẽ khác; mua để cho thuê lại sẽ có cách tính khác.
D.LINH
http://tuoitre.vn/tin/chinh-tri-xa-hoi/20170722/mua-nha-o-my-de-dang-tuon-tien-ra-nuoc-ngoai/1356394.html
Vâng, tại e thấy có mấy cụ thắc mắc nên đưa tin thôi, thực ra còn nhiều cách chuyển lắm chứ không như báo viết đâu.Có gì khó khăn đâu Cụ ơi, chỉ cần 1 cuộc đt là em có thể chuyển vài chục ngàn bình thường mà.
Cháu nghĩ chẳng có đâu, thổi thôi, chuyển tiền sang thì chắc có, nhưng chuyển hết số đó ra BDS chắc không, trung bình 300k một cái nhà số tiền đó mua được 10k cái
Cháu chưa được đi, nhưng do quy định của pháp luật chuyển tiền đi thì rất lằng nhằng nên có chuyển đi thì phải chuyển theo kiểu cân đối với phía chuyển về, và nguồn cân đối kiểu đó thì chuyển đi còn nhận được phế, do nhu cầu chuyển đi ít hơn chuyển về cụ ạ, hơn nữa để hợp thức hóa số tiền đó để mua nhà cần lộ trình, chứ không phải có tiền bên đó là mua được nhà, cụ không tin bán thử cái nhà rồi chuyển tiền sang Mẽo mua thử xem, theo đúng đường chính ngạch xem khó khăn cỡ nào? Còn nếu không theo chính ngạch, căn cứ vào đâu cụ biết tiền ở VN chuyển sang hay rửa tiền chính bên đó? Việc giá BĐS châu Âu, Úc, Mẽo tăng phần lớn là do lãi xuất ngân hàng TW đang gần chư là không, có tiền gửi ngân hàng không có lãi mà đi vay mua nhà trả ít lãi nên nhiều người đi mua nhà thôi, cầu lên thì giá lên, sơ sơ là vậy, bong bóng có vẻ căng rồicụ sang đấy chưa mà phán chắc nịch thế.
mấy vùng như anaheim, santa ana ở cali giờ tràn ngập nhà cán bộ cs. giá nhà thấp 600k, trung bình 800-1tr một cái. loại đẹp thì cứ 2-3tr đổ lên nhé.
Lưu ý là số tiền 3,06 tỉ đôla Mỹ để mua nhà, đó là chỉ riêng ở Mỹ, chưa tính các quốc gia phát triển khác ở châu Âu, Bắc Mỹ hay châu Úc... Con số này thật lớn nếu so với 5,7 tỉ đôla Mỹ của kiều bào đang đầu tư về VN qua gần 3.200 dự án từ trước đến nay (theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài).Sao không thấy mua nhà ở TQ, Nga, Triều Tiên, Lào, Venezuela nhỉ?
Mua ở đâu chứ khu quận Cam ít mua lắm.
Lưu ý là số tiền 3,06 tỉ đôla Mỹ để mua nhà, đó là chỉ riêng ở Mỹ, chưa tính các quốc gia phát triển khác ở châu Âu, Bắc Mỹ hay châu Úc... Con số này thật lớn nếu so với 5,7 tỉ đôla Mỹ của kiều bào đang đầu tư về VN qua gần 3.200 dự án từ trước đến nay (theo số liệu của Ủy ban Nhà nước về người VN ở nước ngoài).
Đã đến lúc cần chú ý về những cơn sóng ngầm di cư của những người giàu, những doanh nhân thành công tại VN? Lý do nhiều doanh nhân muốn ra đi là gì? Họ tìm thấy những cơ hội kinh doanh tốt hơn ở nước ngoài? Hay họ có mối lo dần lớn, cảm thấy không yên tâm về môi trường kinh doanh và làm ăn hiện nay?
Họ lo lắng về sự đi xuống của chất lượng môi trường sống? Hay họ muốn con cái và gia đình tương lai sau này thụ hưởng cuộc sống có chất lượng giáo dục và môi trường tốt hơn?...
Nếu những người có nguồn tiền không sạch muốn chuyển tiền ra khỏi VN có thể không khó hiểu, thì điều cần quan tâm là những doanh nhân, người giàu muốn chuyển tiền khỏi VN.
Doanh nhân, người giỏi cần một môi trường kinh doanh thuận lợi nhưng phải ổn định và an toàn. Tài sản, sản nghiệp của họ phải được đảm bảo chắc chắn. VN hơn lúc nào hết cần cải cách hệ thống tư pháp mạnh mẽ hơn nữa để bảo vệ quyền tài sản của người dân, không hình sự hóa các giao dịch kinh tế - dân sự.
Các chính sách phải nhất quán, thống nhất, không thể để tình trạng một ngành hàng đang kinh doanh thuận lợi nhanh chóng rơi vào bế tắc, suy thoái và dụp đổ chỉ vì chính sách thay đổi xoành xoạch.
Thôi thế đã, chém tiếp dễ toi nick
Sắp có kl rồi cụ ah, khéo mà lại biến mất giống txt.Vâng, chỉ dành cho mấy ông chạy xe ôm, nuôi heo và buôn chổi đót thôi.
Ngày xưa là những kẻ thất bại.Không phải di tản đông hơn mà giàu hơn những người đi sau 1975-1989.
Cụ lạc quan nhỉ. Rồi lại bài Bằng chứng đâu thôiSắp có kl rồi cụ ah, khéo mà lại biến mất giống txt.