Có mấy cụ cãi nhau về việc liệu có xảy ra vỡ nợ tới mức phải lôi bảo hiểm tiền gửi ra trả (hiện tại là 125 triệu/người). Nghiêm túc mà nói, đây là rủi ro có thực nhưng cách tiếp cận của chúng ta nên phải là câu hỏi: trong hoàn cảnh nào mà nhà nước phải buông?
Đương nhiên việc buông, cho ngân hàng phá sản và sử dụng bảo hiểm tiền gửi là bước đi cuối cùng khi không còn cách nào khác. Vậy thì, trong tình trạng như thế nào mà nhà nước không thể lựa chọn kiểm soát đặc biệt để rút củi đáy nồi, hoặc/và không thể bơm thêm tiền để pha loãng rủi ro? Em các bác nghĩ tới 2 tình huống trái ngược nhau:
- Tình huống 1: quy mô nợ xấu/âm tài sản quá lớn trong khi ngân sách và nền kinh tế đang ở trong giai đoạn bất lợi, chi phí của việc cố gồng gánh cứu người gửi tiền còn lớn hơn việc để người dân mất niềm tin vào hệ thống ngân hàng rồi ồ ạt rút tiền. Đó là tình huống "lực bất tòng tâm", phải chọn cái ít xấu hơn giữa 2 cái xấu.
- Tình huống 2: hiểu biết/nhận thức của người dân tương đối cao trong khi chính quyền điều hành minh bạch để tạo niềm tin. Khi đó ngay cả khi 1 ngân hàng sập, niềm tin của người dân suy giảm không nhiều, không tạo ra cơn đại hồng thuỷ rút tiền làm sập hệ thống ngân hàng.
Cái số 2 có lẽ khó mà xảy ra trong 5-10 năm tới. Cái số 1 thì có thể nếu cứ để tình trạng chủ sở hữu ngân hàng vừa là chủ sở hữu các công ty sân sau vay chính ngân hàng đó. Chỉ là vấn đề thời điểm. Giả dụ vừa rồi nếu có vài thằng như SCB còn nền kinh tế VN rơi vào khủng hoảng thì khả năng cao là phải buông 1-2 thằng thôi. Dân rút tiền khỏi ngân hàng ư? Thoải mái, rồi vác đi đâu? Khả năng là vác về big 4 thôi. Vài tỷ ôm về nhà được chứ vài chục, vài trăm hay vài nghìn thì cũng đành cắn răng chia nhỏ ra gửi mỗi ngân hàng một ít.