Đi lâu rồi mợ ạ, lục lại ảnh mệt lắm. Vả lại em đi các nơi ít chụp ảnh lắm. May là bây giờ muốn có ảnh tìm trên mạng đầy.
Điều nghe được thú vị nhất mặc dù không biết có đáng tin không, vì chưa tìm thấy tài liệu nào nói, ngoài thuyết minh của cô HDV, là hai cái tháp Đại Nhạn và Tiểu Nhạn được xây trên đế là khối hình cầu gồm các tảng đá gắn với nhau (bằng gì, không rõ). Do đó cả tháp có thể lắc như con lật đật rồi lại tự đưa về vị trí đứng thẳng. Thế nên chúng vượt qua động đất. Mà tháp của nó thì to bằng 20 cái tháp phật giáo ở nước mình, Nghe hơi lạ!
Tiểu Nhạn to hơn Đại Nhạn vì làm sau mấy trăm năm, là tháp em, to nhưng phải gọi là Tiểu.
Lai lịch Đại Nhạn: Đường Tăng nhớ khi ở Ấn, là học trò cùng thầy đàm đạo ở sân, chợt có Nhạn (vịt trời) bay qua, trò nói lâu nay toàn ăn chay, thèm thịt quá. Thày rất thương bèn vẫy con vịt xuống cho trò được ăn thịt. Sau này về nước Đường Tăng nhớ lại, cảm động vì tình thương của thày, nên làm tháp tưởng nhớ và biết ơn, gọi là Nhạn Tháp. Học trò sau lại làm tháp tưởng nhớ Đường Tăng, to hơn, nhưng gọi là Tiểu Nhạn. Sau này các nơi cũng làm Nhạn tháp, để biết ơn thày.