DAY 10 (17/05/2018): KASHGAR
Facebook ở đây vẫn “chết” hoàn toàn. Ai cũng mách nhau sang Trung Quốc tải vpn thì vào facebook ngon lành nhưng điều này là “vô hiệu” khi ở Tân Cương.
Xiao Sun nhắc em “mày đừng đăng cái gì linh tinh nhé, ở đây bị kiểm duyệt hết đấy”. Em bảo “Bỏ mịe, mấy hôm trước tao đăng linh tinh mà không biết có nội dung gì thuộc loại vi phạm bị kiểm duyệt hay không”.
Xiao Sun kể em nghe cô bé đã tận mắt thấy những vụ xả súng và bắt bớ ngay tại quảng trường trong thành cổ cách đây 2-3 năm gì đó. Tất nhiên đứng ở tư cách là người Hán thì cô bé nghiêng về quan điểm ủng hộ người Hán ở Tân Cương, trong mắt cô bé thì người Hán đã mang văn minh, mang điện nước, trường học, bệnh viện, ... đến đây khai hóa văn minh cho những người dân tộc thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ và mang lại sự an toàn cho người Hán nữa. Nếu không có những người cảnh sát mà mày thấy trên đường – cô bé bảo em – thì bọn tao sẽ không bao giờ dám đi ra đường thế này.
Buổi sáng em nói Xiao Sun là mình quyết định vẫn đi Wuqia và hy vọng sẽ ra được cái mốc tận cùng của biên giới phía Tây Trung Quốc đó. Xiao Sun bảo mấy hôm nay tao không bận bán hàng, để tao đưa mày ra bến xe.
Cô bé ấy tuổi còn trẻ, mà rất nhiệt tình hào sảng đúng kiểu người mấy vùng Đông Bắc Trung Quốc, em thì thấy mình quá may mắn vì có một cô bạn đồng hành dễ thương làm guider miễn phí.
Vì xe 12h trưa mới khởi hành nên trên đường ra bến xe Xiao Sun dẫn em đến thăm một nơi gọi là “高台民居” (nghĩa là Khu dân cư ở trên cao).
Nơi này vài năm trước đúng ra là một địa điểm du lịch nổi tiếng nằm trong số những nơi khách du lịch phải ghé thăm khi đến Kashgar, tuy nhiên những năm gần đây đã bị xuống cấp nghiêm trọng, không được bảo tồn tử tế và nghe đâu chính phủ còn chuẩn bị cho phá bỏ hoàn toàn thì phải.
Khu dân cư dân gian này đã gần 600 năm tuổi, là nơi thể hiện kiến trúc nhà ở đặc trưng của người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) cổ đại và phong tục dân gian ở Kashgar.
Những ngôi nhà được xây dựng trên một vách đá hoàng thổ cao hơn 40m và dài hơn 800m có thể nhìn thấy từ xa.
Nhiều thế hệ người Duy Ngô Nhĩ đã sống ở đây, cứ mỗi thế hệ mới trong ra đình ra đời, họ lại xây tăng thêm một tầng, vì vậy các ngôi nhà cứ chồng lên nhau cao mãi. Hầu hết trong số đó là nhà xây bằng đất nhưng sau này cũng có nhiều nhà mới xây bằng gạch.
Các khối nhà xây dựng một cách rất ngẫu hứng, không theo bất kỳ tiêu chuẩn quy hoạch nào, hàng chục con hẻm nhỏ giao cắt uốn lượn mở rộng ra mọi hướng, nếu không có Xiao Sun dẫn đường chắc chắn em đã lạc lối.
Khu dân cư đã khá đổ nát, nhiều ngôi nhà đã đổ sụp hoặc bị bỏ hoang nghiêm trọng trong tình trạng tồi tệ và ngập ngụa rác. Lối vào chính đã bị cảnh sát chăng dây không cho khách vào thăm quan vì sợ các tòa nhà có thể đổ sụp bất cứ lúc nào, nên bọn em phải lỉnh đi theo lối khác.
Facebook ở đây vẫn “chết” hoàn toàn. Ai cũng mách nhau sang Trung Quốc tải vpn thì vào facebook ngon lành nhưng điều này là “vô hiệu” khi ở Tân Cương.
Xiao Sun nhắc em “mày đừng đăng cái gì linh tinh nhé, ở đây bị kiểm duyệt hết đấy”. Em bảo “Bỏ mịe, mấy hôm trước tao đăng linh tinh mà không biết có nội dung gì thuộc loại vi phạm bị kiểm duyệt hay không”.
Xiao Sun kể em nghe cô bé đã tận mắt thấy những vụ xả súng và bắt bớ ngay tại quảng trường trong thành cổ cách đây 2-3 năm gì đó. Tất nhiên đứng ở tư cách là người Hán thì cô bé nghiêng về quan điểm ủng hộ người Hán ở Tân Cương, trong mắt cô bé thì người Hán đã mang văn minh, mang điện nước, trường học, bệnh viện, ... đến đây khai hóa văn minh cho những người dân tộc thiểu số như người Duy Ngô Nhĩ và mang lại sự an toàn cho người Hán nữa. Nếu không có những người cảnh sát mà mày thấy trên đường – cô bé bảo em – thì bọn tao sẽ không bao giờ dám đi ra đường thế này.
Buổi sáng em nói Xiao Sun là mình quyết định vẫn đi Wuqia và hy vọng sẽ ra được cái mốc tận cùng của biên giới phía Tây Trung Quốc đó. Xiao Sun bảo mấy hôm nay tao không bận bán hàng, để tao đưa mày ra bến xe.
Cô bé ấy tuổi còn trẻ, mà rất nhiệt tình hào sảng đúng kiểu người mấy vùng Đông Bắc Trung Quốc, em thì thấy mình quá may mắn vì có một cô bạn đồng hành dễ thương làm guider miễn phí.
Vì xe 12h trưa mới khởi hành nên trên đường ra bến xe Xiao Sun dẫn em đến thăm một nơi gọi là “高台民居” (nghĩa là Khu dân cư ở trên cao).
Nơi này vài năm trước đúng ra là một địa điểm du lịch nổi tiếng nằm trong số những nơi khách du lịch phải ghé thăm khi đến Kashgar, tuy nhiên những năm gần đây đã bị xuống cấp nghiêm trọng, không được bảo tồn tử tế và nghe đâu chính phủ còn chuẩn bị cho phá bỏ hoàn toàn thì phải.
Khu dân cư dân gian này đã gần 600 năm tuổi, là nơi thể hiện kiến trúc nhà ở đặc trưng của người Duy Ngô Nhĩ (Uyghur) cổ đại và phong tục dân gian ở Kashgar.
Những ngôi nhà được xây dựng trên một vách đá hoàng thổ cao hơn 40m và dài hơn 800m có thể nhìn thấy từ xa.
Nhiều thế hệ người Duy Ngô Nhĩ đã sống ở đây, cứ mỗi thế hệ mới trong ra đình ra đời, họ lại xây tăng thêm một tầng, vì vậy các ngôi nhà cứ chồng lên nhau cao mãi. Hầu hết trong số đó là nhà xây bằng đất nhưng sau này cũng có nhiều nhà mới xây bằng gạch.
Các khối nhà xây dựng một cách rất ngẫu hứng, không theo bất kỳ tiêu chuẩn quy hoạch nào, hàng chục con hẻm nhỏ giao cắt uốn lượn mở rộng ra mọi hướng, nếu không có Xiao Sun dẫn đường chắc chắn em đã lạc lối.
Khu dân cư đã khá đổ nát, nhiều ngôi nhà đã đổ sụp hoặc bị bỏ hoang nghiêm trọng trong tình trạng tồi tệ và ngập ngụa rác. Lối vào chính đã bị cảnh sát chăng dây không cho khách vào thăm quan vì sợ các tòa nhà có thể đổ sụp bất cứ lúc nào, nên bọn em phải lỉnh đi theo lối khác.
Chỉnh sửa cuối: