[Funland] Một lời cảm ơn.

Chĩm111

Xe điện
Biển số
OF-554272
Ngày cấp bằng
13/2/18
Số km
2,993
Động cơ
1,032,000 Mã lực
Hôm nay, tôi đưa hai đứa con đến phòng nha khoa, tiện thể lấy cao răng luôn.
Khi con đang làm thì một cô bé bế con (7 tuổi) đang khóc đến,nói bị đau răng từ tối qua.
Bé nhà tôi làm xong tôi bảo nha sĩ kiểm tra cho cháu bé trước đi cho cháu khỏi khóc, tôi (và hai con, đã làm xong) chờ chút cũng được vì chắc bé chỉ viêm nhiễm hay nhổ răng sữa nhanh thôi.
Chuyện sẽ ko có gì nếu như nha sĩ và hai mẹ con cô bé vô tư ko một lời nào nữa và cứ thế vào làm. Thêm nữa, khi nha sĩ lấy khoan ra lắp thì tôi đứng luôn lên trả tiền và giục con về vì chờ sẽ lâu trong tâm trạng ko thoải mái.
Khi lên xe, tôi có thêm bài học trực quan cho con về lời cảm ơn.
Gía bà mẹ kia có một lời cảm ơn, giá nha sĩ cũng thế và khi biết cháu bé phải làm lâu có một lời xin lỗi thì có thể phòng khám có thêm một nhóm khách tiềm năng vì tôi đã đến tuổi răng lợi chán hoạt động rồi.(Tôi có phòng nha quen, nhưng làm lặt vặt ít đến vì phòng ấy uy tín nên đông khách mà làm cho gia đình tôi thì ko lấy tiền nên chỉ việc lớn tôi mới đến còn nhổ răng sữa, lấy cao răng hay hàn răng sâu tôi thương đến các phòng khác mà mọi người nói ổn về chất lượng.)
:-bd Tôi nói thêm với con: cuộc sống sẽ đẹp hơn nếu tất cả mọi người biết nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc.
Chuẩn, em đồng ý với cụ!
 

Chĩm111

Xe điện
Biển số
OF-554272
Ngày cấp bằng
13/2/18
Số km
2,993
Động cơ
1,032,000 Mã lực
Thực tế là làm việc hay giao tiếp với người biết nói "Cảm ơn" và "Xin lỗi" rất dễ chịu. Tuy nhiều tình huống, người nói ra câu đó có vẻ hơi khách sáo, nhưng cũng khiến cho người nhận cảm thấy được trân trọng...
Trên diễn đàn, có hình thức vodka cũng là một biểu cảm của sự "Cảm ơn", thêm vào đó là các biểu tượng (hoa, tim...), rất sinh động. Có một số nick, người khác giúp xong khi tư vấn một việc gì đó, không một lời "Cảm ơn".
Em nhớ là vẫn nợ mợ một lời cảm ơn! :D
 

cokimi

Xe điện
Biển số
OF-211179
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
2,230
Động cơ
2,188,212 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có lẽ chị kia bối rối vì con đau mà quên cảm ơn cụ, lúc nhớ ra chắc sẽ cảm thấy áy náy nhiều. Biết đâu chị ấy đang kể lại với chồng, xuýt xoa vì đã sơ ý với cụ.
 

minhhai985

Xe lăn
Biển số
OF-171945
Ngày cấp bằng
15/12/12
Số km
11,509
Động cơ
308,197 Mã lực
Rắc rối nhỉ, làm việc tốt ko đc cảm ơn cũng tâm tư cho cả xh.
 

mocconghoa

Xe tải
Biển số
OF-174728
Ngày cấp bằng
2/1/13
Số km
210
Động cơ
329,635 Mã lực
Website
www.mocconghoa.com
Mình ko rõ 2 mẹ con & người nha sỹ cụ chủ gặp tầm bao nhiêu tuổi, nhưng nếu khoảng U50 thì dù ko thông cảm nhưng vẫn có thể hiểu đc 1 điều: Họ ko đc học 2 từ "Cảm ơn & Xin lỗi"!
Mình đã xa rời bảng đen phấn trắng > 30 năm, và chuyên môn mình phụ trách là Sử - CT. Các lớp 6, 7 & 8 là môn Đạo đức, từ lớp 9 trở lên là CT.
Trong SGK môn Đạo đức ko hề có 1 bài nào dạy trẻ 2 từ Cảm ơn & Xin lỗi" cả, môn CT lại càng ko!
Toàn ~ bài học để trẻ đạt đc tiêu chí "5 điều Bác dạy", đến nỗi ~ hành vi bình thường nhất là "đi thưa về trình" mình phải bonus vì cũng chả có bài nào trong SGK đề cập đến.
Ko biết chương trình GDCD hiện nay có các bài học gồm ~ chuẩn mực đạo đức cơ bản như cuốn "Quốc văn giáo khoa thư" ngày xưa mình đc học ko?
Ngày xưa, năm 1992, vào Nam mình ấn tượng nhất trẻ con đi về đều vòng tay chào rất lễ phép và rất dễ thương. Ngoài Bắc thì có đi thưa về chào, nhưng ít, và không vòng tay như trẻ miền nam.
Ngày cấp 1 có bài thơ ( chính mình học ạ, giờ vẫn nhớ mang máng nội dung) đại khái 2 bạn đi chơi gặp thầy 1 bạn chào 1 bạn không, vì cho rằng không phải thầy giáo của mình, đại khái mình nhớ 1 đoạn cuối:
Có chú bộ đội
Vừa đi tới nơi
Gọi Vụ khẽ bảo
Cháu nghĩ sai rồi
Thầy bạn thầy mình
Đều là thầy cả
Gặp thầy phải chào
Không nên phân biệt.
Như vậy là miền bắc (U60, U50) cũng có được giáo dục về việc chào hỏi bác ạ.
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,775
Động cơ
222,692 Mã lực
Mình ko rõ 2 mẹ con & người nha sỹ cụ chủ gặp tầm bao nhiêu tuổi, nhưng nếu khoảng U50 thì dù ko thông cảm nhưng vẫn có thể hiểu đc 1 điều: Họ ko đc học 2 từ "Cảm ơn & Xin lỗi"!
Mình đã xa rời bảng đen phấn trắng > 30 năm, và chuyên môn mình phụ trách là Sử - CT. Các lớp 6, 7 & 8 là môn Đạo đức, từ lớp 9 trở lên là CT.
Trong SGK môn Đạo đức ko hề có 1 bài nào dạy trẻ 2 từ Cảm ơn & Xin lỗi" cả, môn CT lại càng ko!
Toàn ~ bài học để trẻ đạt đc tiêu chí "5 điều Bác dạy", đến nỗi ~ hành vi bình thường nhất là "đi thưa về trình" mình phải bonus vì cũng chả có bài nào trong SGK đề cập đến.
Ko biết chương trình GDCD hiện nay có các bài học gồm ~ chuẩn mực đạo đức cơ bản như cuốn "Quốc văn giáo khoa thư" ngày xưa mình đc học ko?
Họ tầm 30 thôi cụ ah.
U50 ít người cảm ơn nhưng họ hay nói câu "xin" hoặc đơn giản là cười với mình thân thiện, thái độ ấy đủ làm mình ấm lòng rồi cụ nhỉ.
Cụ học ở MN trước thống nhất?
 

Traisuonggio

Xe buýt
Biển số
OF-755285
Ngày cấp bằng
31/12/20
Số km
767
Động cơ
57,383 Mã lực
Nơi ở
Coi tam
Mk có ý tốt mờ họ ko cảm ơn thì kệ đi cc nhỉ
 

Vytichi

Xe hơi
Biển số
OF-787638
Ngày cấp bằng
16/8/21
Số km
179
Động cơ
29,706 Mã lực
Tôi thoải mái khi nhường và nhường ko để nhận lời cảm ơn, nhưng tôi chờ đời nó như thói quen mong muốn mọi điều tốt đẹp.
Cũng như tôi vẫn voka cụ vì cụ đã thoải mái nói ra suy nghĩ của cụ.
Cụ không thoải mái và bỏ về còn tẩy chay phòng khám, rồi lên đây tâm sự cho nó thoải mái nhỉ.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,355
Động cơ
344,099 Mã lực
Ngày xưa, năm 1992, vào Nam mình ấn tượng nhất trẻ con đi về đều vòng tay chào rất lễ phép và rất dễ thương. Ngoài Bắc thì có đi thưa về chào, nhưng ít, và không vòng tay như trẻ miền nam.
Ngày cấp 1 có bài thơ ( chính mình học ạ, giờ vẫn nhớ mang máng nội dung) đại khái 2 bạn đi chơi gặp thầy 1 bạn chào 1 bạn không, vì cho rằng không phải thầy giáo của mình, đại khái mình nhớ 1 đoạn cuối:
Có chú bộ đội
Vừa đi tới nơi
Gọi Vụ khẽ bảo
Cháu nghĩ sai rồi
Thầy bạn thầy mình
Đều là thầy cả
Gặp thầy phải chào
Không nên phân biệt.
Như vậy là miền bắc (U60, U50) cũng có được giáo dục về việc chào hỏi bác ạ.
Cảm ơn cụ đã chia sẻ thông tin. Mình hoàn toàn tin bài thơ cụ post là chính xác dù mình ko dạy cấp 1.
Tuy nhiên, thời điểm mình ra trường & giảng dạy vào năm 1986, cũng là năm cải cách GD. Mình phụ trách môn Đạo đức - CT nên biết rất rõ: Ko hề có bài nào trong SGK cấp II đề cập đến việc "đi thưa về trình" cả. Mà SGK là pháp lệnh, đc giảng dạy thống nhất trên toàn quốc, hay chỉ đc dạy ở cấp 1?
 

tridaulau

Xe tăng
Biển số
OF-320828
Ngày cấp bằng
23/5/14
Số km
1,097
Động cơ
237,579 Mã lực
Em cũng nghĩ với bh xã hội mình lời cảm ơn hay xin lỗi càng ngày càng ít và khó nói ra hay sao vậy
 

cokimi

Xe điện
Biển số
OF-211179
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
2,230
Động cơ
2,188,212 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Lời cảm ơn ko nên tiết kiệm.lời nói ko mất tiền mua các cụ bảo rồi mà
E đi đường hay để ý nhắc mọi người gạt chân chống.có những người nhắc xong họ cảm ơn mình cũng thấy vui vui,có những người nhắc xong họ còn chả thèm ngoáy lại nhìn mình,những lúc như thế e cũng thấy hơi hẫng.nhưng ko vì thế mà e buồn.sau gặp những người khác quên e vẫn nhắc và họ vẫn vui vẻ cảm ơn.e đã chứng kiến 1 người bị tai nạn chết do quên gạt chân chống nên e thấy mình cần nhắc họ,chuyện cảm ơn hay ko cũng ko quan trọng bằng tính mạng
Em cũng hay bị quên chân chống và hay được nhắc. Thường em chỉ kịp nói Vâng là cả hai đã vèo đi, em vẫn thầm cảm ơn người đã nhắc em và thấy vui. Chắc những người được cụ nhắc cũng cảm thấy như em, nên cụ đừng thấy "hẫng" nữa nhé :D
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,775
Động cơ
222,692 Mã lực
E thấy trẻ nó dùng nhiều hơn già ấy. E đi ship đồ cho vợ thấy vậy.
Bọn trẻ ở một số môi trường nói thường xuyên và tự nhiên (chân thành) mà cụ.
Cảm ơn cụ đã chia sẻ thông tin. Mình hoàn toàn tin bài thơ cụ post là chính xác dù mình ko dạy cấp 1.
Tuy nhiên, thời điểm mình ra trường & giảng dạy vào năm 1986, cũng là năm cải cách GD. Mình phụ trách môn Đạo đức - CT nên biết rất rõ: Ko hề có bài nào trong SGK cấp II đề cập đến việc "đi thưa về trình" cả. Mà SGK là pháp lệnh, đc giảng dạy thống nhất trên toàn quốc, hay chỉ đc dạy ở cấp 1?
Tôi học sách theo chương trình cũ (trước năm 198x) thì có học cảm ơn và xin lỗi.
Nhưng thời ấy (cho đến bây giờ ở nông thôn) mọi người vẫn rất ngượng ngập khi nói từ đó.Đa số đều cười và "xin" như tôi đã đề cập.
 

Quakhoang

Xe buýt
Biển số
OF-799220
Ngày cấp bằng
3/12/21
Số km
846
Động cơ
30,639 Mã lực
Tuổi
32
Cảm ơn cụ đã chia sẻ thông tin. Mình hoàn toàn tin bài thơ cụ post là chính xác dù mình ko dạy cấp 1.
Tuy nhiên, thời điểm mình ra trường & giảng dạy vào năm 1986, cũng là năm cải cách GD. Mình phụ trách môn Đạo đức - CT nên biết rất rõ: Ko hề có bài nào trong SGK cấp II đề cập đến việc "đi thưa về trình" cả. Mà SGK là pháp lệnh, đc giảng dạy thống nhất trên toàn quốc, hay chỉ đc dạy ở cấp 1?
Ồ, tôi tin rằng năm bác nói không đứa trẻ nào không thuộc bài này:



Và nó được dạy từ mẫu giáo như tôn chỉ về lễ nghi chứ không cần cấp một.

Vì thế người Âu mới nói rằng, thú non luôn phát triển theo môi trường của khu rừng nên nếu anh muốn dạy chúng làm xiếc thì hãy thay đổi môi trường cho chúng và ngược lại.

Có lẽ đám thú non chỗ các bác cần đi đến một môi trường sống mới & không nên dạy chúng làm xiếc trong một khu rừng hoang dại. Tất nhiên cá nhân tôi hoàn toàn tôn trọng bác nếu bác vẫn cố dạy chúng. Chắc chắn rồi.
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,355
Động cơ
344,099 Mã lực
Bọn trẻ ở một số môi trường nói thường xuyên và tự nhiên (chân thành) mà cụ.
Tôi học sách theo chương trình cũ (trước năm 198x) thì có học cảm ơn và xin lỗi.
Nhưng thời ấy (cho đến bây giờ ở nông thôn) mọi người vẫn rất ngượng ngập khi nói từ đó.Đa số đều cười và "xin" như tôi đã đề cập.
Vâng, như mình đã nói ở cmt trên, mình làm quen vs phấn trắng bục giảng từ năm 1986, là năm CCGD từ lớp 6, nên SGK trở về trước đã bị loại bỏ, do đó mình ko biết nội dung ntn.
Mình công tác tại vùng sâu thuộc ĐBSCL nên thấy đúng như cụ nói, rất hiếm có văn hóa ứng xử như "cảm ơn & xin lỗi". Mình rất thông cảm vì họ ko đc học nhiều.
Thậm chí, khi cha mẹ hoặc người lớn bảo gì, con cái cứ "ờ" thay vì Dạ/ Vâng...
 

Mũi tên bạc

Xe container
Biển số
OF-489283
Ngày cấp bằng
17/2/17
Số km
7,428
Động cơ
82,791 Mã lực
Tôi đồng quan điểm với cụ chủ. Tôi không rõ văn hóa trong nam thế nào vì tôi không sống ở đó, chỉ thỉnh thoảng vào chơi vài ngày rồi về. Nhưng ở Hà Nội thì tôi thấy giờ cuộc sống hiện đại nên có lẽ người ta ít giao lưu, ít chào hỏi, ... và ít những lời cảm ơn và xin lỗi như cụ chủ nói. Tôi đến chung cư của một người bạn, bạn ấy bảo: Ở chung cư nhà nào biết nhà đó; thậm chí ở cùng tầng có hơn 10 hộ thì chỉ nói chuyện với 2-3 hộ thôi còn lại trông thấy nhau cũng chả chào nhau; kể cả có chào, nói chuyện thì người ta cũng chả hứng thú với mình nên thôi. Nhiều khi băn khoăn không biết đây có phải là mặt trái của cuộc sống hiện đại không?
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,355
Động cơ
344,099 Mã lực
Ồ, tôi tin rằng năm bác nói không đứa trẻ nào không thuộc bài này:



Và nó được dạy từ mẫu giáo như tôn chỉ về lễ nghi chứ không cần cấp một.

Vì thế người Âu mới nói rằng, thú non luôn phát triển theo môi trường của khu rừng nên nếu anh muốn dạy chúng làm xiếc thì hãy thay đổi môi trường cho chúng và ngược lại.

Có lẽ đám thú non chỗ các bác cần đi đến một môi trường sống mới & không nên dạy chúng làm xiếc trong một khu rừng hoang dại. Tất nhiên cá nhân tôi hoàn toàn tôn trọng bác nếu bác vẫn cố dạy chúng. Chắc chắn rồi.
Cảm ơn cụ đã chia sẻ clip này, và mình cũng đã nghe ko dưới 1 lần.
Tuy nhiên, từ bài hát cho đến việc thực hành trong đời sống là 1 khoảng cách gần hoặc xa.
Gần là ~ người có tính cầu thị, sẵn sàng tiếp thu ~ điều hay lẽ phải; xa do biết mà ko chịu làm.
Còn khi giảng dạy, người GV có khả năng truyền đạt văn hóa ứng xử cho HS ngoài chương trình theo quy định của Bộ GD & ĐT còn tùy thuộc vào cái TÂM & TẦM nữa.
 

Red One1

Xe lăn
Biển số
OF-710007
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
11,815
Động cơ
7,270,200 Mã lực
Trạng thái lo âu căng thẳng cũng có thể ảnh hưởng đến ý thức, hay thói quen hàng ngày.
Chiên da tâm lý nhận định sau khi phân tích tình huống ;)
Có lẽ chị kia bối rối vì con đau mà quên cảm ơn cụ, lúc nhớ ra chắc sẽ cảm thấy áy náy nhiều. Biết đâu chị ấy đang kể lại với chồng, xuýt xoa vì đã sơ ý với cụ.
 

le_petit

Xe tăng
Biển số
OF-474710
Ngày cấp bằng
3/12/16
Số km
1,775
Động cơ
222,692 Mã lực
Tôi đồng quan điểm với cụ chủ. Tôi không rõ văn hóa trong nam thế nào vì tôi không sống ở đó, chỉ thỉnh thoảng vào chơi vài ngày rồi về. Nhưng ở Hà Nội thì tôi thấy giờ cuộc sống hiện đại nên có lẽ người ta ít giao lưu, ít chào hỏi, ... và ít những lời cảm ơn và xin lỗi như cụ chủ nói. Tôi đến chung cư của một người bạn, bạn ấy bảo: Ở chung cư nhà nào biết nhà đó; thậm chí ở cùng tầng có hơn 10 hộ thì chỉ nói chuyện với 2-3 hộ thôi còn lại trông thấy nhau cũng chả chào nhau; kể cả có chào, nói chuyện thì người ta cũng chả hứng thú với mình nên thôi. Nhiều khi băn khoăn không biết đây có phải là mặt trái của cuộc sống hiện đại không?
Theo tôi ko phải do cuộc sống hiện đại hay ít giao lưu đâu mà do...khó nói quá!
Thời trước (khi HN ổn định trong 4 quận) người HN nói cảm ơn và xin lỗi rất thường. Trước khi học ĐH, tôi ở quê nên nói hay nghe những từ ấy rất ngượng. Thói quen cảm ơn và xin lỗi tôi học ở các bạn HN và Nam định (dân Nam định nói tục vô địch nhưng lại nói cảm ơn và xin lỗi rất thường).
Sau khi mở cửa, HN tăng nhanh dân số mới có tình trạng cụ nói.
 

ô tô phun

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-377506
Ngày cấp bằng
13/8/15
Số km
3,304
Động cơ
275,337 Mã lực
Tuổi
44
Là do con người ko có giáo dục nên ko bao giờ thốt ra lời cảm ơn được người khác.
Đến tang gia bối rối người ta còn biết nói lời cám ơn. Nữa là đi làm răng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top