- Biển số
- OF-25818
- Ngày cấp bằng
- 15/12/08
- Số km
- 6,321
- Động cơ
- 552,328 Mã lực
Của ai nấy cầm sau khi trừ tát cả các chi phí.
em thấy cụ này nói đúng, nhưng chỉ đúng khi nhà cả 2 cụ đều đã khuất, còn nếu 1 trong 2 cụ còn thì nên dồn hết cho cụ còn sống, lập sổ tiết kiệm để chi tiêu sau này.Bước 1: Chi phí ma chay do 1 người ứng ra trước.
Bước 2: Phong bì phân loại, khách của ai trả cho người đó. Chưa cần bóc làm gì, mỗi người tự biết số tiền của riêng mình.
Bước 3: Công bố chi phí. Mỗi người đóng góp vào trả chi phí cho người đã ứng trước. Chia đều hoặc tùy tâm.
Bước 4: Người nào thu đc nhìu phong bì có thể góp thêm cho các việc sau này như tu sửa, xây mộ,..... Ai góp cũng đc, anh nào mạnh kinh tế có thể góp nhìu hơn...
cụ nghĩ đơn giản quá. trưởng nam có phúng viếng lại khách phương xa được không hả cụ ?Em thì nghĩ đơn giản,
Người ta có lòng, nhà mình có việc thì người ta mới gửi chút tiền phúng viếng. Mà gửi cũng là tùy tâm, tuy hoàn cảnh, không vì ít nhiều mà coi trọng hay coi nhẹ người ta.
Tiền đó, sau khi trừ chi phí liên quan tới việc tang, giao lại cho cụ còn lại hay ai đó (trưởng họ, trưởng nam, hay người gánh vác việc họ) để biết đường giỗ chạp hay phúng viếng lại.
Còn anh em trong nhà mà "khách tôi, tiền tôi cầm về" thì theo em, đã hỏng mất cái tình anh em rồi!