Nhà em để lại cho các cụ tất, xin mỗi cái danh sách để sau này đáp lễ người ta
Trên e ko theo được phép quý thế. Cứ của họ hàng làng xóm thì gửi các cụ, các cụ mất hết gửi bác trưởng để bác đi đáp lễ lại họ hàng làng xóm. Của cơ quan đoàn thể thì khách ai nấy giữ sau đại diện gđ đi đáp lễ lại. Chả thấy khoản nào từ thiện cả.Kính các Cụ , theo em thì thế này:
Tiền phúng là tiền của khách đên viếng người đã mất. Trước là thắp hương tiễn biệt, tỏ lfng tôn kính. Sau là có đóng góp một chút (tùy tấm lòng và điều kiện) để chia sẻ với gia đình trong việc an táng như là đóng góp người nhà. Vì hồi xưa, thời PK và thời bao cấp , Các GĐ ai cũng nghèo khó , mỗi lần tang ma là chạt ngược chạy xuôi, đã thành tập tục khó bỏ.
1. Một số cụ nhà có điều kiện, không muốn mắc nợ dây dưa, nợ ân tình nên ủng hộ cách dán bảng miễn chấp (phúng) điếu. Tuy nhiên người viếng, không bằng tiền thì lại đi chợ mua hoa quả, vòng hoa, nhang đèn ,... đến viếng. Vừa lãng phí dư thừa, vừa mất công vào chợ chọn lọc, có khi tiền còn cao hơn tiền phúng. Mà gia chủ không thể từ chối được. Cuối cùng GĐ vẫn phải mang tiếng nợ ân tình, người mất cũng vẫn nhận ơn. Còn khổ hơn sau này không nhớ giá trị đồ lễ nhiều ít mà đáp trả lại.
2. Việc sử dụng tiền phúng:
Tiền phúng là tấm lòng của thân bằng quyến thuộc, bạn bè, bá tánh gần xa viếng và góp cho gia đình tang chủ nên không thể chối từ. Với những nhà họ hàng lớn, quan hệ rộng thì só tiền phúng khá lớn (vài trăm, vài tỷ, và hơn nữa...), Xử lý sao cho hợp lý?
Theo ý nghĩa tiền phúng là tiền khách viếng chia sẻ với gia đình, liên quan đến tang lễ cho người mất. Thực ra đó là tiền nợ nhân gian, tiền bá tánh. Chỉ dùng cho việc tang ma chứ không nên chia các con, tiêu xài.
- Gia đình có điều kiện tang ma tự bỏ chi phí, tiền phúng điếu còn lại thì trích một phần làm từ thiện còn để riêng. Sau này GĐ, con cháu trích đáp lễ, đi phúng lại GĐ khách đến viếng (khi có dịp), cho đến tiêu hết, dư thì làm từ thiện.
- Gia đình có không điều kiện lo tang ma, thì trích tiền phúng điếu làm tang ma. Còn thừa thì để dùng riêng cho cúng tế người mất ( cầu siêu, phóng sinh, chẩn tế, từ thiện, cúng thất tuần, 59, 100 ngày, xây mộ, giáp năm, ,...), còn dư thì từ thiện và để TK riêng, để trích đáp lễ, đi phúng lại GĐ khách viếng (khi có dịp).
- Không nên chia tiền phúng còn dư cho các con (chia đều hay chia theo bạn bè của ai). Tiền phúng rất độc vì là tiền cúng của thập phương bá tánh (như tiền cúng chùa). Đâu phải người ta cho cá nhân mình mà hưởng ví sai mục đích (kể cả khi có quan hệ với mình nên họ mới viếng). Mình được chia xài thì người mất mang nợ, bản thân mình cũng mang nợ (bá tánh) nên không nên đụng đến mà nên để riêng, dùng cho làm đám, cúng tế người mất trả lễ hay làm từ thiện cho hết.
Tuy nhiên, tiền Phúng chỉ nên lấy dùng cho Giỗ đầu, giáp năm là tối đa. Nếu dư thì để quỹ hay làm từ thiện, Không nên chi dùng cho các lần cúng giỗ sau, vì đó là phần trách nhiệm riêng của con cháu. Người mất dùng số tiền đó cũng mang nợ phần nào....
Cái này là tùy tâm, tùy phong tục mỗi GĐ thôi chứ không không có bài bản nào rõ ràng. Nhưng người ta phúng làm đám cho các Cụ (bố mẹ mình), con cái cầm về làm gì? (dù là bạn đồng nghiệp với mình). Lấy tiền phúng làm từ thiện cho cha mẹ (người mới mất), Còn sau mình bỏ tiền riêng đáp lễ lại bạn bè coi như trả thay, để báo hiếu cho cha mẹ.Trên e ko theo được phép quý thế. Cứ của họ hàng làng xóm thì gửi các cụ, các cụ mất hết gửi bác trưởng để bác đi đáp lễ lại họ hàng làng xóm. Của cơ quan đoàn thể thì khách ai nấy giữ sau đại diện gđ đi đáp lễ lại. Chả thấy khoản nào từ thiện cả.
Cấm mạnh hơnViết cái chữ rõ ,to, dễ thấy ở bản cáo phó " Miễn phúng điếu " .
Thế TH khách viếng mua hoa quả GĐ có nhận không ? Cái này khó xử phết (phúng 200k, hoa quả mua 400k!), quả chất như núi 2 ngày ko ai dám ăn , đổ bỏ còn lãng phí.Cấm mạnh hơn
Quan điểm của em là tiền viếng khách của ai trả người đấy còn làng xóm họ hàng giao Bố Mẹ giữ để trả nghĩa. Còn chi phí tang lễ thì chia đều cho các con, trong số các con ai giàu có thì gánh cho người nghèo còn xêm xêm như nhau thì chia đều. Chi phí giỗ Chạp thì tất cả mọi người phải có trách nhiệm góp cho Bố Mẹ hoặc người đứng ra thờ cúng mới phải đạo.Bẩm CCCM chả là vừa rồi nhà cháu có về một vùng quê của người thân đang công tác và sinh sống lập nghiệp tại thủ đô đã lâu. Khi gia đình có người thân mất mọi người con cháu về lo hậu sự cho cụ thật là chu đáo và hoàn tất theo phong tục của địa phương và dòng họ nơi ấy.Nhưng có một việc xảy ra mà bạn cháu hỏi " Theo ông và quê ông thì giải quyết thế nào còn tôi đau đầu quá " nhưng cháu không có phương án nào cho người bạn thân ấy vì việc đó cháu chưa đến với cháu mặc dù bất cứ ai trên cõi đời này cũng trải qua nhiều nhất là 4 sự việc như vậy. đó là, sau khi công việc ma chay mồ mả hoàn tất tốt đẹp thì công việc kiểm đếm số tiền phúng viếng của họ hàng, làng xóm, người thân của hai cụ, và khách của các cơ quan đòan thể của các con, Trai, Gái, Dâu ,Rể đến viếng, Sau đó các con đưa cho cho cụ còn lại thì cụ tuyên bố khách của đứa nào cầm hết về đứa ấy vì cụ không muốn phiền đến các con nhưng các con thống nhất là số tiền chi ra hết bao nhiêu và tiền viếng cụ của họ hàng chi ra còn lại bao nhiêu thì chia đều cho 5 đứa con, rồi đứa nào giúp cụ còn sống thì tùy theo điều kiện từng đứa, tuy nhiên do quan hệ xã hội bên ngoài có đứa ít có đứa nhiều mặc dù không đứa nào phải bỏ tiền túi ra để đóng góp cho cụ nhưng một số đứa có nhiều hơn thì bị mang tiếng là cầm tiền phúng cha phúng mẹ , do đó nó đau đầu tâm sự với nhà cháu và hôm nay cháu mang lên đây hỏi CCCM có lời giải theo như thế nào là hợp lý để cháu còn có kinh nghiệm cho nhà mình vì các cụ cũng nhiều tuổi rồi chưa biết lúc nào nên cháu rất cảm ơn CCCM cho lời khuyên.
Gia đình mình đã làm như thế. Không chỉ ghi “Miễn phúng điếu” mà còn ghi thêm “Cảm ơn Quý vị đã đến viếng. Chúng tôi xin phép không nhận tiền phúng điếu, nhang đèn, hoa quả, vòng hoa.” Thể theo nguyện vọng của người đã mất, gia đình làm đám tang giản dị, sau đó đem thiêu và thuê thuyền đưa tro cốt ra ngã ba sông, nơi rộng mênh mông rải chứ không làm mộ. Khi con cái cưới thì thuê thuyền ra ngã ba sông rải hoa và cúng ông bà. Mình ở miền Nam.Viết cái chữ rõ ,to, dễ thấy ở bản cáo phó " Miễn phúng điếu " .
Em cũng có cảm nhận như vậy!Tiền phúng điếu mà chia nhau thì quả là bất hiếu với ông bà ,cha mẹ .