[Funland] Một bữa cỗ Nông Thôn Bắc Bộ

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
5,123
Động cơ
385,150 Mã lực
Em thì không ăn được mắm tôm. Hồi bé về quê ăn cỗ ông chú gắp cho miếng thịt gà, mà trên đũa có dính tí mắm tôm. Em không để ý cho miếng thịt gà vào mồm nhai, thế là phun hết đồ ăn trong bụng ra đầy cả mâm.

Từ đó đến giờ về quê không thấy ai gắp đồ ăn cho nữa :))
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,897
Động cơ
756,188 Mã lực
Cụ chưa bị lườm nguýt và mỉa mai khi làm thế à:)) ở quê không đơn giản như thế đâu ạ!
vâng, em gốc Bắc nhưng ở miền Trung lâu rồi. Em cũng không hòa hợp lắm với phong cách khá cầu kỳ (cả trong chuyện mời mọc lẫn cách trình bày/nấu thức ăn ...) ở MB mình. Xin lưu ý đây là cảm nhận cá nhân của em thôi nhé, em không có ý chê bai gì đâu ah; em thích sự đơn giản của MT và MN trong chuyện ăn uống hơn. Và em cũng chưa thực sự có lần nào được ăn cỗ quê ở BM cả tuy nhiên em hình dung được nó diễn ra như thế nào.
PS: em cực kỳ có ấn tượng và thích cái cảnh chợ quê ở MB mình, em rời MB từ năm 9 tuổi nhưng vẫn nhớ và có vài lần về quê MB chơi, thấy nhớ thời thơ ấu lắm và thấy bây giờ cũng không khác gì cảnh chợ quê cách đây 30 năm ...

Ở MT chỗ em thì ăn uống khá đơn giản, ở thị tứ thì đơn giản hơn (ví dụ bạn em đến nhà chơi hỏi bảo có ăn cơm không thì để nấu thêm, thiếu thức ăn thì chạy ra quán nhậu mua cái gì đó ăn thêm, cơm thiếu thì đi mua bún ăn bổ sung .... nói chung là khá đơn giản.) Nếu người ở quê (vợ) lên thì cũng mời ăn nếu đúng bữa hoặc mời ra quán nhậu luôn cho tiện, vẫn phải có lời mời nhưng gọn gàng nhẹ nhàng thôi.
Em về quê vợ ăn uống thì được tiêu chuẩn VIP nên khá là dễ thể hiện, thích gì ăn nấy, không thích nhưng bị gắp cho có thể cảm ơn không ăn hoặc nói thẳng ... uống thì thích thì uống, không thích thì lấy lí do là tí nữa lái xe nên không uống thì cũng chả ai ép.
 

NLK

Xe điện
Biển số
OF-402360
Ngày cấp bằng
23/1/16
Số km
3,072
Động cơ
247,260 Mã lực
Tuổi
46
Em thì không ăn được mắm tôm. Hồi bé về quê ăn cỗ ông chú gắp cho miếng thịt gà, mà trên đũa có dính tí mắm tôm. Em không để ý cho miếng thịt gà vào mồm nhai, thế là phun hết đồ ăn trong bụng ra đầy cả mâm.

Từ đó đến giờ về quê không thấy ai gắp đồ ăn cho nữa :))
Em không ăn được tiết canh, nhìn em đã xây xẩm mặt mũi rồi , hãi lắm cơ. May mà em không nặng có quê cha đất tổ. 1 năm em về chủ yếu là để tảo mộ Bo Mẹ em cũng mất gốc chứ đừng nói đến em. Ex em trước cũng là người HN. Em cũng chưa được thưởng thức cơm quê cỗ quê bao giờ kiểu như vậy. Con cái các Bác em thì giầu hơn nhà em toàn biệt thự và làm việc ở Tỉnh uỷ. Quê đối với em còn là niềm ghen tỵ. Bọn bạn em bảo nếu bảo nếu em lấy chồng ở quê theo lối sống này không biét em có hoà nhập được không :(
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,897
Động cơ
756,188 Mã lực
Nếu em không nhầm thì thế kỷ 17-18, ở thành thị tây âu hẳn hoi nhé, chuyện tắm hàng ngày là rất xa xỉ. Thường thường 1-2 tuần mới tắm. Để em tìm dẫn chứng cho mợ sau
em đọc đâu được cái phóng sự, anh chồng tây không cho vợ Việt tắm, anh ấy thích mùi hương tự nhiên và mùi ấy giúp anh ấy làm việc ấy nhiệt tình hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:

Honghen2008

Xe lăn
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
13,018
Động cơ
463,565 Mã lực
vâng, em gốc Bắc nhưng ở miền Trung lâu rồi. Em cũng không hòa hợp lắm với phong cách khá cầu kỳ (cả trong chuyện mời mọc lẫn cách trình bày/nấu thức ăn ...) ở MB mình. Xin lưu ý đây là cảm nhận cá nhân của em thôi nhé, em không có ý chê bai gì đâu ah; em thích sự đơn giản của MT và MN trong chuyện ăn uống hơn. Và em cũng chưa thực sự có lần nào được ăn cỗ quê ở BM cả tuy nhiên em hình dung được nó diễn ra như thế nào.
PS: em cực kỳ có ấn tượng và thích cái cảnh chợ quê ở MB mình, em rời MB từ năm 9 tuổi nhưng vẫn nhớ và có vài lần về quê MB chơi, thấy nhớ thời thơ ấu lắm và thấy bây giờ cũng không khác gì cảnh chợ quê cách đây 30 năm ...

Ở MT chỗ em thì ăn uống khá đơn giản, ở thị tứ thì đơn giản hơn (ví dụ bạn em đến nhà chơi hỏi bảo có ăn cơm không thì để nấu thêm, thiếu thức ăn thì chạy ra quán nhậu mua cái gì đó ăn thêm, cơm thiếu thì đi mua bún ăn bổ sung .... nói chung là khá đơn giản.) Nếu người ở quê (vợ) lên thì cũng mời ăn nếu đúng bữa hoặc mời ra quán nhậu luôn cho tiện, vẫn phải có lời mời nhưng gọn gàng nhẹ nhàng thôi.
Em về quê vợ ăn uống thì được tiêu chuẩn VIP nên khá là dễ thể hiện, thích gì ăn nấy, không thích nhưng bị gắp cho có thể cảm ơn không ăn hoặc nói thẳng ... uống thì thích thì uống, không thích thì lấy lí do là tí nữa lái xe nên không uống thì cũng chả ai ép.
Em hiểu rồi Cụ ạ:) Cụ cho em hỏi Cụ sống ở đâu miền trung ạ, và CS có dễ sống không?kiếm tiền, con người, xã hội... Bất kỳ cái gì Cụ ấn tượng về miền đất ấy. Em đi miền trung nhiều rồi nhưng sống lau thì chưa và rất muốn biết CS nơi đó.tks Cụ
 

Xúy Vân

Xe tải
Biển số
OF-401803
Ngày cấp bằng
19/1/16
Số km
289
Động cơ
-419,148 Mã lực
MỘT BỮA CỖ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Trích một anh Tây tả màn ăn cỗ của người Bắc

"Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.
Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.

Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên.

Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.

Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa.

Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi.

Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.

Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà. Một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau.

Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói : ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.

Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : "Ngon lắm, ngon lắm". Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không?

Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải.

Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng "bánh đa" vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.

Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.

Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: "Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!"... tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó... không ngon???

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng "chả" cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao.

Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức những cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc...

Nguồn: FB Quoc Tuan Vu trên group ăn uống.
Ôi! Một phong cách :)
 

matizvan2009

Xe ngựa
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
25,897
Động cơ
756,188 Mã lực
Em hiểu rồi Cụ ạ:) Cụ cho em hỏi Cụ sống ở đâu miền trung ạ, và CS có dễ sống không?kiếm tiền, con người, xã hội... Bất kỳ cái gì Cụ ấn tượng về miền đất ấy. Em đi miền trung nhiều rồi nhưng sống lau thì chưa và rất muốn biết CS nơi đó.tks Cụ
Em chọn miền đất này là bị động chứ không chủ động vì theo cha mẹ đến đây từ bé, sống lâu rồi quen người quen cách sống. Nơi em đang sống không phải là "nơi đáng sống" như ĐN, rất nhiều người từ MB đến đây, có cơ hội là quay về ngay. Thế cụ ah.
 

LaiXeNgoan

Xe tải
Biển số
OF-408609
Ngày cấp bằng
5/3/16
Số km
238
Động cơ
226,890 Mã lực
Tuổi
36
Giọng văn tương đối hay :D
 

muadem

Xe cút kít
Biển số
OF-30520
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
18,047
Động cơ
648,031 Mã lực
Nơi ở
xanh cỏ đến, đỏ ngói đi
Chả xao, xưa giờ vẫn vậy. Vẫn khỏe de và dất nhiều tiến sĩ :))
 

Honghen2008

Xe lăn
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
13,018
Động cơ
463,565 Mã lực
Em chọn miền đất này là bị động chứ không chủ động vì theo cha mẹ đến đây từ bé, sống lâu rồi quen người quen cách sống. Nơi em đang sống không phải là "nơi đáng sống" như ĐN, rất nhiều người từ MB đến đây, có cơ hội là quay về ngay. Thế cụ ah.
Tks Cụ nhiều! Em vẫn chẳng biết gì những TP miền trung:(
 
Biển số
OF-348142
Ngày cấp bằng
25/12/14
Số km
771
Động cơ
273,710 Mã lực
MỘT BỮA CỖ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Trích một anh Tây tả màn ăn cỗ của người Bắc

"Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.
Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.

Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên.

Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.

Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa.

Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi.

Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.

Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà. Một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau.

Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói : ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.

Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : "Ngon lắm, ngon lắm". Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không?

Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải.

Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng "bánh đa" vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.

Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.

Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: "Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!"... tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó... không ngon???

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng "chả" cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao.

Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức những cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc...

Nguồn: FB Quoc Tuan Vu trên group ăn uống.
Cỗ chay ah cụ? chả có ảnh ọt gì cả. Được cái văn tả quá hay và rất sinh động
 

CB270115

Xe hơi
Biển số
OF-400186
Ngày cấp bằng
8/1/16
Số km
182
Động cơ
231,828 Mã lực
Tuổi
42
Đi ăn cỗ lấy phần mang về cũng là một nét văn hoá của một số vùng.
Tuy nhiên với điều kiện sinh hoạt cải thiện như hiện nay cần phải từ bỏ thôu.
Lãng phí lắm gia chỷ nào cũng muốn.làm mâm cỗ to, lát giò dày hơn hoặc không kém nhà khác...chỉ nên làm vừa ăn trong mâm thôi thì tốt.
Ở Hải Hậu Nam Định có một số nơi chính quyền xã có cách làm rất hay : đám cưới đám tiệc phải cam kết không làm cỗ to lấy phần, xin.mời đặt cọc 20 triệu, vi phạm thì xung công quỹ.
Tâm lý chung của người Việt mình là no cái bụng đói con mắt, được mời đi ăn cỗ mà nhìn mâm cỗ ít món hoặc lèo tèo là tâm lý đã chán rồi, ko ai bảo ai nhưng cứ người này nhường người kia mặc dù ko ăn đi được, sau bữa cỗ thì lời ra tiếng vào kiểu như ma chê cưới trách. Cứ phải mâm cao cỗ đầy, rượu đầy chai.
 

redflame

Xe điện
Biển số
OF-195719
Ngày cấp bằng
26/5/13
Số km
2,392
Động cơ
343,211 Mã lực
Chân thực phết. Khác biệt về văn hóa đương nhiên thấy nhiều điều không ổn. Tuy nhiên đúng là có nhiều cái mà người Việt nên thay đổi cho tiến bộ. Chẳng hạn như khoản xỉa răng, nhiều cụ ngồi cầm cái tăm quẹt đi quẹt lại công nhận nhìn ghê bỏ bu, rồi cứ ngậm cái tăm vểnh lên ngồi nói chuyện. Mâm thì cứ phải đầy ắp thịt, cái này rất lãng phí. Hành động gắp thức ăn tiếp nhau, đúng bài là phải trở đầu đũa khi gắp. Nói chung là cũng cần thay đổi dần cho nó văn minh lên
 

Giàng A Pháo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-378782
Ngày cấp bằng
21/8/15
Số km
3,893
Động cơ
269,600 Mã lực
Tuổi
51
Em không ăn được tiết canh, nhìn em đã xây xẩm mặt mũi rồi , hãi lắm cơ. May mà em không nặng có quê cha đất tổ. 1 năm em về chủ yếu là để tảo mộ Bo Mẹ em cũng mất gốc chứ đừng nói đến em. Ex em trước cũng là người HN. Em cũng chưa được thưởng thức cơm quê cỗ quê bao giờ kiểu như vậy. Con cái các Bác em thì giầu hơn nhà em toàn biệt thự và làm việc ở Tỉnh uỷ. Quê đối với em còn là niềm ghen tỵ. Bọn bạn em bảo nếu bảo nếu em lấy chồng ở quê theo lối sống này không biét em có hoà nhập được không :(
Không ăn được thì bảo không ăn được, có ai bốc tiết canh trét vào mồm đâu mà hãi.
Nỡm.
 

Thuy Khue

Xe đạp
Biển số
OF-377291
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
32
Động cơ
246,080 Mã lực
Tuổi
63
Nhiều cụ thấy đoạn văn HTPP ít nhiều có hình ảnh của mình trong đó thì chanh chua chửi bới với những người ko đồng quan điểm. Nước nào cũng có cái hay cái dở , cái văn minh , cái chưa văn minh, cái gì của mình chưa văn minh khi người ta chê thì cần tiếp thu để sửa đổi, và học cái văn minh của nước khác, chứ cái gì cũng vin vào bản sắc dân tộc người ta khinh cho và người ta gọi lầ mọi. Đừng lấy lý do nước này nước kia nó còn ăn bẩn hơn mình mọi rợ hơn minh để so sánh ,mình chỉ học cái hay ko học cái dở là được. và đừng chủi bới linh tinh. Còn một số cụ dẫn chứng ông nọ bà kia làm chức này chức kia về quê vẫn thế : có hai khả năng 1 là bản chất ko thể thay đổi, 2 là phải hòa đồng theo số đông ko sẽ bị tẩy chay " Chúng ta không thẻ chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông và nguy hiểm ".
 

Vulcan V70

Xe lừa
Biển số
OF-53557
Ngày cấp bằng
24/12/09
Số km
37,411
Động cơ
666,986 Mã lực
Tây nhông nhiều khi chúng ăn uống cũng thoải mái mà.
Bóc tôm cua ăn chúng mút ngón tay chùn chụt ấy chứ.
 

fightstinger

Xe điện
Biển số
OF-21537
Ngày cấp bằng
23/9/08
Số km
2,462
Động cơ
509,801 Mã lực
Theo quan điểm văn hoá và vệ sinh của từng dân tộc, từng vùng... thôi. Dân mình cho rằng miệng là nơi sạch sẽ, vì thường xuyên xỉa răng & xúc miệng, nên coi việc gắp thức ăn cho nhau là bình thường. Nơi khác có lẽ miệng ko được sạch như vậy, nên họ ghê với việc gắp thức ăn cho nhau
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,162
Động cơ
413,504 Mã lực
Tuỳ văn hoá . Mâm cơm vn mà mỗi người bát nuớc chấm thì đúng chả ra gì theo quan niệm của em . Em không thích gắp cho ai cũng như người khác gắp . Đi ăn lẩu nấm ashima có con bé đứng múc đồ ăn em toàn đuổi . Nhưng con gấu em nó tố em không chịu gắp đồ ăn cho nó ka ka
 

topbike

Xe tăng
Biển số
OF-141056
Ngày cấp bằng
8/5/12
Số km
1,069
Động cơ
374,406 Mã lực
Nơi ở
www.topbike.vn
Quê ngoại em ở Chương Mỹ, Hà Tây (nay là HN) nổi tiếng với ruồi. Em còn nhớ mãi kỷ niệm năm 86 em về quê, không đi ị được vì ruồi nó bâu đầy mít nhột chết 
Thưc tế đúng như cụ tả, nhưng cụ kêu vậy thì thiếu kỹ năng sống mất rồi.
 

thanthai

Xe hơi
Biển số
OF-118849
Ngày cấp bằng
31/10/11
Số km
146
Động cơ
385,330 Mã lực
Nhiều cụ thấy đoạn văn HTPP ít nhiều có hình ảnh của mình trong đó thì chanh chua chửi bới với những người ko đồng quan điểm. Nước nào cũng có cái hay cái dở , cái văn minh , cái chưa văn minh, cái gì của mình chưa văn minh khi người ta chê thì cần tiếp thu để sửa đổi, và học cái văn minh của nước khác, chứ cái gì cũng vin vào bản sắc dân tộc người ta khinh cho và người ta gọi lầ mọi. Đừng lấy lý do nước này nước kia nó còn ăn bẩn hơn mình mọi rợ hơn minh để so sánh ,mình chỉ học cái hay ko học cái dở là được. và đừng chủi bới linh tinh. Còn một số cụ dẫn chứng ông nọ bà kia làm chức này chức kia về quê vẫn thế : có hai khả năng 1 là bản chất ko thể thay đổi, 2 là phải hòa đồng theo số đông ko sẽ bị tẩy chay " Chúng ta không thẻ chống lại những thằng ngu vì chúng quá đông và nguy hiểm ".
Đồng quan điểm với cụ! volka cụ 1 ly.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top