[Funland] Một bữa cỗ Nông Thôn Bắc Bộ

dugianghubt

Xe điện
Biển số
OF-145812
Ngày cấp bằng
14/6/12
Số km
2,863
Động cơ
380,531 Mã lực
Cụ nào văn hay làm bài đáp lại cái của bọn tây lông đuê, e là e rất thích phong tục văn hoá ăn cỗ thê này.
 

tungLam.nwl

Xe tăng
Biển số
OF-316505
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
1,718
Động cơ
247,260 Mã lực
Thằng Tây nó viết bài Tiếng Anh tư duy theo văn hóa và mức hiểu biết về ngôn ngữ của nó còn có khi ông Việt Nam dịch lại theo tư duy của cá nhân có tính xiên xỏ.
 

avn

Xe điện
Biển số
OF-64760
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,979
Động cơ
448,311 Mã lực
Như thế mới vui, và đúng phong tục tập quán, chứ vào bàn là các chú trẻ khoẻ ăn nhanh như chớp thì người già ăn gì, trẻ con ăn gì:) Cụ làm cháu nhờ hồi đầu những năm 80, ở phòng tập thể trường ĐH, ăn mấy gói mỳ 2 tôm mà ngon hơn ăn cao lương bây giờ. Lấy tàu ngầm đun sôi nước, bỏ mỳ vào, mêm gia vị, 14 anh em từ gường tầng phi xuống ai có muỗng dùng muỗng, ai có đũa dùng đũa, nhoáy 1 cái sạch không còn 1 cọng mà khói vẫn chưa bay ra khỏi miệng nồi.
Các cụ ăn vậy vẫn là sang và chưa tiết kiệm, bọn em còn độn thêm 1 ôm rau hái trộm vào nữa nhé, sau đó mới xung phong.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
MỘT BỮA CỖ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Trích một anh Tây tả màn ăn cỗ của người Bắc

"-------------------.

Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : "Ngon lắm, ngon lắm". Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không?

Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải.

Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng "bánh đa" vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.

Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.

Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: "Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!"... tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó... không ngon???
Nhất phao câu, nhì âu cánh, hình thù kỳ dị nhưng vị thực khác thường, những cái thèng nửa mùa cứ thích ăn ức nạc ngập răng nhưng chua, cấm ăn nhẽ phải :))
Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng "chả" cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao.

Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức những cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc...

Nguồn: FB Quoc Tuan Vu trên group ăn uống.
Mịa, miếng đấy gọi là miếng "luỵch sự" sinh ra chỉ để mời nhau kiểu "mời cụ xơi" nặng về trình bày, có thế mà không hiểu. Lần sau phát cmn một ức một lườn ngồi riêng một xó mà gặm éo ai hỏi đến cho ngon nhẻ ;))
 

Nino88

Xe container
Biển số
OF-318476
Ngày cấp bằng
5/5/14
Số km
7,296
Động cơ
-697 Mã lực

hoanggialinh

Xe tải
Biển số
OF-339464
Ngày cấp bằng
21/10/14
Số km
295
Động cơ
278,010 Mã lực
bây giờ có điều kiện thôi

ngày xưa thì nản lắm

ông già em người miền trong đi chén cỗ về cứ cáu

Ở nhà khách khứa cấm gắp cho nhau, cấm mời nhiều. Khổ cái ăn cỗ quê bà già, khách quý cứ là phải gắp gắp gắp liên tục, ghê ghê là

Người ta gắp cho mình, mình lại có nghĩa vụ phải gắp cho người trên nữa, cứ lòng vòng

ăn thì cấm với xa (bất lịch sự), cấm gắp liên tục những món ở gần (thiếu tế nhị)... kết quả cứ chờ mời với gắp

Chuyện cho đũa khoắng bát mắm hay bát canh rồi mút chùn chụt khen ngon là đương nhiên

Lại còn có tục trên nhà khách, trẻ em phụ nữ chỉ được ăn ngoài hiên, dưới bếp, rồi chia phần xôi thịt mang về cho em ở nhà hic
Đó là văn hoá vùng miền cụ ạ. Mà đã là văn hoá thì phải hàng trăm năm mới hình thành và cũng phải hàng nhiềi năm mới thay đổi được. Em thấy chỉ có cái "văn hoá chửi" là hìn thàn rất nhanh thôi.
Việc họ nhìn ta ăn uống bảo mất vệ sinh nhưng cả xã hội ya đã vậy. Cũng như việc cụ nhìn người khơ me hay người Indo gì đó họ toàn ăn bốc. Đến đâu cũng có cái riêng và mình là người mới thì nên thích nghi. Mà nếu không thích nghi được thì tốt nhất không bình luận ạ. Cá nhân em nghĩ vậy.
 

tungLam.nwl

Xe tăng
Biển số
OF-316505
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
1,718
Động cơ
247,260 Mã lực
Các cụ đi ăn ở nhà hàng Ấn độ xem họ ăn kiểu gì?
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,737
Động cơ
434,776 Mã lực
Nếu đọc "Việc làng" hay "Tập án cái đình" cảu cụ Ngô Tất Tố thì cỗ quê xịn là thịt luộc chém mấu nứa tức là thịt cứ chặt thành tảng to cỡ nắm tay trẻ con 3 tuổi bày lá chuối chấm muối mà chén. thịt bò thì luộc còn đỏ hon hỏn cứ thế chặt ra mà xơi. BHinfh thường thì cứ rau dưa cơm cà qua ngày. CHính vì thế các cụ xưa gò má thì vêu ra, tay chân thì sắt vào không bệu, không to nhưng ông nào đã khỏe thì tát Tây một phát lệch mặt cả ngày ;)), ông nào yếu thì nhìn Tây từ xa đã run như giẽ.
Vì khó lường do xơi thịt luôn quá đà trong thể trạng leo heo như kẹo mút dở như thế nên Tây mới sợ ta.
Các cụ cứ hình dung bọn Ma rốc hay An giê gọi là Tây đen rạch mặt nó to như tịnh, nhà mình bình quân mét sáu nếu không máu có mà xơi nó vào mắt.
 

onghabeo

Xe điện
Biển số
OF-61820
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
2,560
Động cơ
450,265 Mã lực
Như thế mới vui, và đúng phong tục tập quán, chứ vào bàn là các chú trẻ khoẻ ăn nhanh như chớp thì người già ăn gì, trẻ con ăn gì:)
Cụ làm cháu nhờ hồi đầu những năm 80, ở phòng tập thể trường ĐH, ăn mấy gói mỳ 2 tôm mà ngon hơn ăn cao lương bây giờ. Lấy tàu ngầm đun sôi nước, bỏ mỳ vào, mêm gia vị, 14 anh em từ gường tầng phi xuống ai có muỗng dùng muỗng, ai có đũa dùng đũa, nhoáy 1 cái sạch không còn 1 cọng mà khói vẫn chưa bay ra khỏi miệng nồi.
Bọn em học Thái Nguyên chuyên ra Đồng Quang ăn cắp rau cải về nấu mì ăn , 1 bao rau cải cho vào cái xô cắm sục nấu với 1 gói mì Miliket , đúng là trên cả tuyệt vời ,ăn xong thấy 1 bát đầy đất ở đáy nồi , nhưng tuyệt vời hơn là sáng hôm sau ra xem thấy bà con toàn bón phân chuồng
 

abcdxyzw

Xe tăng
Biển số
OF-378049
Ngày cấp bằng
17/8/15
Số km
1,636
Động cơ
255,816 Mã lực
Tuổi
50
Các cụ đi ăn ở nhà hàng Ấn độ xem họ ăn kiểu gì?
kiểu ở nhà nó vẫn thế, ra nhà hàng nó dùng thìa dĩa như ai ạ

Trên đường gì Phủ tây hồ có 1 nhà hàng nổi tiếng phết đấy

Cơ mà cũng chả ai khen ăn bốc như ấn độ là lịch sự, dù thậm chí nó đã dành riêng 1 tay để ăn và 1 tay để abcxyz hehe
 

ngvu

Xe tăng
Biển số
OF-145630
Ngày cấp bằng
13/6/12
Số km
1,024
Động cơ
369,014 Mã lực
Tả đúng đấy =))))
nói chung thì thú vị mà các cụ :D
 

laixedo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-359233
Ngày cấp bằng
20/3/15
Số km
2,210
Động cơ
274,030 Mã lực
Ăn chung mất vệ sinh là tất nhiên, nhưng ăn riêng còn mất nhiều thứ quan trọng hơn nên ở ta là cứ phải ăn chung. 1 cái đĩa chục người gắp mà có 1 ông sùi mào gà mút đũa là có ối bác dính.
 

springsea

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-44950
Ngày cấp bằng
29/8/09
Số km
11,917
Động cơ
536,696 Mã lực
Thằng Tây nó viết bài Tiếng Anh tư duy theo văn hóa và mức hiểu biết về ngôn ngữ của nó còn có khi ông Việt Nam dịch lại theo tư duy của cá nhân có tính xiên xỏ.
Em quan tâm đến bản gốc, dịch như viết thế này nghi lắm :D
 

1.25 ton

Xe điện
Biển số
OF-390227
Ngày cấp bằng
3/11/15
Số km
4,584
Động cơ
522,318 Mã lực
MỘT BỮA CỖ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Trích một anh Tây tả màn ăn cỗ của người Bắc

"Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.
Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.

Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên.

Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.

Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa.

Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi.

Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.

Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà. Một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau.

Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói : ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.

Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : "Ngon lắm, ngon lắm". Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không?

Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải.

Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng "bánh đa" vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.

Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.

Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: "Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!"... tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó... không ngon???

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng "chả" cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao.

Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức những cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc...

Nguồn: FB Quoc Tuan Vu trên group ăn uống.
Cụ chơi với cụ Tuân à ? :D:D:D
 

Honghen2008

Xe lăn
Biển số
OF-423435
Ngày cấp bằng
19/5/16
Số km
13,008
Động cơ
463,316 Mã lực
Ớn ở khoản nào hả cụ, Việt Nam mình món ăn chung đĩa là văn hóa rồi, có phải riêng mình nông thôn có kiểu mỗi người chọc đũa vào một cái đâu
Em thì vẫn yêu bữa ăn nông thôn vì nó rất nồng hậu và ấm cúng.Nhưng vẫn thấy nó ngại ngại ăn cùng người quen thì không sao, cỗ toàn người lạ, em thì cũng chẳng sợ gì đâu quen rồi,nhưng nói dại chẳng may có cụ mắc bệnh đường hô hấp hay bệnh lây qua đường nước bọt thì nát:( mà các Cụ ý chấm nước mắm toàn chấm xong nhấc lên cắn hoặc dằng mút các kiểu xong lại chấm tiếp. Em không chê trách vì phong cách từ bé nó thế rồi, nhưng về sau nên rút kinh nghiệm dần dần là vừa ạ:)
 
Chỉnh sửa cuối:

letrungthanh17

Xe tăng
Biển số
OF-110102
Ngày cấp bằng
23/8/11
Số km
1,740
Động cơ
401,925 Mã lực
Quê em giờ ăn cũng khác rồi, ai thích ăn gì tự gắp, k gắp cho ng khác, uống rượu cũng ít hơn xưa, mỗi người tầm chục chén là xong, trẻ con ăn uống riêng mâm
 

HuyArt

Xe cút kít
Biển số
OF-85656
Ngày cấp bằng
18/2/11
Số km
16,672
Động cơ
567,385 Mã lực
Nguồn sai rồi, đây là của con Pín. Mà cụ chủ thớt quang lên đây ko một lời bình luận là sao.
Chuẩn của tây lông, Pín với nầm gì ở đây?
Anh tây tả rất chân thực theo cách nhìn của anh ấy, thêm chú thông ngôn xỏ lá nên thành văn hay và văn lạ
 

abcdxyzw

Xe tăng
Biển số
OF-378049
Ngày cấp bằng
17/8/15
Số km
1,636
Động cơ
255,816 Mã lực
Tuổi
50
Đó là văn hoá vùng miền cụ ạ. Mà đã là văn hoá thì phải hàng trăm năm mới hình thành và cũng phải hàng nhiềi năm mới thay đổi được. Em thấy chỉ có cái "văn hoá chửi" là hìn thàn rất nhanh thôi.
Việc họ nhìn ta ăn uống bảo mất vệ sinh nhưng cả xã hội ya đã vậy. Cũng như việc cụ nhìn người khơ me hay người Indo gì đó họ toàn ăn bốc. Đến đâu cũng có cái riêng và mình là người mới thì nên thích nghi. Mà nếu không thích nghi được thì tốt nhất không bình luận ạ. Cá nhân em nghĩ vậy.
Dạ vâng

cái gì không phù hợp rồi tự nó bị đào thải, dù có qua nghìn năm ạ

Bằng chứng là các vùng quê bắc bộ bây giờ không còn mấy cảnh gắp gắp vòng quanh như trên nữa. Chỉ mời và cùng lắm gắp 1-2 lần làm phép với các cụ cao tuổi thôi ạ. Cái chuyện nhúng đũa vào bát canh, bát mắm khoắng lên rồi mút cũng tiệt hẳn rồi

Cụ muốn bảo tồn thì cứ việc, nhưng xu hướng nó vậy roài, tránh sao được
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top