[CCCĐ] Montréal-thủ phủ tỉnh Quebec- Paris trong lòng Canada

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Bên CAN hiện dân VN mình có dễ kiếm job trong nghề tài chính ngân hàng ko bác ( kinh nghiệm 10 năm làm bank lớn nhất VN, master UK) ?

Hay bắt buộc phải học master nữa ở CAN thì mới dễ có việc tốt và cả gia đình định cư?

Từ ngành tài chính ngân hàng thì nên học thêm master gì (có liên quan thì tốt, đừng bảo em đi học nông nghiệp :D ) mà CAN đang khuyến khích và dễ cho việc có thẻ xanh hả bác ?

Cám ơn bác nhé.
Theo thiển ý của em thì nếu bác đã có nền tảng như vậy và có thêm chút kiến thức về lập trình thì có thể chọn học Actuary- sau này có thể xin làm ở ngân hàng, hãng bảo hiểm, quỹ tín dụng, quỹ hưu...rất nhiều nơi cần ngành học này.

Bác có thể tìm việc từ ngoài Canada trên trang này của chính phủ:
Nếu công ty họ chấp nhận bác thì họ sẽ trợ giúp phần xin giấy tờ và visa cho bác. Em cũng biết một số trường hợp có profil nổi bật đã qua đây bằng website này nhưng không nhiều bác nhé!

Nếu theo con đường đi học thì cần tìm hiểu từng tỉnh để biết chính sách của tỉnh đó. Em thì chỉ biết được hai tỉnh là Quebec và Ontario như sau:
1, Ở Ontario thì có chương trình dành cho master nhưng sau khi tốt nghiệp cần có việc làm để apply chương trình này.
2, Ở Quebec thì mở hơn chút như sau:
+ Đi học nghề hơn 1800h, hoặc cao đẳng, đại học, cao học hay tiến sĩ trường Pháp thì tốt nghiệp xong là có thể xin CSQ-giấy chấp nhận của tỉnh mà không cần job rồi cầm CSQ đó làm hồ sơ xin PR. Đây là luật cũ áp dụng cho những sinh viên đang học từ 11.2019 trở về trước còn luật mới thì em chưa cập nhật nhưng nghe nói có thêm điều kiện. Nhà em là đi theo luật cũ bác nhé.
+ Cũng đi học nhưng học trường Anh thì cần có thêm bằng B2 tiếng Pháp rồi áp dụng như trên.

Mục đích thường trú nhân luôn là cái đích khi đã xác định định cư nên cứ tìm hiểu thật kỹ con đường nào phù hợp với nhà mình là đi theo, kiên quyết đi theo đến cùng là được.

Chúc bác sẽ có lựa chọn đúng và thành công!

Tặng bác hình ảnh một ngôi nhà dạng bungalow phổ biến ở tỉnh em!

1633056680994.png
 

cnvui2106

Xe buýt
Biển số
OF-26537
Ngày cấp bằng
29/12/08
Số km
737
Động cơ
483,858 Mã lực
Theo thiển ý của em thì nếu bác đã có nền tảng như vậy và có thêm chút kiến thức về lập trình thì có thể chọn học Actuary- sau này có thể xin làm ở ngân hàng, hãng bảo hiểm, quỹ tín dụng, quỹ hưu...rất nhiều nơi cần ngành học này.

Bác có thể tìm việc từ ngoài Canada trên trang này của chính phủ:
Nếu công ty họ chấp nhận bác thì họ sẽ trợ giúp phần xin giấy tờ và visa cho bác. Em cũng biết một số trường hợp có profil nổi bật đã qua đây bằng website này nhưng không nhiều bác nhé!

Nếu theo con đường đi học thì cần tìm hiểu từng tỉnh để biết chính sách của tỉnh đó. Em thì chỉ biết được hai tỉnh là Quebec và Ontario như sau:
1, Ở Ontario thì có chương trình dành cho master nhưng sau khi tốt nghiệp cần có việc làm để apply chương trình này.
2, Ở Quebec thì mở hơn chút như sau:
+ Đi học nghề hơn 1800h, hoặc cao đẳng, đại học, cao học hay tiến sĩ trường Pháp thì tốt nghiệp xong là có thể xin CSQ-giấy chấp nhận của tỉnh mà không cần job rồi cầm CSQ đó làm hồ sơ xin PR. Đây là luật cũ áp dụng cho những sinh viên đang học từ 11.2019 trở về trước còn luật mới thì em chưa cập nhật nhưng nghe nói có thêm điều kiện. Nhà em là đi theo luật cũ bác nhé.
+ Cũng đi học nhưng học trường Anh thì cần có thêm bằng B2 tiếng Pháp rồi áp dụng như trên.

Mục đích thường trú nhân luôn là cái đích khi đã xác định định cư nên cứ tìm hiểu thật kỹ con đường nào phù hợp với nhà mình là đi theo, kiên quyết đi theo đến cùng là được.

Chúc bác sẽ có lựa chọn đúng và thành công!

Tặng bác hình ảnh một ngôi nhà dạng bungalow phổ biến ở tỉnh em!

View attachment 6546517
Như vậy là phải xin việc trước ở VN, được nhận thì cty sẽ xin PR cho, hoặc học master ở CAN rồi xin việc.
Có master ngành nào học xong được ưu tiên dễ có PR hơn không bác?
Không có loại nào xin PR ở VN khi chưa có job ở CAN bác nhỉ?

Actuary là chứng chỉ định giá bảo hiểm (mỗi nước lại có chứng chỉ riêng), ý bác là học chứng chỉ này ở VN hay sang CAN học ạ? tên cụ thể chứng chỉ đó bác có biết ko ạ?

Nhà khu bác nhìn đẹp như trong cổ tích ấy, vợ con bác sống môi trường vậy là tuyệt vời!

Mời bác ly rượu cà phê nhé !
 
Chỉnh sửa cuối:

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,217
Động cơ
553,490 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Vâng bác, ví dụ hè năm nay chỉ nóng hơn 30 độ có ít ngày, sang tháng 7 có ngày mưa ngày nắng nhưng sáng sớm toàn dưới 20 độ nên rất dễ chịu.

Hình em chụp cái cầu Jacques Cartier!


View attachment 6392080
Lâu lắm mới lại vào Thớt của Mợ ! Lại cái cầu Jacques Cartier gần nơi Mợ ở mà nhà Cháu từng qua ! Mợ cho phép nhà Cháu đăng thêm ít hình ở Montreal với Quebec để góp vui nhé ! :)
Cầu Jacques Cartier có 5 lane, tùy tình trạng giao thông mà người ta dùng đèn tín hiệu giao thông để điều chỉnh số lane theo chiều đường hợp lý nhất. Chiều nào đông xe thì người ta sẽ bố trí 3 lane, chiều ngươc lại chỉ còn 2 lane.

20180616_220951.jpg


Nhìn từ gầm cầu.

20180617_091535.jpg


Nhìn từ đỉnh Tháp sân vận đông Olympic.

20180617_101103 - Copy.jpg


Và định vị ở giữa cầu khi đi bộ........! :):)

Screenshot_20180616-214938_HERE WeGo.jpg
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,217
Động cơ
553,490 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Tháp sân vận đông Olympic Montreal 1976 là tháp nghiêng cao nhất thế giới (165m -574 ft) với góc nghiêng 45 độ đã được nhận kỷ lục Guinness.

20180617_102154.jpg

20180617_102210.jpg


Nhìn từ xa.

20180617_104641.jpg
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,217
Động cơ
553,490 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Nhà ga nằm dưới tầng hầm để đi thang máy lên trạm quan sát trên đỉnh Tháp.

20180617_093526.jpg


20180617_095915.jpg


Vé và đường lên của thang máy. Nhà Cháu đoạn này toàn clip nên không đăng lên đươc ạ ! !

20180617_095957.jpg
20180617_103248.jpg
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,217
Động cơ
553,490 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Vài hình ảnh nhìn từ đỉnh Tháp ạ !
Tòa nhà hình Kim tự tháp ở ảnh dưới là Revenu Quebec, Sở thuế.

20180617_100941.jpg
20180617_101100.jpg
20180617_101126.jpg
20180617_101348.jpg
20180617_101423.jpg
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
6,217
Động cơ
553,490 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Nhà thờ Saint Joseph’s Oratory là một nhà thờ công giáo nằm trên đỉnh ngọn núi Mount Royal ở Montreal, là 1 trong số những nhà thờ lớn nhất thế giới. Đây là nhà thờ lớn nhất Canada, nằm ở địa điểm cao nhất Montreal.
Nhà thờ Saint Joseph được Thầy André Bessette thành lập vào năm 1904 và được mệnh danh là “toà nhà có phép lạ” vì Thầy Andre nổi tiếng với việc đã giúp các sinh viên hết bệnh một cách lạ lùng.

20180617_071130.jpg


Mặt chính đã quá nhiều người chụp, đây là ảnh cạnh bên ạ !

20180617_075840.jpg

20180617_073558.jpg


20180617_074307.jpg


Nơi cất giữ trái tim của Cha Andre, người đã tận tâm vì Nhà thờ và những cống hiến của ông dành cho tôn giáo của mình.

20180617_074021.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Có master ngành nào học xong được ưu tiên dễ có PR hơn không bác?
Nếu chọn những tỉnh yêu cầu có job offer mới apply được thì cần lựa chọn nghề có khả năng kiếm việc tốt, còn như chương trình của em thì cứ cầm giấy tốt nghiệp là apply, không cần job.

Không có loại nào xin PR ở VN khi chưa có job ở CAN bác nhỉ?
Có đó ạ, đó là nộp tiền gần chục tỷ đi kiểu đầu tư, nhưng cũng vẫn phải đợi vài năm mới có PR. Họ sẽ cấp cho visa đầu ******* Canada nhưng PR thì cần đợi.

Actuary là chứng chỉ định giá bảo hiểm (mỗi nước lại có chứng chỉ riêng), ý bác là học chứng chỉ này ở VN hay sang CAN học ạ? tên cụ thể chứng chỉ đó bác có biết ko ạ?

Cái này là đào tạo chuyên ngành Actuary- một trong những nhánh của toán ứng dụng. Còn chứng chỉ bác nói là hệ thống chứng chỉ thuộc SOA- bảo hiểm nhân thọ hoặc CAS-bảo hiểm phi nhân thọ. Nói chung một người không học đại học hay cao học về Actuary nhưng tự thi chứng chỉ thì vẫn có thể kiếm được việc làm trong ngành bác nhé. Có điều nếu đã có bằng cấp Actuary thì xin việc luôn và sau đó công ty sẽ hỗ trợ tiền ôn, tiền thi- đắt phết, cứ trung bình 350-550 USD một chứng chỉ và cả một số ngày nghỉ ôn thi nữa.


Nhà khu bác nhìn đẹp như trong cổ tích ấy, vợ con bác sống môi trường vậy là tuyệt vời!
Em là nữ bác ợ!

Mời bác ly rượu cà phê nhé !
Em cảm ơn bác! Tặng bác cái ảnh cu con nhà em nó đang ngắm đập nước.


1633136707698.png
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Nhà thờ Saint Joseph’s Oratory là một nhà thờ công giáo nằm trên đỉnh ngọn núi Mount Royal ở Montreal, là 1 trong số những nhà thờ lớn nhất thế giới. Đây là nhà thờ lớn nhất Canada, nằm ở địa điểm cao nhất Montreal.
Nhà thờ Saint Joseph được Thầy André Bessette thành lập vào năm 1904 và được mệnh danh là “toà nhà có phép lạ” vì Thầy Andre nổi tiếng với việc đã giúp các sinh viên hết bệnh một cách lạ lùng.

20180617_071130.jpg


Mặt chính đã quá nhiều người chụp, đây là ảnh cạnh bên ạ !

20180617_075840.jpg

20180617_073558.jpg


20180617_074307.jpg


Nơi cất giữ trái tim của Cha Andre, người đã tận tâm vì Nhà thờ và những cống hiến của ông dành cho tôn giáo của mình.

20180617_074021.jpg
Cảm ơn bác đã tham gia cùng em. Tiếng là vậy mà thú thật là em chưa đến nhà thờ này đâu dù hầu như ngày nào cũng nhìn thấy nó từ xa xa. Hai cu nhà em thì được mẹ giao cho nhiệm vụ đi khám phá rồi nhưng mẹ cháu thì còn bận quá nên hẹn hôm nào sẽ đọ ảnh nhà thờ này cùng bác!
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
CẦU QUÉBEC- HAI THẢM HỌA- QUÉBEC KHẮC GHI!
Tường thuật trực tiếp thảm họa: Trên sông Saint- Laurent, vào một ngày nắng nóng của tháng 8 năm 1907, một công nhân tên là Beauvais đang trồng đinh tán ở nhịp lớn phía nam của Cầu Quebec. Vào cuối một ngày dài, anh nhận thấy rằng một chiếc đinh tán mà anh vừa tán hơn một giờ trước đã bị gãy làm đôi. Khi anh ta gọi quản đốc của mình để báo cho anh ta tin tức đáng lo ngại, thì có tiếng hét của kim loại xoắn xuyên qua không khí. Chiếc nhịp cầu khổng lồ rơi xuống dưới họ, đâm xuống sông với một lực mạnh đến nỗi cư dân của thành phố Quebec, cách đó 10 km, tin rằng một trận động đất đã xảy ra.
Trong số 86 công nhân làm việc trên cầu vào ngày 29 tháng 8 năm 1907, 75 người đã chết, nhiều người trong số họ là người địa phương ở Caughnawaga, nơi nổi tiếng với các sản phẩm thép chất lượng cao. Một số người chết đã bị nghiền nát bởi thép xoắn; những người khác chết sau đó, vào mùa thu. Những người khác bị chết đuối trước khi các thuyền cứu hộ có thể tiếp cận họ.
Chân dung cha đẻ: Cầu Quebec hứa hẹn sẽ là một trong những kỳ quan kỹ thuật của thế giới. Khi hoàn thành, nó sẽ là cấu trúc cao nhất thuộc loại này và là cây cầu dài nhất thế giới, vượt mặt cả Cầu Firth of Forth nổi tiếng của Scotland. Kỹ sư người Mỹ Theodore Cooper đã được chọn để thiết kế nó. Ông là một người đàn ông kiêu ngạo, thậm chí là rất kiêu ngạo, đã có nhiều dự án danh giá được ghi nhận công lao của mình, trong đó có Cầu Đại lộ Thứ hai ở New York.
Mầm mống thảm họa: Cooper đã chọn “phương án tốt nhất và rẻ nhất” để chinh phục quãng sông Saint - Laurent rộng lớn này. Từ "rẻ nhất" này sẽ trở lại ám ảnh anh ta. Để giảm chi phí xây dựng các cầu tàu ở phía dưới sông, Cooper đã kéo dài nhịp cầu từ 490 mét lên 550 mét. Khi Robert Douglas, một kỹ sư của chính phủ Canada, xem xét các thông số kỹ thuật của Cooper, ông đã chỉ trích rất mạnh xác suất rủi ro cao của quyết định đó. Và đương nhiên cha đẻ cây cầu Cooper đã rất phẫn nộ trước lời nói sự thật của người kỹ sư này. "Anh ta đã đánh giá tôi thấp" Cooper nổi giận, "điều mà tôi không thể chấp nhận được."
Thêm chút dầu vào đám lửa và hậu quả đã xảy ra: Cooper từ chối giám sát việc xây dựng trên công trường, cho rằng sức khỏe của ông rất kém và tin tưởng Peter Szlapka, người chỉ như một kỹ sư văn phòng. Vào mùa hè năm 1907, hậu quả của thiết kế Cooper và sự thiếu định hướng tại địa điểm bắt đầu thể hiện trên bản thân cấu trúc, đặc biệt là trong các "phần tử nén" - các mảnh nằm ngang bên ngoài thấp hơn trên chiều dài của cây cầu.
Sự cố được phát hiện nhưng lại bị lờ đi: Một kỹ sư trẻ tên là Norman McLure là người đầu tiên nhìn ra vấn đề. Vào ngày 6 tháng 8, McLure báo cáo với Cooper rằng các khung dưới của phần cầu phía nam bị cong. Cooper trả lời gần như ai oán, "Làm thế nào mà điều này lại xảy ra?" McLure đã báo cáo thêm hai bằng chứng nữa 12 tháng 8, nhưng kỹ sư trưởng John Deans khẳng định công việc vẫn tiếp tục. Vào ngày 27 tháng 8, McLure đo lại lượt đi. Sự sai lệch đã được nhấn mạnh. Ông thông báo với Cooper,người đã điện báo cho công ty cầu ở Pennsylvania: “Không được đặt thêm bất kỳ tải trọng nào lên cầu Quebec cho đến khi tất cả các sự kiện được tính đến. Cooper khi đó cho rằng công việc đã dừng lại. Thật đáng tiếc là Deans đã đọc bức điện của anh ta nhưng bỏ qua nó.
Dọn dẹp hậu quả: Phải mất hai năm để làm sạch các mảnh vụn trên sông. Cây cầu sập đã trở thành địa chỉ cho nhiều cuộc hành hương cho các kỹ sư đến để xem xét các sức mạnh hủy diệt lớn của lỗi con người. Chính phủ Canada đã tiếp quản dự án cầu và xây dựng lại nó với các cánh tay hẫng nặng hơn (và xấu hơn nhiều). Cây cầu bị đánh dấu sao bị thảm họa thứ hai vào ngày 11 tháng 9 năm 1916 khi một nhịp trung tâm mới được cẩu vào vị trí rơi xuống sông, giết chết 13 người đàn ông. Cây cầu cuối cùng được hoàn thành vào năm 1917 và Hoàng tử xứ Wales (sau này là Edward VIII) chính thức khánh thành nó vào ngày 22 tháng 8 năm 1919.
Ủy ban điều tra của Hoàng gia về thảm họa đã đổ lỗi cho John Deans vì thiếu phán đoán của anh ta trong việc cho phép công việc tiếp tục khi rõ ràng cây cầu đang gặp nguy hiểm. Tuy nhiên, phần lớn lỗi thuộc về Theodore Cooper, người đã mắc sai lầm nghiêm trọng trong thiết kế và tính toán tải trọng. Công ty cầu đã bị chỉ trích vì đặt lợi nhuận lên trên an toàn và cho các kỹ sư lơ là nhiệm vụ chuyên môn và đạo đức của họ.
P.S: Mẹ hắn còn thêm thắt thông tin đọc được là những mảnh vụn sót lại của cây cầu sập được gom lại, nung chảy để tạo thành những chiếc nhẫn và được trao tặng cho mỗi kỹ sự xây dựng để họ mãi ghi nhớ về thảm họa do sự tính toán cẩu thả của con người. Biểu tượng này theo họ suốt cuộc đời xây dụng như một lời nhắc nhở họ hãy thận trọng trong công việc xây những cây cầu, tòa nhà, con đường cho nhân dân!
Nghe xong câu chuyện là bọn hắn đòi đến thăm chứng tích lịch sử này ngay! Và quả thật, cây cầu lịch sử này dành cho ô tô, người đi xe đạp và cả người đi bộ!

1633136994717.png
 

Prelax

Xe tăng
Biển số
OF-375681
Ngày cấp bằng
30/7/15
Số km
1,662
Động cơ
319,827 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Nền văn minh Canada giao thoa Âu Mỹ
 
Biển số
OF-95196
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
196
Động cơ
402,923 Mã lực
GIÁO DỤC tại Quebec

Quebec có hệ thống giáo dục hơi khác so với các tỉnh khác của Canada nên các cụ chú ý khi muốn định hướng cho con du học ở đây.

1, Các bậc học được xếp tăng dần lên như sau:

+ Nhà trẻ, mẫu giáo: dân có PR hay bản xứ thì 7 CAD gửi trẻ mỗi ngày, còn lại là 25 CAD nhé.
+ Bậc tiểu học từ lớp 1 đến hết lớp 6 nhé- Primaire, học phí 1 năm là khoảng 5800 CAD, xấp xỉ 100 triệu VND.
+ Bậc trung học từ lớp 7- gọi là secondaire 1 đến hết lớp 11- gọi là secondaire 5, học phí là khoảng 7000 CAD.
Hết bậc học miễn phí cho người lao động nước ngoài và con cái của du học sinh rồi nhé.
+ Cegep: có 2 loại hình: Cegep 2 năm- còn gọi là dự bị đại học và Cegep 3 năm- gọi là Cegep nghề- Collegiaire- cao đẳng đấy ạ. Ra đi làm, nghề nào càng nhiều kỹ năng thì lương càng cao.
+ Đại học- 3 năm vì những môn cơ bản đã được học ở Cegep rồi- tính theo tín chỉ là 90 tín chỉ cho 3 năm. Em thấy ngành của em có bạn sinh viên học 2 năm rồi đi thực tập 1 năm- trong 1 năm đó bạn ấy thực tập 2 đợt, mỗi đợt 4-5 tháng rồi sau đó quay lại học nốt năm cuối.
+ Cao học và tiến sĩ....người nước ngoài hay đăng ký học sau đại học

Điểm để xét vào Cegep là tính điểm của năm lớp 10 và 11- tức là secondaire 4 và 5.
Ở các trường đều có những lớp tăng cường tiếng Pháp và hòa nhập văn hóa cho con cái của người lao động và du học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu di dân.

Học phí cao học cũng tùy theo trường, trường UdeM của em là khá cao ở Quebec nhưng vẫn là thấp so với các tỉnh khác của Canada.
Ví dụ UdeM là khoảng hơn 9000 CAD mỗi kỳ học full-time. Chương trình cao học tối thiểu 3 kỳ và tối đa là 6 kỳ= 2 năm, nếu tính cả kỳ mùa hè nhé. Học càng nhanh thì càng đỡ tốn tiền vì khi đăng ký viết luận văn thì học phí chỉ còn khoảng 500 CAD.

Đây là ngõ nhà em một buổi sáng mùa thu.


Nhìn như phố Tàu, thua VN
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Một sáng mùa thu!

Trước khi đến trường dạy học mà được cầm cheque (séc) gần nghìn đô ra ngân hàng chuyển thành tiền vào tài khoản là khoái nhất các cụ ợ!

1634171772539.png
 

lancaster

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-437031
Ngày cấp bằng
14/7/16
Số km
1,314
Động cơ
225,840 Mã lực
Tuổi
46
Em có ông anh cùng ở Montreal, năm nay 74 tuổi rồi mà năm nào trước dịch cũng về VN mấy tháng. Bố ý đang rủ nhà em sang định cư mà già rồi thấy ngại ngại thay đổi
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Em có ông anh cùng ở Montreal, năm nay 74 tuổi rồi mà năm nào trước dịch cũng về VN mấy tháng. Bố ý đang rủ nhà em sang định cư mà già rồi thấy ngại ngại thay đổi
Hi bác,
Bác có thể sang chơi, giao lưu với dân đã sống bên này cũng như dân mới sang để tìm hiểu.
Thật sự thì nếu ai thích cuộc sống bình yên, tập trung cho gia đình và bản thân thì rất hợp cuộc sống bên này!

Chúc bác có lựa chọn đúng đắn.
 

Tara.

Xe tải
Biển số
OF-793546
Ngày cấp bằng
14/10/21
Số km
238
Động cơ
39,741 Mã lực

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Màu thời gian không xanh!

Màu thời gian tím ngắt!

Một sáng mùa thu qua!

1634557003429.png
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top