[CCCĐ] Montréal-thủ phủ tỉnh Quebec- Paris trong lòng Canada

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Thủ tục hành chính ở đất nước mà nhiều người chê là già cỗi, phát triển đến giới hạn.

Em xin kể chút câu chuyện của mình với những lần liên quan đến thủ tục HÀNH không phải là CHÍNH.

1, 14.8.2018 đúng 13h45 em hạ cánh xuống sân bay Montreal, sau khi làm thủ tục lấy giấy tờ cho em- hết 3 phút , cho hai con- hết 15 phút, và tìm hành lý- lâu nhất vì em tưởng mất nên xếp hàng báo thất lạc- bởi em đóng thùng carton nên chúng được chuyển đến chỗ khác chứ không ở băng chuyền như vali thì 17h30 em mới ra khỏi sân bay và được một anh mới quen chở về chỗ thuê nhà.
Ấy thế mà 9h sáng hôm sau ba mẹ con em đã mua xong vé metro và thẳng tiến đến nơi làm thủ tục hành chính thứ 2- sau cửa khẩu tại sân bay. Sau đúng 20 phút cả xếp hàng và làm thủ tục thì em đã xin xong số SIN- gọi nôm na là số an sinh xã hội. Hơn 10h30 ba mẹ con đã trên đường về nhà và sau khi đưa hai con về nhà nghỉ thì em chạy qua đường vào chi nhánh ngân hàng để mở thẻ ngân hàng trong có 30 phút.
.......

2, Giờ đến hành chính cho sinh viên ợ: cả 1 năm học tập em chả phải đến gặp bất cứ người nào thuộc bộ phận quản lý sinh viên của khoa chứ chưa nói đến trường. Tất cả thủ tục đăng ký môn học, đổi môn, hủy môn...đều làm online, bằng email- thậm chí em còn không phải gọi điện thoại luôn. Ngay cả việc em đột xuất xin được làm thực tập nghiên cứu muộn vì đã quá thời hạn đăng ký hơn 1 tháng mà em cũng chỉ cần gửi email. Chỉ có khi em nộp xong báo cáo thì phải đến để ký giấy tờ ra trường.


3, Rồi hôm trước, chỉ trong vòng 15 phút mà em làm xong hết những việc này: đầu tiên lấy thẻ bảo hiểm y tế- vì em toàn quên không lấy do sức khỏe vẫn ổn và mải học quá, tiếp đến em lấy bảng điểm và làm đề nghị xin giấy chứng nhận tốt nghiệp- bằng tốt nghiệp thì 1.2020 mới có lễ trao và sau nữa là em làm thủ tục xin hoàn lại tiền dư trong tài khoản. Cuối cùng em mất 5 phút chạy đến phòng khám của UdeM để xin lịch khám sức khỏe tổng quát.

Vậy đó, em xong việc sớm quá nên vẫn còn thời gian chụp ảnh thu hầu các cụ!


 

patphamtuan

Xe hơi
Biển số
OF-333222
Ngày cấp bằng
29/8/14
Số km
154
Động cơ
281,926 Mã lực
Em cũng hóng .Chúc cụ đi chơi vui vẻ.
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
ĐỊNH CƯ BẰNG HỌC VẤN

Em viết tạm phần này dành cho cụ mợ nào có ý định cho con cái một nền giáo dục tốt.

Con đường chung là:

1, Xin đi học: cần nghiên cứu xem lộ trình nào hợp lý với bản thân, thường tuổi 30 trở ra thì các cụ, mợ đã có bằng cao học thì nên xin tiến sĩ hoặc cao học ngành khác có liên quan. Ví dụ như em là giáo viên toán, đã có bằng cao học VN nhưng em xin đi học cao học toán ứng dụng với giải trình là muốn nâng cao trình độ toán. Còn với trường em đăng ký học về công nghệ giáo dục thì giải trình là trường phổ thông của em đang trên đà hội nhập và phát triển nên em muốn chuẩn bị cho bản thân...

Một điều chú ý là nên chọn xin ngành nào không quá nặng về ngôn ngữ, ví dụ em ban đầu xin đi học cao học về giảng dạy, họ yêu cầu C2 tiếng Pháp- mức cao nhất luôn ấy- ngất luôn. Sau đó em xin cao học toán thì chỉ cần B2 hoặc C1....


2, Tùy từng tỉnh trong Canada nhưng ở Quebec thì sinh viên quốc tế có study permit hoặc người làm việc có work permit thì con cái đều được học miễn phí. Ngoài ra ở Quebec còn nhiều chương trình hỗ trợ dân mới nhập cư, em lấy một ví dụ là có chương trình Food bank là cũng đỡ phần lớn tiền ăn hàng tháng đấy ạ. Nhưng có một điều là đã bắt đầu cuộc sống mới ở đất nước văn minh, kinh tế cao hơn thì các cụ cũng bớt suy nghĩ kiểu cũ đi. Nhiều người em biết không muốn đăng ký chương trình Food bank dù không có nhiều tiền vì ngại, vì sợ nhục...


3, Sau khi học xong thì sẽ được cấp giấy phép ở lại làm việc theo thời gian mình học, con cái lại được tiếp tục học free. Ví dụ chương trình cao học của em là học trong 2 năm thì sẽ được cấp work permit 3 năm. Làm một phép tính nhỏ, 2 năm mẹ học+ 3 năm có work permit sau khi tốt nghiệp là con đã được ít nhất 5 năm học miễn phí bậc phổ thông ở Quebec. Chưa tính đến chuyện xin định cư thì như thế đã đủ động lực để chiến đấu không ợ?

Chưa hết đâu ạ:
+ Khi em còn học thì em mua bảo hiểm cho hai con theo student plan là 485$ một năm, nhưng sau khi em tốt nghiệp và có work permit thì cả nhà sẽ được cấp thẻ bảo hiểm y tế của Quebec như dân bản xứ



- còn gọi là thẻ mặt trời đấy ạ.
+ Hơn nữa, sau khi ở Quebec 18 tháng, hàng năm nhớ khai thuế thì các con còn được nhận tiền trợ cấp- nôm na là tiền đường sữa từ chính phủ Quebec, thường thì số tiền giảm dần theo độ tuổi tăng dần của con, con em học trung học chắc sẽ được khoảng vài trăm mỗi tháng. Em biết có gia đình có 3 con nhỏ là cả nhà có thể sống bằng tiền đường sữa của ba đứa nhỏ luôn.
+ Hiện giờ Quebec đang triển khai chương trình Francisation với hàng loạt các lớp học tiếng Pháp miễn phí cho sinh viên quốc tế, người đi làm và chồng/vợ của họ. Ngoài việc học miễn phí thì còn được trợ cấp 15$ một buổi học và mùa đông tới được hỗ trợ tiền vé tháng bus và metro.


Kết một câu là Luôn có cơ hội, luôn có cánh cửa mở ra cho người dũng cảm!
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
TƯ DUY CỦA HỌ KHÁC MÌNH THẬT ĐẤY!

Một tuần bão táp đối với chính phủ Quebec của ngài thủ tướng Francois Legault và những sinh viên cũng như người lao động ngắn hạn muốn nhập cư tại tỉnh Quebec đã trôi qua.

Bắt đầu là từ ngày 31.10.2019, sau một thời gian chương trình PEQ bị tạm ngưng và được thông báo sẽ mở lại vào 1.11.2019, trang web của chính phủ Quebec đưa ra một loạt những thay đổi cho chương trình định cư PEQ.

Vậy PEQ là gì? Hiện nay ngoài những chương trình định cư doanh nhân, đầu tư hay tự làm chủ cần nhiều tiền thì có 2 chương trình dành cho những người ít tiền hơn nhưng vẫn có tham vọng đến với xứ châu Âu trong lòng bắc Mỹ này. Đó là ARRIMA- người đương đơn phải đạt đủ điểm 50 cho đơn thân hoặc 59 cho hai vợ chồng, tạo tài khoản trên hệ thống, sau đó đợi chính phủ gọi nộp hồ sơ- nhưng thời gian chờ đợi là khoảng trên dưới 2 năm để được nộp hồ sơ rồi lại đợi tiếp để nhận CSQ- khi đã có CSQ thì 90% là sẽ được PR- đợi tiếp khoảng 1 năm nữa là có PR.
Còn PEQ thì sao? Đây là một chính sách mới của Quebec với tốc độ xử lý nhanh, từ khi nộp hồ sơ đến lúc nhận CSQ chỉ khoảng trên dưới 4 tuần nên đã thu hút rất nhiều du học sinh cũng nhưng người lao động ngắn hạn:
+ Sinh viên các trường cao đăng, dạy nghề có đủ từ 1800 giờ học.
+ Sinh viên đại học, cao học và nghiên cứu sinh học xong là được xin CSQ.
+ Người lao động có việc làm trong NOC loại O, A, B đủ 12 tháng cũng được đăng ký, ví dụ giáo viên là NOC A nhưng nghề bếp cũng đạt NOC B.
Chưa xong ợ, còn tiếng thì sao?
Nếu sinh viên học trường Pháp toàn bộ chương trình thì không cần chứng chỉ tiếng Pháp.
Nếu sinh viên học trường Anh hoặc người lao động ngắn hạn thì cần có trình độ B2, cái chứng chỉ này trước đây thì chính phủ chấp nhận CC do một số trung tâm ngoại ngữ đào tạo và cấp nhưng có lẽ chất lượng không đạt nên hiện giờ hầu như những người có chứng chỉ này đều bị gọi phỏng vấn và đa phần là bị trượt. Vì PEQ xử lý hồ sơ nhanh nên đã kéo về Quebec rất nhiều sinh viên tiếng Anh từ các tỉnh khác về đây học. Ban đầu thì các sinh viên đều nghĩ sẽ cố gắng đạt B2 tiếng Pháp để xong giấc mơ nhưng khi bập vào mới thấy khoai nên nhiều người ra trường rồi nhưng vẫn chưa đủ điều kiện xin CSQ, nhiều người chưa học xong, lại nản nên tính đường kết hôn rồi bảo lãnh,...

Vậy 31.10 vừa qua chính phủ đã thay đổi như thế nào mà khiến cho sóng nổi như vậy??
 

chung1012

Xe tải
Biển số
OF-101461
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
410
Động cơ
393,464 Mã lực
Chúc mừng mợ đã thành công bước đầu. Cảm ơn mợ về các thông tin đã chia sẻ
 

toxic82

Xe điện
Biển số
OF-115025
Ngày cấp bằng
30/9/11
Số km
2,019
Động cơ
193,316 Mã lực
TƯ DUY CỦA HỌ KHÁC MÌNH THẬT ĐẤY!

Một tuần bão táp đối với chính phủ Quebec của ngài ********* Francois Legault và những sinh viên cũng như người lao động ngắn hạn muốn nhập cư tại tỉnh Quebec đã trôi qua.

Bắt đầu là từ ngày 31.10.2019, sau một thời gian chương trình PEQ bị tạm ngưng và được thông báo sẽ mở lại vào 1.11.2019, trang web của chính phủ Quebec đưa ra một loạt những thay đổi cho chương trình định cư PEQ.

Vậy PEQ là gì? Hiện nay ngoài những chương trình định cư doanh nhân, đầu tư hay tự làm chủ cần nhiều tiền thì có 2 chương trình dành cho những người ít tiền hơn nhưng vẫn có tham vọng đến với xứ châu Âu trong lòng bắc Mỹ này. Đó là ARRIMA- người đương đơn phải đạt đủ điểm 50 cho đơn thân hoặc 59 cho hai vợ chồng, tạo tài khoản trên hệ thống, sau đó đợi chính phủ gọi nộp hồ sơ- nhưng thời gian chờ đợi là khoảng trên dưới 2 năm để được nộp hồ sơ rồi lại đợi tiếp để nhận CSQ- khi đã có CSQ thì 90% là sẽ được PR- đợi tiếp khoảng 1 năm nữa là có PR.
Còn PEQ thì sao? Đây là một chính sách mới của Quebec với tốc độ xử lý nhanh, từ khi nộp hồ sơ đến lúc nhận CSQ chỉ khoảng trên dưới 4 tuần nên đã thu hút rất nhiều du học sinh cũng nhưng người lao động ngắn hạn:
+ Sinh viên các trường cao đăng, dạy nghề có đủ từ 1800 giờ học.
+ Sinh viên đại học, cao học và nghiên cứu sinh học xong là được xin CSQ.
+ Người lao động có việc làm trong NOC loại O, A, B đủ 12 tháng cũng được đăng ký, ví dụ giáo viên là NOC A nhưng nghề bếp cũng đạt NOC B.
Chưa xong ợ, còn tiếng thì sao?
Nếu sinh viên học trường Pháp toàn bộ chương trình thì không cần chứng chỉ tiếng Pháp.
Nếu sinh viên học trường Anh hoặc người lao động ngắn hạn thì cần có trình độ B2, cái chứng chỉ này trước đây thì chính phủ chấp nhận CC do một số trung tâm ngoại ngữ đào tạo và cấp nhưng có lẽ chất lượng không đạt nên hiện giờ hầu như những người có chứng chỉ này đều bị gọi phỏng vấn và đa phần là bị trượt. Vì PEQ xử lý hồ sơ nhanh nên đã kéo về Quebec rất nhiều sinh viên tiếng Anh từ các tỉnh khác về đây học. Ban đầu thì các sinh viên đều nghĩ sẽ cố gắng đạt B2 tiếng Pháp để xong giấc mơ nhưng khi bập vào mới thấy khoai nên nhiều người ra trường rồi nhưng vẫn chưa đủ điều kiện xin CSQ, nhiều người chưa học xong, lại nản nên tính đường kết hôn rồi bảo lãnh,...

Vậy 31.10 vừa qua chính phủ đã thay đổi như thế nào mà khiến cho sóng nổi như vậy??
E rất khâm phục chị, đặc biệt là ý chí quyết tâm trong vụ học hành :)
À quên, e hỏi chị 1 câu funny rất VN: "Chị biết e là ai ko hehe?" ;)
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
TƯ DUY CỦA HỌ KHÁC MÌNH THẬT ĐẤY!- tiếp

Bây giờ em bắt đầu kể về sự khác nhau đây. Chính sách mới của Quebec rõ ràng là ảnh hưởng mạnh và tới rất nhiều đối tượng, trực tiếp nhất là những du học sinh đang học với đích đến là xin CSQ định cư và những người lao động ngắn hạn cũng đang phấn đấu đủ thời gian làm việc và xin định cư. Tiếp đến là những trường cao đẳng, đại học vì nếu luật mới được áp dụng thì họ sẽ mất một số lượng lớn du học sinh- nguồn tài chính đáng kể. Ví dụ một học kỳ ở khoa toán trường UdeM của em thì một sinh viên quốc tế đóng học phí khoảng hơn 9000 CAD trong khi đó học sinh bản xứ tại đây chỉ cần đóng hơn 1000 CAD. Không những thế các bạn sinh viên bản xứ hoặc sinh viên đã có thẻ xanh còn được chính phủ cho vay tiền học, ngoài ra còn được trợ cấp khoảng 1000 CAD mỗi tháng.

Người ta ước tính một năm học thì 1 du học sinh sẽ tiêu khoảng 25-27000 CAD tiền học cứng, khoảng 10000 CAD tiền ăn ở mức cơ bản- không tính chuyện ăn chơi.

Vậy trước luật mới có ảnh hưởng đến tương lại, đến kế hoạch ít nhất là 5 năm của mỗi sinh viên quốc tế hoặc của gia đình sinh viên quốc tế thì họ phản ứng như thế nào?

1, Các bạn sinh viên nước khác lập nhóm phản đối luật mới, cùng nhau chia sẻ những bất cập, những thông tin mới nhất...
2, Họ liên hệ với báo chí, với các nghị sĩ của các đảng đối lập để bày tỏ sự bất bình của mình.
3, Họ chủ động kể về câu chuyện định cư của chính mình, về mong ước được sinh sống tại đây, họ gửi CV đến báo chí, những nơi có tiếng nói.
4, Họ phối hợp biểu tình phản đối, họ tham dự buổi chất vấn trong National Assembly...

Còn sinh viên VN thì sao? Em chỉ đơn cử 2 trường hợp mà em biết:
1, Một số sinh viên đang học chưa xong chương trình thì nản chí và tính chuyện chuyển sang tỉnh khác học, coi như chấp nhận bỏ dở chương trình tại Quebec.
2, Một số sinh viên khác- nhất là sinh viên được đào tạo bằng tiếng anh, đã ra trường thì tìm cách liên hệ để chuyển đến tỉnh khác kiếm việc làm bởi Quebec có luật mới quy định tất cả đều phải thi B2 tiếng Pháp.

Vậy đấy, chỉ nhìn vào phản ứng trước một chính sách mới của chính phủ là thấy được sự khác nhau về tư duy khá nhiều.

Tin mới nhất và đã được cập nhật trên trang web của chính phủ là dừng tạm thời mọi sự thay đổi của luật mới ra ngày 1.11.2019.
Và chúng em bên này lại chờ đợi tin tức mới nhất của chính phủ!

Đây là một trong những người đã đứng cạnh những sinh viên quốc tế nhiều nhất!

 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
E rất khâm phục chị, đặc biệt là ý chí quyết tâm trong vụ học hành :)
À quên, e hỏi chị 1 câu funny rất VN: "Chị biết e là ai ko hehe?" ;)
Cảm ơn em nhiều!
Nói thật là khó đoán quá, em là ai vậy?
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Hi, e dạy cùng chị, tên e trên OF là tên trên FB luôn ạ :)
Hi,
Ban đầu nhìn nick thì chị đã ngờ ngợ rồi. Chào lại em nhé, giờ vẫn dạy ở trường chứ?
Dạo này vẫn đưa con gái đi khắp nơi chứ em?
 

toxic82

Xe điện
Biển số
OF-115025
Ngày cấp bằng
30/9/11
Số km
2,019
Động cơ
193,316 Mã lực
Hi,
Ban đầu nhìn nick thì chị đã ngờ ngợ rồi. Chào lại em nhé, giờ vẫn dạy ở trường chứ?
Dạo này vẫn đưa con gái đi khắp nơi chứ em?
Dạ, e sang Ams dạy ạ, vì trường mình ko chứa nữa ạ :) :) :)
Hè e vừa xuyên Việt cùng con gái chị ạ :)
 

Cậu bé

Xe buýt
Biển số
OF-209340
Ngày cấp bằng
8/9/13
Số km
671
Động cơ
322,448 Mã lực
Thớt hay quá, chúc mừng cụ nhé!
 

smchi

Đi bộ
Biển số
OF-511811
Ngày cấp bằng
23/5/17
Số km
7
Động cơ
180,860 Mã lực
Tuổi
38
Những thông tin chia sẻ của chị có ích quá ạ, cám ơn chị
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Montreal có phải là tất cả ở Quebec?

Ban đầu em mới sang cũng mơ màng lắm, chỉ biết mỗi thành phố Montreal này thôi.
Khi đăng ký các trường cũng chỉ loanh quanh trong Montreal chứ không dám tìm hiểu các trường ngoài Montreal nhưng trong Quebec dù biết rằng rank cao như thế thì khả năng mình khó cạnh tranh, nhưng cuối cùng thì trời cũng thương.

Suốt một năm cày sớm tối để hoàn thành mục tiêu nên em cũng chỉ du lịch trong Montreal, chuyến xa nhất là đi rừng quốc gia Mont Tremblant cách chỗ em ở khoảng 150km trong một ngày. Đưa bọn trẻ vào rừng, nướng BBQ sát cái hồ xinh đẹp trên núi.

Giờ thì em nhàn hơn chút, tuần có tham gia trợ giảng, chữa bài cho một lớp và giải đáp các thắc mắc của sinh viên và 4 buổi sáng là em đi học tiếng Pháp. Chính phủ Quebec đang đẩy mạnh chương trình hội nhập cho người dân mới định cư nên đã đổi cả tên bộ di trú từ MIDI sang MIFI và chương trình mở các lớp tiếng Pháp miễn phí cho sinh viên quốc tế và người lao động được tổ chức ở khắp các trung tâm ngôn ngữ, văn hóa. Ngoài việc được học miễn phí thì họ hỗ trợ 15$ cho mỗi buổi học 3h. Để đáp ứng mọi nhu cầu học của sinh viên và người lao động thì họ có các lớp 30h, 12h, 9h và 4h mỗi tuần. Như lớp em học thì là 4 buổi=12h mỗi tuần nên em đều đặn nhận 120$ cho mỗi 2 tuần- bên này họ trả lương theo tuần- cứ 2 tuần là trả.

Thêm một điều là ở những lớp tiếng Pháp này họ lồng ghép rất nhiều thông tin thiết thực về Quebec để giúp người học tiếp cận được những ưu việt của Quebec tốt hơn. Từ ngày đi học khóa đầu tiên em đã biết thêm được rất nhiều thông tin mà trước đây chưa biết:

1, Quebec có 17 vùng hành chính trong đó vùng Nord du Quebec là rộng nhất, chiếm 2/3 diện tích cả tỉnh mà chả có dân nhập cư nào đến đó, thấy bảo có những khu mỏ mà công nhân chỉ cần làm ở đó 4 ngày rồi lại về ăn chơi ở quê nhà 2 tuần mà được tài trợ hết cả tiền máy bay đi lại cơ đấy. Thì cũng cơ bản là tỉnh này nó có diện tích gấp hơn 5 lần Viêt Nam mình mà. Đặc biệt khu này không hề có đường cao tốc đâu vì rộng quá mà mùa đông thì ai có đủ tiền mà đi xúc tuyết cho xe chạy chứ nên toàn chơi máy bay.
Còn những 16 vùng để khi nào em kể nốt nhé. Lớp của em mỗi người được thuyết trình về 1 vùng nên cả lớp đều nắm được những thông tin cơ bản nhất của mỗi vùng.

2, Mỗi năm tỉnh Quebec nhận 50 nghìn người nhập cư nhưng có đến 86% chọn sinh sống ở Montreal.
Và hiện giờ chính phủ đang đẩy mạnh xúc tiến việc hỗ trợ tạo điều kiện tốt nhất cho những người mới nhập cư tìm được công việc ở các vùng khác ngoài Montreal. Họ giới thiệu chương trình, sửa CV miễn phí, tìm việc phù hợp với đào tạo của mình cũng miễn phí nốt, thậm chí có những vùng hỗ trợ cả chuyến bay để thăm quan, tìm hiểu vùng đó. Khi mình có việc làm ở vùng đó thì họ sẽ hỗ trợ mình chuyển nhà, thuê nhà ở nơi mới... để mình hòa nhập nhanh nhất ở vùng mới. Nói chung là chính phủ Quebec đang cố gắng để điều phối lại nguồn lao động cân bằng giữa Montreal và các vùng khác.

3, Tại sao mọi người lại cứ thích ở Montreal?
Đơn giản lắm, đầu tiên nó là trung tâm về mọi thứ.
Thứ hai là có người nói tiếng mình ở đây nên sẽ thuận lợi nhiều chứ đến vùng khác toàn hơn 95% nói và chỉ nói tiếng Pháp.
Thứ 3 là nó có nhiều trường đại học lớn nên các gia đình muốn ở lại đây luôn để con cái còn đi học đại học chứ.
Thứ 4 là nó là vùng song ngữ, không biết bonjour thì ta hello vẫn đầy người hiểu.
Thứ 5 là nó tập trung nhiều dân từ khắp các nước nên đồ ăn phải nói là quốc tế hóa luôn, nhà em ăn hơn 1 năm mà còn chưa hết đồ VN nữa là đồ Tây hay đồ Mỹ...
Thứ 6 là nó vui các cụ ợ, cứ ra đường là thấy người chứ em có chạy qua sông Saint Lawrence sang bên Longueuil mà đã thấy vắng như chùa bà Đanh rồi.
Còn nhiều cái thứ 7... nữa nhưng mỏi tay quá nên em dừng.




Đây, em đính kèm cái bản đồ Quebec, Montreal nhỏ xíu ấy ạ, nhỏ nhất trong các vùng hành chính luôn ấy!
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
490
Động cơ
111,904 Mã lực
Tuổi
43
Gửi các cụ vài


ảnh em chụp từ trong xe bus!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top