[CCCĐ] Montréal-thủ phủ tỉnh Quebec- Paris trong lòng Canada

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Đây là một nhà thờ rất to nhưng em chưa biết là của đạo nào!
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Cứ 2-3 phố lại thấy nhà thờ!
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Trường UdeM của em mới thăng hạng!

Mới đọc được tin đại học Montreal xếp hạng 85 trên thế giới.
Mấy anh chị em đang học tai UdeM cũng thấy mừng cho trường và cho nhau.

Đúng là em đi học cũng có mục đích rõ ràng nên cũng không quan tâm nhiều đến ranking hay gì gì đâu ạ.
Khi apply đầu năm 2018 chỉ có mong muốn duy nhất là trường nhận- cho thư nhập học, tỉnh nhận- cho cái giấy CAQ và Canada nhận- cho cái visa du học chứ có mong gì nhiều nhặn đâu ạ.

Vậy mà đi sang đây học mới biết UdeM của mình cũng rất ra gì và này nọ các cụ ạ!

Đây là bên trong một giảng đường của trường em, nhìn trên bàn trống trơn nhưng ngay gần chỗ các cụ để chân có đủ giắc cắm điện và nét đấy ợ!




Đây là tòa tháp biểu tượng của trường em nhé.

 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Sinh viên Việt Nam tại UdeM

Cho đến hiện nay em được biết thì cũng không có nhiều sinh viên đi học như em bởi các lý do: một là học ở UdeM là phải học tiếng Pháp mà dân học Pháp thì hay đi châu Âu do học phí rất rất rẻ chứ ít người chịu trả tiền sang nơi xa xôi như Canada và hai là học phí ở đây cũng không dễ chịu so với nhiều lựa chọn khác.

Nhưng đúng là có đi thì cửa mới mở ra được: tuy Canada hầu như không có chính sách cho học bổng ngay năm đầu nhưng nếu mình học tốt thì luôn có cơ hội kiếm học bổng. Ngay sau khi học 1 kỳ mà đạt kết quả cao thì các cụ có thể apply rất nhiều chương trình học bổng.

Vậy vấn đề chỉ là hãy thể hiện mình đi rồi tiền sẽ đến bằng cách này hay cách khác.

Ví dụ như em xin được làm thực tập nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy. Thầy okie là đã mừng lắm rồi, chỉ mong làm xong là được ra trường để lo bước tiếp theo. Nhưng trong quá trình em làm, báo cáo kết quả với thầy...thì vào hai ngày đẹp trời thầy bảo do làm việc chăm chỉ, đạt kết quả tốt nên tao cho mày HB lần 1, rồi lại có lần 2. Quy trình cực đơn giản, thầy nhận thấy sự nghiêm túc trong công việc của mình, thầy email đề nghị đến khoa và thế là khoa rót tiền chứ chẳng cần phải ban bệ xét lên đặt xuống gì cả.

Nhưng... lại nhưng...
Muốn đạt được kết quả tốt thì cần phải tập trung hết sức lực và tâm trí cũng như luôn tư duy để tìm được cách hiệu quả nhất mà vượt qua những thử thách khó khăn trong học tập. Mà sinh viên thì ít tiền nên lại muốn đi làm thêm để trang trải. Theo ý kiến cá nhân của em thì đi làm thêm- dù theo luật là 20h mỗi tuần nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập đâu ạ. Trừ những bạn xuất chúng thì em không dám bàn chứ một người bình thường mà đi làm và đi học thì kết quả chỉ làng nhàng vừa đủ qua môn, qua kỳ thôi.

Quyết định của em là: ăn ít một tý, tính toán tiết kiệm một chút... và tập trung vào mục tiêu chính thì sẽ ổn. Ở đây có cụ nào đi học ở tuổi U50 như em sẽ hiểu. Học trước quên sau, hầu như là học mới toàn bộ chứ kiến thức đại học cách đây 20 năm thì chả còn lại gì đâu. Nên hồi kỳ đầu tiên đến chính thầy của em cũng không nghĩ là em có thể học được dù ông ấy xem điểm năm 1995-1999 của em cũng không tồi (ông ấy còn bày cách cho em được để lại 1 môn sang năm học sau để năm đầu em chỉ cần học 7 môn). Ấy vậy mà trong 2 kỳ em đã cuốn chiếu được hết toàn bộ các môn với số điểm chả hề tồi. Chắc ông ấy cũng ấn tượng với kết quả của em nên nhận em làm thực tập nghiên cứu luôn bởi có 1 môn em học tay ngang (tức là muốn học môn ấy thì cần phải học 3 môn trước đó) trong khi em chửa học cái gì cả. Bập vào môn đó như trên mây!
Mà thang điểm đánh giá bọn cao học, tiến sĩ dã man lắm lắm ạ.
Trong chương trình mà bị một môn C (đạt điểm 64%) thì okie nhưng bị C môn thứ 2 là out khỏi chương trình luôn. Nên em có đứa bạn có kỳ đăng ký học có 2 môn mà phải bỏ 1 môn sau khi biết điểm thi giữa kỳ vì sợ là sẽ bị C thứ 2. TRong khi bọn đại học có môn E vẫn qua.

Vậy mà, all is well! Anh Aamir bảo vậy trong phim Ba chàng ngốc ấy ạ!

 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Campus mới của trường em!

Hôm nào em rỗi đi tham quan sẽ chụp chi tiết cho các cụ xem cái khuôn viên mới.

Nhưng em là em vẫn thích vị trí trên đồi của trường em, thoáng và rất chi là tạo cảm hứng luôn.

Lại nói về sinh viên UdeM đến từ Việt Nam: có 3 đang học khoa Toán, 1 bác sĩ Y Việt Nam đang học khoa Dược, 1 NCS Luật và 1 NCS tối ưu hóa.

Còn về sinh viên UdeM gốc Việt thì cũng nhiều đấy, trong các môn em học cứ thấy tên họ giống VN là em lại dò xem có phải người VN không.
Ví dụ có bạn được phân ngẫu nhiên cũng nhóm tên là Megan Cao, email hỏi thăm mới biết bạn gái đó bố Việt, mẹ bản xứ Quebec nhưng bạn ấy không nói được tiếng Việt.
Còn nhiều lắm nhưng vì sinh ra ở đây nên đa phần không hào hứng giao lưu với người từ VN đến như em đâu!



 

vietau2012

Xe điện
Biển số
OF-146474
Ngày cấp bằng
20/6/12
Số km
3,151
Động cơ
392,674 Mã lực
Nơi ở
303-A12 KTTVPCP, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội
Sinh viên Việt Nam tại UdeM

Cho đến hiện nay em được biết thì cũng không có nhiều sinh viên đi học như em bởi các lý do: một là học ở UdeM là phải học tiếng Pháp mà dân học Pháp thì hay đi châu Âu do học phí rất rất rẻ chứ ít người chịu trả tiền sang nơi xa xôi như Canada và hai là học phí ở đây cũng không dễ chịu so với nhiều lựa chọn khác.

Nhưng đúng là có đi thì cửa mới mở ra được: tuy Canada hầu như không có chính sách cho học bổng ngay năm đầu nhưng nếu mình học tốt thì luôn có cơ hội kiếm học bổng. Ngay sau khi học 1 kỳ mà đạt kết quả cao thì các cụ có thể apply rất nhiều chương trình học bổng.

Vậy vấn đề chỉ là hãy thể hiện mình đi rồi tiền sẽ đến bằng cách này hay cách khác.

Ví dụ như em xin được làm thực tập nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của thầy. Thầy okie là đã mừng lắm rồi, chỉ mong làm xong là được ra trường để lo bước tiếp theo. Nhưng trong quá trình em làm, báo cáo kết quả với thầy...thì vào hai ngày đẹp trời thầy bảo do làm việc chăm chỉ, đạt kết quả tốt nên tao cho mày HB lần 1, rồi lại có lần 2. Quy trình cực đơn giản, thầy nhận thấy sự nghiêm túc trong công việc của mình, thầy email đề nghị đến khoa và thế là khoa rót tiền chứ chẳng cần phải ban bệ xét lên đặt xuống gì cả.

Nhưng... lại nhưng...
Muốn đạt được kết quả tốt thì cần phải tập trung hết sức lực và tâm trí cũng như luôn tư duy để tìm được cách hiệu quả nhất mà vượt qua những thử thách khó khăn trong học tập. Mà sinh viên thì ít tiền nên lại muốn đi làm thêm để trang trải. Theo ý kiến cá nhân của em thì đi làm thêm- dù theo luật là 20h mỗi tuần nhưng nó ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập đâu ạ. Trừ những bạn xuất chúng thì em không dám bàn chứ một người bình thường mà đi làm và đi học thì kết quả chỉ làng nhàng vừa đủ qua môn, qua kỳ thôi.

Quyết định của em là: ăn ít một tý, tính toán tiết kiệm một chút... và tập trung vào mục tiêu chính thì sẽ ổn. Ở đây có cụ nào đi học ở tuổi U50 như em sẽ hiểu. Học trước quên sau, hầu như là học mới toàn bộ chứ kiến thức đại học cách đây 20 năm thì chả còn lại gì đâu. Nên hồi kỳ đầu tiên đến chính thầy của em cũng không nghĩ là em có thể học được dù ông ấy xem điểm năm 1995-1999 của em cũng không tồi (ông ấy còn bày cách cho em được để lại 1 môn sang năm học sau để năm đầu em chỉ cần học 7 môn). Ấy vậy mà trong 2 kỳ em đã cuốn chiếu được hết toàn bộ các môn với số điểm chả hề tồi. Chắc ông ấy cũng ấn tượng với kết quả của em nên nhận em làm thực tập nghiên cứu luôn bởi có 1 môn em học tay ngang (tức là muốn học môn ấy thì cần phải học 3 môn trước đó) trong khi em chửa học cái gì cả. Bập vào môn đó như trên mây!
Mà thang điểm đánh giá bọn cao học, tiến sĩ dã man lắm lắm ạ.
Trong chương trình mà bị một môn C (đạt điểm 64%) thì okie nhưng bị C môn thứ 2 là out khỏi chương trình luôn. Nên em có đứa bạn có kỳ đăng ký học có 2 môn mà phải bỏ 1 môn sau khi biết điểm thi giữa kỳ vì sợ là sẽ bị C thứ 2. TRong khi bọn đại học có môn E vẫn qua.

Vậy mà, all is well! Anh Aamir bảo vậy trong phim Ba chàng ngốc ấy ạ!

Ngưỡng mộ mợ quá!
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
LA CLASSE D'ACCUEIL- kiểu như lớp ESL bên tiếng Anh.

Nhiều cụ mợ cũng hỏi em là thế con em chưa biết tiếng Pháp thì sang đó học như thế nào?

Hôm nay em vừa đi họp phụ huynh đầu năm cho cả hai cu nên có đôi lời chia sẻ với các cụ/mợ.

Do Canada rất cần dân nhập cư nên đất nước này có hẳn một Bộ Di trú để phụ trách vấn đề nhập cư và hòa nhập văn hóa cũng như cuộc sống.
Đặc biệt là ở tỉnh Quebec, nơi mà tiếng Pháp luôn được coi trọng.

Hệ thống giáo dục ở đây có trường công và trường tư. Trường công là trường dạy chủ yếu bằng tiếng Pháp và vẫn có môn tiếng Anh nên học sinh sẽ được phát triển cả hai ngôn ngữ. Với dân nhập cư- như sinh viên quốc tế như em, hoặc người lao động có work permit thì con cái đều được học miễn phí bậc tiểu học và trung học- ở Quebec là hết lớp 11.

+ Nếu con bạn đã biết tiếng Pháp và giỏi gần như nghe nói thành thạo thì họ sẽ kiểm tra và có thể học lớp regulier- lớp của trẻ em sinh ra tại đây, hoặc cũng có thể học lớp Accueil vài tháng để có thời gian hòa nhập và sẽ được chuyển sang lớp regulier.

+ Nếu con bạn chưa biết một từ tiếng Pháp nào như hai con nhà em thì sẽ vào lớp Accueil- hệ thống lớp này có mặt hầu hết ở các trường tiểu học và trung học công lập ở Quebec. Ở đây học sinh sẽ được học 4 môn- tiếng Pháp, toán, mỹ thuật và thể dục cùng với rất nhiều hoạt động tìm hiểu văn hóa, cuộc sống thường ngày tại đây. Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt nhất cho tụi trẻ con của dân nhập cư thì có rất nhiều chương trình, dự án cho bọn này, ví dụ như trại Tim Horton mà năm ngoái hai cu nhà em được tham gia hai lần. Chuyến đi đến Toronto bốn ngày, ba đêm với đầy ắp các hoạt động cho tụi nó, miễn phí toàn bộ ăn ở đi lại. Mùa đông chúng cắm trại trong rừng rồi tham gia các hoạt động thích hợp với mùa đông- nhìn ảnh chúng nó gọi là ngập trong tuyết trắng. Rồi cứ 1-2 tuần con em lại có giấy xin phép bố mẹ cho con ra ngoài, đi leo núi, đi tham quan bảo tàng, đi xem phim.... Năm nay cũng có tổ chức trại Tim Horton vào mùa thu và mùa xuân nên hứa hẹn sẽ có nhiều hoạt động đa dạng nữa. Tuy là miễn phí như thế nhưng giáo viên cũng phải thuyết phục khá lâu để các phụ huynh tin tưởng cho phép con tham gia- chả giống em vì em cứ có cơ hội là em đẩy chúng xa em, cho nó nhớn.
+ Vậy nhiều bạn sẽ hỏi, ơ thế cứ học accueil như vậy thì không học các môn văn hóa như ở VN à?

Hi, bên này sau khi học xong trung học- secondaire 5- ứng với lớp 11 của mình là có 2 hướng, hoặc học nghề, hoặc dự bị đại học. Và điểm để xét bậc học sau trung học- gọi là Cegep chỉ tính một số môn lớp secondaire 4 và secondaire 5- ứng với lớp 10 và 11 bên mình. Tất cả những điểm của các lớp 9 trở về trước đều bỏ qua. Chính vì lý do này mà em yên tâm hơn nhiều khi cho con thoải mái học tiếng, hòa nhập văn hóa trong vòng 2 năm trước khi bước vào lớp thường.

+ Vì ở Quebec họ tính tuổi con phụ thuộc bố mẹ là đến hết 21 nên có rất nhiều đứa con khá lớn tuổi khi sang đây nhưng vẫn muốn học trung học để được xét vào đại học sau này thì phải làm sao? Nếu một đứa trẻ đến tuổi 18 mà vẫn muốn học trung học thì sẽ có những trường dành riêng cho học sinh tuổi từ 18 trở lên- và chủ yếu là 18-25.

+ Vì những lý do như vậy nên chuyện học của con em có thể gói gọn kiểu: trên lớp sẽ học cùng thầy cô, về nhà xử lý bài tập thầy cô cho- cũng không nhiều lắm- ngoài ra mẹ cháu có thể thoải mái vận dung kiểu homeschooling vô tư cho những kiến thức cần thiết- tốt hơn nữa là học những kiến thức đó qua vốn tiếng Pháp mà chúng tiếp thu được. Như vậy sẽ vui vẻ cả nhà lẫn trường!

Ảnh cu bé nhà em chuẩn bị đi trại Tim Horton mùa đông năm ngoái!

 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Thêm mấy cái ảnh thầy giáo con út của em chụp gửi em đây, chơi đùa cả mấy ngày trời, chả nhớ đến mẹ gì cả!
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Đây là lớp Accueil của cu bé nhà em đây.

 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Đấy, các cụ xem, thảo nào mà chúng nó bảo đi học ở Tây sướng thế!

 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Này thì ngập trong tuyết!

 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Mùa thu đang đến từng ngày.
Cây trên mỗi phố đã chuyển màu vàng, đỏ thật rồi.
Em gửi các cụ vài hình ảnh mùa thu cứ xứ này!
Đây là một góc trường em trên đồi Mont Royal!

 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Đã đến thời kỳ cây cỏ đi ngủ đông nên lá vàng rụng xuống khắp nơi!

 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Này thì sắc đỏ cạnh màu xanh.
Bên này là xứ lá phong nên sắc thu có điểm màu đỏ rất nổi bật, thậm chí có những tuyến phố chỉ rực đỏ một màu lá phong vào thu!


 

Kienpch

Xe đạp
Biển số
OF-593835
Ngày cấp bằng
9/10/18
Số km
22
Động cơ
125,165 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chào Huệ, khi em đi cùng hai con, ai cũng ngỡ ngàng, nhưng anh rất vui vì em và các con đã làm rất tốt. Dạo này ông xã sang thì tuyệt vời rồi. Rất khâm phục em đấy
 

Dreamlife

Đi bộ
Biển số
OF-682666
Ngày cấp bằng
5/7/19
Số km
7
Động cơ
103,690 Mã lực
Tuổi
40
chào chị, lâu không thấy bài của chị vậy? chắc chị đang bận lắm, chúc chị mạnh khỏe và có nhiều niềm vui ^^
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Chào cả nhà,
Sau một thời gian bận rộn em lại có thể type vài câu chuyện ầu các cụ các mợ.
Thời tiết đang gần cuối mùa thu với sự chuyển màu của lá cây vàng, đỏ với nhiều cung bậc màu sắc.
Đây là ảnh em chụp bằng điện thoại khi dạo bộ qua đây, sát cạn trường em!

l
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Báo cáo các cụ mợ là em đã xong chương trình. Thầy em đã email báo là hội đồng chấm báo cáo nghiên cứu của em đã thống nhất đánh giá A+.
Thực sự quá mong ước của em vì em đã hoàn thành trong đúng 3 tháng từ việc nhận đề tài, đọc tài liệu, lập trình và cho ra kết quả, cuối cùng là soạn thảo một báo cáo đúng chuẩn master với trình độ tiếng Pháp khoa học bằng Latex.
Chưa dám kể chi tiết nhưng khi bắt đầu soạn báo cáo thì em mới bắt đầu dùng Latex nhưng sau 1 tháng thì những bảng số liệu em vẽ cũng chuyên nghiệp không kém bảng của thầy em trong các bài báo khoa học. Đến thầy em cũng ngạc nhiên vì cô học trò trung niên, hơn tuổi thầy!



 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
27,499
Động cơ
727,965 Mã lực
Báo cáo các cụ mợ là em đã xong chương trình. Thầy em đã email báo là hội đồng chấm báo cáo nghiên cứu của em đã thống nhất đánh giá A+.
Thực sự quá mong ước của em vì em đã hoàn thành trong đúng 3 tháng từ việc nhận đề tài, đọc tài liệu, lập trình và cho ra kết quả, cuối cùng là soạn thảo một báo cáo đúng chuẩn master với trình độ tiếng Pháp khoa học bằng Latex.
Chưa dám kể chi tiết nhưng khi bắt đầu soạn báo cáo thì em mới bắt đầu dùng Latex nhưng sau 1 tháng thì những bảng số liệu em vẽ cũng chuyên nghiệp không kém bảng của thầy em trong các bài báo khoa học. Đến thầy em cũng ngạc nhiên vì cô học trò trung niên, hơn tuổi thầy!



Chúc mừng chị. Và hết sức khâm phục.
Giờ còn thiếu độc cái thẻ PR nữa nhỉ.
 

UdeM

Xe tải
Biển số
OF-668518
Ngày cấp bằng
7/6/19
Số km
493
Động cơ
111,957 Mã lực
Tuổi
44
Chúc mừng chị. Và hết sức khâm phục.
Giờ còn thiếu độc cái thẻ PR nữa nhỉ.
Vâng,
Với bảng điểm và giấy chứng nhận tốt nghiệp trong tay là có đủ điều kiện nộp hồ sơ xin định cư Quebec chương trình PEQ- dự định là sau 3.11.2019 sẽ mở lại. Song song với đó là em sẽ nộp hồ sơ xin giấy phép làm việc và thời hạn là 3 năm.
Một điểm thuận lợi là em học trường UdeM- University of Montreal là một trường tiếng Pháp với xếp hạng khá cao nên nếu chương trình PEQ mở lại thì xin CSQ- giấy phép định cư Quebec rất nhanh- dự định chỉ 3-4 tuần là có kết quả. Khi đã có CSQ thì 90% là sẽ có PR vì liên bang xét tiếp chỉ mang tính thủ tục!


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top