Chúng ta hãy bình tĩnh nhìn vào sự việc nhé:
1. Các bác đi chữa bệnh, hoặc đi chữa cái xe thôi, khi các bác mang vào viên A, hoặc mang xe vào gara B để chữa, thì các bác tin rằng và trả tiền cho viện A, gara B vì viện A, gara B kia đáp ứng được đúng các tiêu chí các bác đề ra. Và vì vậy các bác mới chọn viên A, gara B chứ không phải chọn viện C, gara D đúng không ạ ?
Kể cả khi chỗ A, chỗ B kia đắt hơn, đông hơn, lâu hơn... các bác vẫn chọn, vì nới A, nơi B đáp ứng được tiêu chuẩn của các bác
2. Khi bệnh nhân đến BV A để chữa trị bệnh, BHYT sẽ tiền chữa bệnh của BN cho viện A, vì viện A đáp ứng được các tiêu chuẩn của BN và của BHYT. Tại sao cứ vào viện A thì được thanh toán, còn vào chỗ ông lang X thì không được thanh toán ?
3. Và như thế, với cái xét nghiệm này do Việt Đức làm thì được thanh toán, còn do công ty A làm thì không được thanh toán, ấy là điều đương nhiên đúng, ai cũng thấy nó hợp tình hợp lý.
4. Cái công ty A kia do không được BHYT thanh toán, thế là ông ta mang mệ nó máy vào đội lốt VĐ để được thanh toán. Nói thẳng ra đấy là hành vi lừa lọc, gian dối, có sự tiếp tay của BV đấy ạ ? Đúng kiểu treo đầu dê bán thịt chó. Đáng ra còn phải phạt VĐ vì đã nhận xằng thiết bị, hóa chất (thậm chí có khi còn cả là con người nữa ấy chứ) của A là của mình để bán cho dịch vụ cho bệnh nhân.
Giờ cắt cái này là đúng. Là để các viện, và cả các cấp nữa, có lý do, có động lực, có trách nhiệm hơn, thấy sự cấp bách hơn trong việc sớm đầu tư trang thiết bị cho BV. Đấy mới là cái gốc
Mệ, cứ bấu víu mãi vào cái "cơ chế" mượn/cho mượn thiết bị á, thì íu bao giờ thay đổi được. Vì đơn giản, ngay từ BV, đã thấy "đủ dùng" rồi thì kêu gào gì nữa ?
Chính cái trò "cho mượn" này nó là méo mó bức tranh thực của năng lực ý tế của chúng ta đấy ạ. Vì mượn được rồi nên đầu tư ít đi, Trong khi tính kỹ xem, tiền mua hóa chất cho cái đồ đi mượn ấy khéo đầu tư được gấp mấy lần đi mượn
Tất nhiên, giai đoạn quá độ nào thì cũng có những bất cấp, những vướng mắc, những nỗi đau... cần khắc phục và vượt qua.
Chỉ căn cứ vào lời báo chí viết là ông GĐ nói thế nhé, thì cũng thấy ngay rằng lượng hóa chất hiện viện đang có là đủ dùng cho số máy móc thiết bị của viện trong thời gian của cả gói thầu (nghĩa là 1 năm). Còn chia ra dùng cả cho các đồ "đi mượn" kia thì nó chỉ được 7 ngày.
Ok, đồ ông đi mượn thì ông làm dịch vụ, thu tiền dịch vụ, nghĩa là ông được mua hóa chất đầu vào theo kiểu dịch vụ, có ai cấm đâu ?
Nguyên nhân của tình trạng này là, đa số hóa chất do các công ty cung cấp, kèm theo máy đặt, mượn. Trước đây, cơ quan chức năng cho phép thanh toán bảo hiểm y tế với các dịch vụ kỹ thuật thực hiện bằng máy đặt, mượn do nhà thầu cung cấp. Như vậy, bệnh viện có nguồn thu cũng như cơ sở pháp lý để đấu thầu mua sắm hóa chất, triển khai các xét nghiệm phục vụ người bệnh.
Tuy nhiên, điểm mới trong Nghị quyết 144 quy định, các hợp đồng ký sau tháng 11/2022 (thời hạn áp dụng đến tháng 11/2023) sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả. Do đó, từ tháng 12 năm ngoái, bệnh viện không thể kéo dài hình thức mượn máy, đặt theo kết quả đấu thầu hóa chất như trước, dẫn đến thiếu hụt. Đặc biệt, những hóa chất quan trọng và ảnh hưởng đến cấp cứu, khám, điều trị bệnh nhân như công thức máu, đông máu, Mg... đã hết số lượng thầu.