Khi phóng xong 1 quả tên lửa thì tầu ngầm bắt buộc phải rời khỏi ngay vị trí bắn để cắt đuôi ngư lôi địch, chính vì vậy phải chạy hết công suất để thoát khỏi chỗ ấy, như vậy acquy sẽ gần cạn kiệt nên phải nổi lên để chạy diezel.
Em nói chuyện với cụ về chuyện cụ bảo điện ắc quy trên tàu chỉ đủ phóng 2 quả tên lửa là hết. Nhưng bây giờ cụ bảo là do phóng xong tàu phải chạy hết công suất để trốn thì lại là chuyện khác. Nhưng chuyện khác này cũng không đúng nốt.
Dĩ nhiên sau khi phóng tên lửa xong thì tàu ngầm phải rời khỏi vị trí bắn vì đối phương sẽ truy lùng. Nhưng thực tế không có tàu nào dùng tốc độ flank để chạy khỏi vị trí cả. Vì 2 lý do cơ bản sau:
1. Quan trọng nhất, với tốc độ flank, tự tàu ngầm sẽ báo cáo vị trí cho đối phương vì động cơ chạy hết công suất sẽ cực ồn ào, lạy ông tôi ở bụi này. Tàu chỉ dùng tốc độ hành trình bình thường để di chuyển thôi.
2. Klub bắn xong, đối phương chỉ có thể trí ước đoán vị trí, nếu họ ước đoán đúng thì với tốc độ flank nhanh so với tốc độ hành trình chỉ hơn 10km/h (nhanh hơn người đi bộ một chút) có ý nghĩa gì so với tốc độ của trực thăng săn ngầm? Chạy đi đâu cho thoát chưa kể tự báo vị trí cho đối phương bằng cái sự ồn ào của mình?
Còn nếu đối phương ước tính sai vị trí thì càng không cần chạy flank.
Tốc độ flank của tàu Diesel điện gần như chỉ dùng cho trường hợp đang bị ngư lôi săn đuổi giai đoạn nửa cuối mà thôi.