Các bạn đã từng thưởng thức món “Thắng Cố” ở Sapa, Lào Cai hay ở 1 quán nào đó trong 1 thành phố lớn? Với món đặc sản của vùng núi phía Bắc này hẳn là các bạn có thể ăn được cả bát.
Nhưng tôi dám cá rằng khi mà các bạn được thưởng thức món Thắng Cố theo đúng cách chế biến từ thuở ban sơ của nó thì “các bạn cũng khó mà kìm lòng được khi ở cách xa cả chục mét”.
Tại sao lại như thế? Đơn giản vì nó là món Thắng Cố. Tôi xin giới thiệu một số các nguyên liệu chính để chế biến món đặc sản này (công thức truyền thống-cổ truyền):
1. Da: da lợn, trâu, bò, dê…bộ guốc chẵn, có khi cả rắn, rết…. Con vật sau khi thui, được lột da trước khi xẻ thịt
2. Lòng: bao gồm ruột, gan, phèo, phổi…túm lại là lục phủ ngũ tạng. Lưu ý trong nguyên liệu này là khi mổ con vật ra, lấy toàn bộ, không được rửa, không được thải bỏ bất cứ thứ gì kể cả phân trong dạ dày, ruột.
3. Ngô, gạo hoặc có thể là khoai, sắn.
4. Gia vị vừa đủ
Sau khi có đầy đủ các nguyên liệu trên, các bạn cần có 1 cái chảo thật lớn (cỡ 100L) để chế biến món này. Cho tất cả các nguyên liệu vào chảo, đổ nước suối vào cho ngập hết nguyên liệu và các bạn ninh cho thật nhừ. Thời gian tối thiểu cũng phải là 3h-5h sôi, nước cạn ta lại đổ thêm nước suối vào đun tiếp. Khi nào thấy nước bắt đầu sánh lại, hơi sền sệt và có mùi đặc trưng bốc lên là được.
Món này ăn nóng, không cần ăn kèm với bất cứ thứ gì khác.
Ai đã từng ăn món Thắng Cố nhưng chế biến theo cách đã cải tiến, ai chưa từng ăn món Thắng Cố thì xin hãy đọc tiếp để được thưởng thức hương vị của món Thắng Cố này.
Cái đầu tiên mà các bạn cảm nhận được là hương vị rất “đặc trưng” của món này. Dù ở xa cả chục mét, các bạn vẫn có thể ngửi thấy được. Các bạn có thể tượng tưởng đây là “sự kết hợp hoàn hảo” của: Mùi của ngô chín + mùi của lòng phèo với tất cả những gì chứa trong đó. So sánh đơn giản thế này: Mùi của tất hôi 1 tháng chưa giặt? Mùi của chuột chết? Mùi cóc chết Mùi của phân? Mùi của ngô luộc? Mùi của thịt nướng? Mùi thum thủm của phân? Không phải! Mà đó là sự kết hợp của tất cả những thứ mùi trên – Mùi Thắng Cố nguyên chất.
Vị của nó? Chua cay, mặn, ngọt có cả. Khi các bạn nếm thử sẽ thấy được cảm giác của cỏ khô, tươi đã được bọn trâu bò nhai qua, vị ngậy béo của 1 chút mỡ dính theo phèo phổi, sền sệt dính dính của da được nấu nhừ, và tất nhiên có cái gì đó nghèn nghẹn, đắng đắng ở cổ khi các bạn vừa ăn mà không bịt mũi.
Nói thế cũng có lẽ khó tưởng tượng cho một số bạn, ai chưa tưởng tượng ra được thì hãy tưởng tượng theo cách này. Chỉ áp dụng đối với những ai đã từng ở quê những năm 95 hoặc có về quê chơi (không áp dụng cho quê của dân “cầu tõm”). Cái cảnh phải đi vệ sinh ở trên 2 đoạn thân cây trên 1 cái hố đào ở vườn, được bao bọc bởi mấy tấm ghép bằng lá cây vào 1 ngày hè với nhiệt độ 35-36 độ C thì mới thể tưởng tượng được. Nó sẽ giống như thế này (khi bạn đang ngồi trong cái nhà vệ sinh đó):
Thử tưởng tượng có một quả mít bất ngờ rơi xuống, ngay trước mặt bạn, Nó tự vỡ ra không cần dùng tay. Bạn "hít hít" thật đơn giản, cảm giác thật là “tuyệt vời", bạn thử đi thử lại vài lần nữa, bỗng chuông điện thoai reo vang, bạn nhấc máy lên và đầu dây bên kia một giọng nói ngọt ngào vang lên "mít ngon chứ?". Với Thắng Cố không có gì là khó tưởng tượng!