- Biển số
- OF-361170
- Ngày cấp bằng
- 2/4/15
- Số km
- 1,559
- Động cơ
- 269,775 Mã lực
Ôi đã sang nhà mới rồi ạ, e mời các cụ đĩa ốc hạ long
Cụ làm em thích quá
Buồng chuối đó bị hạ cánh không an toàn hả cụ, chuối chín cây ngon quá ah.Mời cccm ăn chuối ngắm hoa gà khỏa thân ...em nợ
Chị Lông có quả,em có hoa , lá dại vào chào nhà mớiThấy nhà mới em chưa có món nên bê tạm ít hoa quả vào nhâm nhi chờ món mặn nhỉ.
Hoa quả vườn chùa bên em đấy. Hôm nay em vừa đi chùa được ra vườn tự tay hái táo
Hoa của mợ rực rỡ quá ah, tên của em nó là gì vậy ah?Chị Lông có quả,em có hoa , lá dại vào chào nhà mới
Lẻ thừa 5 chénMấy hôm nay lại nổi lên trò đố nhau sau khi cụ Pum nhả quả pháo đầu tiên. Sáng nay lơ thơ đi cày, em lượm được mấy bắp ngô ở chợ. Em đố cả nhà ngô này được trồng ở đâu ?
Nhà mọ nội cụ Pum có kiểu gạch sàn nhà giống nhà em quá, bố em lát cũng từ năm 82 rồi, 30 năm vẫn tốt :
Nhà nội nhà cháu xây năm 91,thời hậu bao cấp này thì kiến trúc vẫn khá nghèo nàn,tuy nhiên lúc đó,do các nhà liền kề trên phố cổ các tường giáp ranh chung khá phức tạp,xẻ tường để bổ trụ làm theo phương pháp khung cột hồi đó cũng đã là 1 giải pháp khá mới với xây dựng nhà dân. Gạch nát nền và cầu thang là vật liệu của nhà máy gạch Nam Thắng,1 vật liệu hồi đó rất thịnh hành. Gần 3 chục năm rồi mà men vẫn bóng mịn là gần bằng gạch men thời Phớp rồi cụ nhỉ (nhà này hồi phá đi cũng là gạch men thời P nhưng bị rỗ nứt vỡ nhiều)Mấy hôm nay lại nổi lên trò đố nhau sau khi cụ Pum nhả quả pháo đầu tiên. Sáng nay lơ thơ đi cày, em lượm được mấy bắp ngô ở chợ. Em đố cả nhà ngô này được trồng ở đâu ?
Nhà mọ nội cụ Pum có kiểu gạch sàn nhà giống nhà em quá, bố em lát cũng từ năm 82 rồi, 30 năm vẫn tốt :
Vưng chín cây cụ ạ. Chẳng để ý mấy hôm mà chín nẫu mất mấy nảiBuồng chuối đó bị hạ cánh không an toàn hả cụ, chuối chín cây ngon quá ah.
Nhà em thì bố mẹ em mở một lò đá ong ngoài đồng, mẹ em kể mấy chú hồi đó kêu : em mở lò đá này khéo tịt đẻ . Đá ong nên nhà mát lắm, sàn lại lát gạch mát loáng từ hồi đó. Nói chung ông cụ em tiên phong mấy cái mới, ko cổ hủ dù ở quê, năm 90 trên em mới có điện.Nhà nội nhà cháu xây năm 91,thời hậu bao cấp này thì kiến trúc vẫn khá nghèo nàn,tuy nhiên lúc đó,do các nhà liền kề trên phố cổ các tường giáp ranh chung khá phức tạp,xẻ tường để bổ trụ làm theo phương pháp khung cột hồi đó cũng đã là 1 giải pháp khá mới với xây dựng nhà dân. Gạch nát nền và cầu thang là vật liệu của nhà máy gạch Nam Thắng,1 vật liệu hồi đó rất thịnh hành. Gần 3 chục năm rồi mà men vẫn bóng mịn là gần bằng gạch men thời Phớp rồi cụ nhỉ (nhà này hồi phá đi cũng là gạch men thời P nhưng bị rỗ nứt vỡ nhiều)
Nhắc đến đá ong,bất giác nhà cháu cảm thấy lạnh sống lưng. Chả là hồi trẻ,vừa mới bảnh mắt dậy đã tráng miệng bằng vác 5 viên đá ong với quãng đường 5-600m. Mỗi viên đá ong phải nặng gần 20 ký.Nhà em thì bố mẹ em mở một lò đá ong ngoài đồng, mẹ em kể mấy chú hồi đó kêu : em mở lò đá này khéo tịt đẻ . Đá ong nên nhà mát lắm, sàn lại lát gạch mát loáng từ hồi đó. Nói chung ông cụ em tiên phong mấy cái mới, ko cổ hủ dù ở quê, năm 90 trên em mới có điện.
Thèm quá huhuEm chào nhà mới với món buồng trứng hay còn gọi là lòng xoay cả nhà ạ
Thời cụ anh vác đá ong, em học ở cái Cung thiếu nhi gần đấy. Hồi đấy đá ong nhiều, gạt qua lớp đất mùn là gặp. Em ra xem các bác thợ đánh đá suốt, khéo gặp bác hồi đấy rồi cũng nên!Nhắc đến đá ong,bất giác nhà cháu cảm thấy lạnh sống lưng. Chả là hồi trẻ,vừa mới bảnh mắt dậy đã tráng miệng bằng vác 5 viên đá ong với quãng đường 5-600m. Mỗi viên đá ong phải nặng gần 20 ký.
Mấy khu đất ở xã Bình Yên là những mỏ đá ong gần như lộ thiên,ruộng sắn dân trồng ở đó chỉ gạt lớp đất chưa đến 1 m là đá ong rồi. Thợ đánh đá ong không phải những ông to cao lực lưỡng mà thường là những ông còi còi nhưng sức cực dai và bền bỉ. Công cụ đánh đá ong là 1 cái thó đầu lõm vào như mặt trăng khuyết,cán bằng óng tuýp sắt dài và nặng gần như cái xà beng để đủ trọng lượng cắm được xuống lớp đá thạch lỗ rỗ như tổ ong bám xung quanh toàn đất đỏ gọi là đá ong. Nhiều hôm đi qua cánh đồng đá ong này,trời nắng chang chang hiu quạnh ko 1 bóng người mà vẫn nghe thấy tiếng ...hự....hự...hự văng vẳng vọng lại,hoá ra là tiếng bố thợ đá ong đang đánh ở dưới hố.Thời cụ anh vác đá ong, em học ở cái Cung thiếu nhi gần đấy. Hồi đấy đá ong nhiều, gạt qua lớp đất mùn là gặp. Em ra xem các bác thợ đánh đá suốt, khéo gặp bác hồi đấy rồi cũng nên!
Em học trên đấy hè 84-85, chắc cùng thời cụ anh đóng quân. Chỗ e qua bệnh viện 1 đoạn bên tay phải, sát mặt đường nhưng nhà chính lùi hơi sâu qua khoảng sân trồng nhiều mít nên hơi khuất. Hồi đấy thưa dân, trên đấy nhiều mít, sắn, lạc khoai; ven sông Tích thì trồng cả cây thuốc lá, lá to hơn lá cải, nhiều lông tơ.Mấy khu đất ở xã Bình Yên là những mỏ đá ong gần như lộ thiên,ruộng sắn dân trồng ở đó chỉ gạt lớp đất chưa đến 1 m là đá ong rồi. Thợ đánh đá ong không phải những ông to cao lực lưỡng mà thường là những ông còi còi nhưng sức cực dai và bền bỉ. Công cụ đánh đá ong là 1 cái thó đầu lõm vào như mặt trăng khuyết,cán bằng óng tuýp sắt dài và nặng gần như cái xà beng để đủ trọng lượng cắm được xuống lớp đá thạch lỗ rỗ như tổ ong bám xung quanh toàn đất đỏ gọi là đá ong. Nhiều hôm đi qua cánh đồng đá ong này,trời nắng chang chang hiu quạnh ko 1 bóng người mà vẫn nghe thấy tiếng ...hự....hự...hự văng vẳng vọng lại,hoá ra là tiếng bố thợ đá ong đang đánh ở dưới hố.
Đá ong ở dưới khá mềm do nước ngấm ẩm,chỉ khi đánh xong mang lên phơi nắng đá mới bắt đầu cứng lại. Hồi a mới nhập ngũ,cách rèn thể lực cho lính chỉ đơn giản là vác đá ong. Lúc đầu còn tinh tướng vác liền 2 viên cho nhanh,nhưng chỉ 1 đoạn là è cổ vì quá nặng. 2 viên phải tầm 30 ký.
Mùa xuân năm 85 a ở làng Cánh Chủ xã Bình Yên. Có khi gặp chú đang đi lang thang trên con đường đất liên huyện kéo dài từ phố huyện Thạch Thất ra tới ngã 3 Hoà Lạc rồi cũng nên.Em học trên đấy hè 84-85, chắc cùng thời cụ anh đóng quân. Chỗ e qua bệnh viện 1 đoạn bên tay phải, sát mặt đường nhưng nhà chính lùi hơi sâu qua khoảng sân trồng nhiều mít nên hơi khuất. Hồi đấy thưa dân, trên đấy nhiều mít, sắn, lạc khoai; ven sông Tích thì trồng cả cây thuốc lá, lá to hơn lá cải, nhiều lông tơ.
Đá ong đúng như bác nói. Hồi đấy rẻ hơn gạch nung. Nhà nghèo thì tường vách đất trộn rơm kết hợp khung tre ngâm, vừa thì đá ong, có đk thì gạch nung. Giờ thì đá ong mới là đỉnh. Hồi xây nhà có bà chị vùng đấy cho em đá cũ, loại to dài và rất già, đủ xây theo ý mà em ngơ ngẩn thế nào lại thôi!
Thời đấy quê em còn thuộc vùng phân lũ, cứ độ này là bộ đội về gặt lúa giúp dân. Có vài trường hợp các chú gặt hăng quá gặt luôn cả thôn nữ mà lên đôi. Xóm em có 1 vụ, đám cưới bộ đội vui ơi là vui!