Happy birthday to your papa, chúc mừng mọi điều tốt lành đến với gia đình chú em
Đọc bài tâm sự của cụ em rất hiểu. Và chỉ có những người đi làm ăn xa một thời gian dài như gia đình cụ mới có nhiều trăn trở như vậy. Em đã từng sống và làm việc 10 năm trên đất khách, em đã từng và có rất nhiều lúc cân nhắc về nó. Cho đến một lần, em không nhẫn được nữa và quyết định rất nhanh. Và đến bây giờ sau 4 năm, em vẫn luôn cho đó là một quyết định đúng. Đôi khi, đó chỉ là bài toán đánh đổi cụ ạ, được không khí gia đình ấm cúng ở Việt Nam thì không có thu nhập cao, được sống trong cái tiết trời Tết và hoa đào, quất thì không được cái lạnh buốt đầy tuyết mùa đông, hoặc mát dịu đầy lá vàng của nước Nga ..., được cái này thì mất cái khác, em nghĩ cũng là lẽ thường. Nếu hiện tại mọi chuyện của cụ đều tốt đẹp thi cụ cứ yên tâm mà ở mà chiến đấu, còn về quê hương theo em chỉ là vấn đề thời điểm khi nào thôi cụ, cụ cứ để kệ đi. Hoặc không thì cụ quyết tâm xây dựng 1 business cho mình ở quê nhà và sẵn sàng đón nhận thử thách.Ngày nay có hàng triệu người Việt sống tản mác trên toàn thế giới như những cái cây bị bật rễ, đa phần họ sống ở Mỹ, Úc Canada, Pháp….tôi và gia đình tôi cũng là một trong số những người đó. Không kể cha, mẹ tôi bởi vì họ là những người không hòa nhập vào nước Mỹ và cũng không kể thế hệ con tôi bởi vì nó mới 4 tuổi sinh ra ở Mỹ và không biết gì về quê hương VN. Thế hệ chúng tôi, lớp người hiện nay từ khoãng 30 đến 50 tuổi. Một thế hệ “nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi,” lơ lửng giữa không gian quê hương và đất khách, chơi vơi giữa thời gian chuyễn tiếp, lạc lõng trong tâm tư bởi sự xung đột giữa 2 nền văn hóa. Nước Mỹ ( một quốc gia hình thành bởi những người di dân toàn thế giới) gọi chúng tôi là thế hệ “sandwich ” , thế hệ người di dân đến Mỹ khi đã trưởng thành.
Thế hệ di dân chúng tôi, ngày hôm nay mang passport Mỹ, Canada nhưng vẫn chỉ là Mỹ , Canada trên giấy tờ, phần đông tiếng Anh, Pháp vẫn còn nói ngọng, miệng vẫn có mùi nước mắm chứ không phải mùi bơ.
Những người Mỹ , Canada… gốc Việt chúng tôi ở hải ngoại, đương nhiên chúng tôi được tự do, phần lớn là được ăn ngon, mặc đồ hiệu, đi du ngoạn đây đó, nếu chăm chỉ làm việc thì đũ tiền mua nhà, cho con cái đi học… có một cuộc sống mà đa phần 80 triệu đồng bào ở quê nhà luôn mong mõi có được.
Quê hương VN như 1 người mẹ đã mang nặng đẻ đau, sinh tôi ra, nuôi nấng dạy dỗ tôi nên người và quê hương thứ hai như 1 bà mẹ nuôi đã dang rộng vòng tay đón nhận tôi khi tôi khốn khó. Tôi yêu quí bà mẹ nuôi tôi nhiều lắm và tôi lại càng thương Mẹ Việt Nam của tôi hơn.
Những năm tháng sống ở Mỹ đã rèn đúc cho tôi một lối suy luận thực tiển, một cách ăn nói ngắn gọn, một cách cư xử hòa nhả, ra đường đụng gì cũng cứ "xin lổi" của một nền văn hóa đa dân tộc mà tôi hãnh diện mang bên cạnh văn hóa VN của mình. Tuy nhiên nó không làm suy chuyển âm điệu tiếng mẹ đẻ của tôi, không làm sa sút kho tàng văn hóa của tổ tiên hay sự giáo dục của mẹ tôi. Tôi vẫn thích hamburger của Mỹ, shu-shi của Nhật, ta-co của Mexico nhưng bao giờ tôi cũng vẫn thèm một tô phở tái, gầu, gân sách… tôi vẫn có thể mê rượu vang đỏ của Pháp nhưng vẫn thèm hương vị của bia hơi Sài Gòn tôi từng ngồi uống trên đường Nguyễn Chí Thanh. Tôi có thể viết bài luận văn bằng tiếng Anh giỏi hơn người Mỹ trung bình nhưng khi rãnh tôi vẫn cứ ngâm những câu ca dao lục bát, những câu thơ Đường luật….Tôi vẫn thích xem phim hành động của Mỹ, thích hát nhạc Mỹ nhưng trái tim tôi chỉ cảm xúc khi nghe nhạc Việt. Tôi vẫn ngoái đầu nhìn 1 em gái tóc vàng, mắt xanh nhưng vẫn chỉ thấy hạnh phúc khi ôm trong tay một người phụ nữ Việt gọi tôi : “ Anh ơi…” chỉ vì trong máu thịt tôi, tôi là người Việt Nam.
Đôi khi tôi cảm thấy mình bị vướng mắc giữa 2 quê hương, 2 nền văn hóa, quay lại thì chỉ thấy quá khứ, nhìn tới thì không có tương lai. Bởi vì chúng tôi đã quá cố gắng để hòa nhập vào cuộc sống Mỹ, nhưng bản chất Việt Nam thì lại quá mạnh. Cha mẹ chúng tôi không có vấn đề này, bao giờ họ cũng là người Việt Nam, họ không hòa nhập vào nước Mỹ, họ chỉ ăn nhờ ở đậu mà thôi, họ không băn khoăn. Thế hệ con tôi sau này cũng không vướng mắc vấn đề này, nó sẽ không phải cố gắng hòa nhập vào văn hóa Mỹ, bởi vì nước Mỹ là quê mẹ của nó. Chỉ có thế hệ chúng tôi là lơ lững giữa 2 dòng nước, cứ mãi băn khoăn chuyện " ở hay về" . Có ai đó đã viết 2 câu thơ:
Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
Quê nhà một góc nhớ mênh mông
Cụ có nhiều cảm xúc quá, nếu cảm xúc thế này cứ hiện diện mãi thì iem e rằng cụ hay buồn mà buồn thì hay mệt mỏi và không tốt cho sức khoẻ cũng như cho người thân xung quanh.Đất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
Quê nhà một góc nhớ mênh mông
Đi để rồi lại về cụ nhé...VN đang còn nghèo và lạc hậu lắm ạĐất khách muôn trùng sao nhỏ hẹp
Quê nhà một góc nhớ mênh mông
@ Sophieinluv : VN đang vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nhất định trong tương lai gần mình sẽ trở về, nhất định mình sẽ " oánh cắp" cái gì đó của nước Mỹ mang về VN . Bài hát mình vẫn nghe hàng đêm trước khi đi ngủ là bài " Đêm nhớ về Sài Gòn" của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, bài hát viết cho những người sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn , phải sống xa quê hương.Đi để rồi lại về cụ nhé...VN đang còn nghèo và lạc hậu lắm ạ
Trung Quốc được như ngày nay bởi những Hoa Kiều, lang bạt khắp các gầm trời, oánh cắp các công nghệ tiên tiến nhất rùi trở về đất nước ạ...Welcome cụ, em thấy cụ có vẻ nhớ SG lắm rùi í
Chúc mừng gia đình CBNgày hôm này sinh nhật của papa em. 7 tháng đầu năm thì đến 5 tháng papa nằm viện chiến đấu với bệnh tật. Đau đớn và mệt mỏi do điều trị kháng sinh kéo dài, từ một người rất phong độ giờ chỉ còn da bọc xương. Nhưng thời gian đó đã ở sau lưng rồi...
Vui tươi như những bông hoa hồng tỷ muội này nào
Mình cứ chờ xem hình ảnh biển VN. Thanks mợ vẫn còn nhớ@kụ minhngoc: em có nói là sẽ chia xẻ hình ảnh Nha Trang lên cho các cụ ở xa chiêm ngưỡng 1 thành phố ven biển Việt Nam khá đẹp và sạch sẽ mà chưa làm được, ái ngại quá cơ, em sẽ làm việc đó sau ah.
Ơ, với TQ thì là oánh cắp thật( công nghệ làm đồ fake) nhưng với VN thì ko phải đâu ạ. VN cần 1 điều gì đó mới mẻ, công nghệ thì ko thể bằng các nước khác rùi, nhưng VN tương lai có thể trở thành vựa thức ăn của thế giới... vd: cafe Trung Nguyên, lúa gạo, thủy sản...@ Sophieinluv : VN đang vẫn còn nhiều khó khăn nhưng nhất định trong tương lai gần mình sẽ trở về, nhất định mình sẽ " oánh cắp" cái gì đó của nước Mỹ mang về VN . Bài hát mình vẫn nghe hàng đêm trước khi đi ngủ là bài " Đêm nhớ về Sài Gòn" của nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng, bài hát viết cho những người sinh ra và lớn lên tại Sài Gòn , phải sống xa quê hương.
Rất thích tinh thần lạc quan, yêu quê hương của bạn.Ơ, với TQ thì là oánh cắp thật( công nghệ làm đồ fake) nhưng với VN thì ko phải đâu ạ. VN cần 1 điều gì đó mới mẻ, công nghệ thì ko thể bằng các nước khác rùi, nhưng VN tương lai có thể trở thành vựa thức ăn của thế giới... vd: cafe Trung Nguyên, lúa gạo, thủy sản...
Công an đênnnnnHế lu cả nhà thân yêu... Em đã trở lại nhé