- Biển số
- OF-462972
- Ngày cấp bằng
- 20/10/16
- Số km
- 1,738
- Động cơ
- 216,969 Mã lực
Nó nằm trong vỏ động cơ? vậy thấm ướt thì vỏ động cơ có vấn đề ạ?Nằm ở động cơ vị trí khá thấp cụ ợ
Nó nằm trong vỏ động cơ? vậy thấm ướt thì vỏ động cơ có vấn đề ạ?Nằm ở động cơ vị trí khá thấp cụ ợ
Nó bị hỏng lớp bọc dây bảo vệ của cảm biến cụ ợ, sát cảm biến luôn, sau bọc lại là hếtNó nằm trong vỏ động cơ? vậy thấm ướt thì vỏ động cơ có vấn đề ạ?
Vậy là bị thấm vào dây dẫn của sensor chứ không phải là lỗi sensor. Em hiểu là con sensor nó bị lỗiNó bị hỏng lớp bọc dây bảo vệ của cảm biến cụ ợ, sát cảm biến luôn, sau bọc lại là hết
Nhà cháu thấy mùa đông hôm nào trời nhiều sương mù thì độ nguy hiểm tăng lên nhiều vì tầm quan sát rất hạn chế, kình lại hay bị mờ do hơi nước nếu ko bật sấy kính và điều hòa thì rất khó quan sát ạ.2. Lưu ý gì khi lái xe trên đường có sương mù:
Hiện nay, trên một số xe chỉ được trang bị đèn gầm (ánh sáng trắng) mà nhiều người vẫn nghĩ đó là đèn sương mù (ánh sáng vàng). Khi di chuyển trong điều kiện sương mù dày đặc, ánh sáng trắng ở đèn gầm và đèn pha sẽ bị tán sắc và hấp thụ sáng nên không thể giúp người điều khiển quan sát tốt hơn giống như tác dụng của đèn sương mù.
Khi sử dụng đèn sương mù, cần sử dụng đèn pha dạng chiếu gần, bởi vì sương mù là tập hợp của hơi nước như những tấm gương phản xạ ánh sáng, nếu bật chế độ chiếu xa chỉ làm cho ánh sáng phản chiếu trở lại mắt người lái và khó quan sát hơn.
Nếu xe không được trang bị đèn sương mù thì cách “chữa cháy” là cắt một miếng đề can màu vàng dán đến , chuyển về chùm chiếu gần là đã có một đèn sương mù nhân tạo.
Ở trong điều kiện lưu thông bình thường vốn đã được khuyến cáo về tốc độ và khoảng cách, thì trong điều kiện thời tiết sương mù phải càng được coi trọng hơn. Tầm nhìn cản trở, điều kiện mặt đường trơn ướt và thậm chí khoảng cách giữa các xe rất gần nhau sẽ khiến cho người lái gặp không ít khó khăn khi điều khiển.Do đó, hạn chế tốc độ và tạo ra khoảng cách an toàn để có thể kịp thời xử lý nếu phanh gấp hoặc đổ đèo trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như sương mù.
Thường thì phần kính sau có hơi nước ngưng tụ thì hãy sử dụng hệ thống sưởi kính, riêng mặt trong kính lái phía trước có thể bật điều hoà và chỉnh theo hướng gió của nơi mặt kính bị đọng hơi nước kết hợp với cần gạt nước cho phần kính trước.
Khi có sương mù, mặt đường sẽ dễ ẩm ướt nên lốp đóng vai trò hết sức quan trọng với mỗi tình huống phanh dừng xe. Thông thường, quãng đường phanh của bất kỳ xe nào khi đường ẩm ướt cũng dài hơn so với đường khô, do đó luôn chú ý đến chất lượng mặt đường cũng như tránh việc phanh nhiều lần khiến xảy ra quán tính và làm ảnh hưởng đến hệ thống phanh, lốp xe.
Cách tốt nhất để không phải đối đầu với đường đi nhiều sương mù chính là phải có kế hoạch trước. Nếu thời tiết quá tệ vì trời lạnh hay mưa dài ngày thì nên xem xét một thời điểm phù hợp hơn hoặc chuyển hướng sang một địa điểm khác.
Ngoài ra, trong lúc di chuyển nên tận dụng lề đường, vạch sơn kẻ đường và biển báo để quan sát lộ trình của mình. Tránh dừng xe giữa đường hoặc nơi đông người qua lại khi có sương mù. Trong trường hợp không thể, hãy nhanh chóng đưa xe vào lề đường, tắt hết các loại đèn có ánh sáng trắng, bật đèn cảnh báo và rời khỏi xe.
Đây là kỹ thuật ABS chạy cơm đây mà. Hữu ích cho xe không trang bị ABS ạ.Nhìn ảnh minh hoạ về hành trình phanh nên em thêm luôn bài về phanh cho tiện
4. Những kinh nghiệm cơ bản khi phanh:
Phanh xe là động tác mà hầu hết khi lái xe ô tô đều phải biết, nhưng phanh không chỉ đơn giản là để dừng xe mà phanh còn để làm ổn định tốc độ. Một người lái xe chuyên nghiệp sẽ biết cách dùng phanh thế nào cho hợp lý nhất.
Nếu không biết dùng phanh thì cách tốt nhất để tranh xa tai nạn là không lái xe ô tô. Nếu lạm dụng phanh quá nhiều sẽ gây cho người ngồi trong xe có cảm giác sóc, bị va đập và dễ bị say xe.
Vậy thì có các kiểu phanh nào cần phải thuộc lòng? Thứ nhất là phanh theo ngưỡng, đây là một kỹ thuật phanh xe khá khó mà chúng thường được sử dụng trong racing hoặc khi phải xử lý một tình huống gấp, bất ngờ, đó là cần phải đạp phanh gấp và tối đa lực của phanh xe, nhưng không để cho vượt quá giới hạn trượt bánh xe. Để làm tốt được kỹ năng này, cần phải thực hiện nhiều lần với xe với một tốc độ cao để hiểu được và cảm nhận tốc độ của xe dù phanh gấp nhưng không để đạt tới giới hạn mất kiểm soát của bánh xe.
Đạp nhả phanh theo nhịp là một kỹ thuật khá đơn giản thường dùng khi phải điều khiển xe với một tốc độ cao mà không muốn phanh gấp có thể gây trượt bánh. Khi đi trên địa hình có độ dốc cao thì nên đạp phanh theo kiểu đạp-nhả liên tục để làm chủ được vận tốc và không làm trượt bánh gây mất lái. Tuy nhiên, kỹ thuật này rất khó khăn trên các đường trơn trợt hoặc có tuyết.
Rà phanh (còn gọi là driff) là một động tác khó, thường được sử dụng trong các chương trình biểu diễn hoặc đua xe, khi muốn cua xe mà không muốn giảm tốc độ của xe. Đây là kỹ năng chủ yếu dành cho các tay lái chuyên nghiệp vì phanh xe kiểu này rất dễ làm xe mất lái, mất khả năng kiểm soát tốc độ.
Kỹ thuật nhấp phanh được sử dụng trong khi tham gia giao thông. Thay vì đạp mạnh phanh một lần gây dúi người về phía trước, thì kỹ thuật phanh xe nhiều bước sẽ khiến xe dừng từ từ rất êm, nên đạp hơi mạnh ở lần phanh thứ nhất để xe giảm tốc độ, đến mức ổn định rồi đạp phanh nhẹ dần dần để tận dụng đà của xe. Sau đó, đệm tiếp phanh cho đến khi xe dừng hẳn hoặc tiếp tục đi. Kỹ thuật này sử dụng trong trường hợp phanh dừng xe bình thường, không có tính huống bất ngờ xảy đến.
Phanh khẩn cấp (phanh gấp) dùng trong trường hợp xe di chuyển tốc độ cao thì bất chợt gặp vật cản. Nếu đạp phanh đột ngột và mạnh, ô tô sẽ có nhiều khả năng bị bó cứng phanh lại, khiến bánh xe không lăn trên mặt đường nữa mà trượt, xe hoàn toàn mất kiểm soát. Để phanh gấp được hiệu quả khi xe đang đi tốc độ cao, cần đạp mạnh chân phanh đến khi cảm giác bánh xe đã bắt đầu trượt trên đường, nhưng vẫn đi thẳng theo chiều vẫn kiểm soát được tay lái, ngay lập tức nhả chân phanh. Xe hết trượt, lại tiếp tục phanh cho đến khi xe dừng hẳn lại.
Mất phanh là tình huống nguy hiểm nhất bởi dễ dẫn đến hoảng loạn khi xe không còn điều khiển được tốc độ, đặc biệt nếu đang đi trên đèo dốc hoặc đường cao tốc. Khi ôtô mất phanh cần phải bình tĩnh, về số thấp, áp dụng các các phương án giảm tốc và có thể chọn biện pháp cuối cùng là đâm xe vào nơi an toàn. Đừng cố hy vọng xe tự dừng, hãy chọn điểm an toàn để có thể cho xe đâm vào đó. Ưu tiên những chướng ngại vật mềm như bụi cây, vũng lầy...
Hệ thống phanh trên ô tô là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong quá trình vận hành và sự an toàn xe. Để đảm bảo tình trạng hoạt động tốt của xe, nên kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên
Xe có ABS không EBD thì cụ vẫn có thế áp dụng để chống trượt, văng xe hay mất lái cụ ợ . Nếu dựa vào ABS mà cụ đạp chết cứng phanh thì sẽ xảy ra là chắc chắn, kể cả có ABS vẫn bị nhưng nếu cụ nhấp nhả thì, theo cá nhân em, vẫn kiểm soát tay lái tốt hơn ạ.Đây là kỹ thuật ABS chạy cơm đây mà. Hữu ích cho xe không trang bị ABS ạ.
Không phải '.. và không gây chói mắt cho các xe đi phía sau." mà là không bị chói mắt bởi các xe phía sau bật pha .20. Lưu ý khi lái xe ban đêm:
Chỉnh gương chiếu hậu
Hãy chỉnh gương chiếu hậu vào vị trí đi đêm (có nấc chỉnh trên gương), để tiện cho việc quan sát và không gây chói mắt cho các xe đi phía sau.
.
Vâng, cám ơn cụ đã nhắc nhở ạKhông phải '.. và không gây chói mắt cho các xe đi phía sau." mà là không bị chói mắt bởi các xe phía sau bật pha .
Vào cua quan trọng nhất là tốc độ hợp lý và đánh lái đều (tròn cua). Về mặt vật lý, ở một tốc độ nhất định, cua càng gấp thì lực ly tâm càng mạnh và càng dễ bị mất lái. Cua tròn có tác dụng dàn đều lực ly tâm trong toàn bộ quá trình vào cua. Nếu cua ko đều (méo), sẽ có lúc gấp hơn lúc kia, và do đó lực ly tâm tức thời sẽ lớn hơn, dễ bị trượt bánh. Người ngồi trên xe cũng khó chịu hơn nếu cua không tròn.21. Đánh lái khi vào cua như thế nào?
Khi đi đường đèo núi, rất nhiều cua gấp hoặc có hình dáng phức tạp mà nếu chỉ đánh lái một lần có thể sẽ dẫn tới trường hợp thiếu lái (understeer) hoặc dư lái (oversteer).
Nếu thiếu lái, xe lao thẳng ra lề đường, nặng hơn là xuống rộng, nặng nhất là đâm vào ta-luy núi hay lao xuống vực. Còn dư lái thì sao? Lúc này xe lao sang làn đối diện, thường phản ứng luôn là đánh lái gấp và khiến xe quay tròn.
Một vài người bạn chỉ cách chạy đường núi là sau khi xoay vô-lăng vào cua, giữ bằng cả hai tay rồi nhẹ nhàng trả ngược lái một chút rồi lại lắc vào cua một chút, cứ thế lắc đều tay để qua cua. Cách làm này giúp tay lái luôn cảm nhận rõ độ cong của cua và có mức đánh lái vừa đủ, không thừa không thiếu.
Cần nhớ không nên áp dụng cách đánh lái chéo tay, vì như vậy trong tình huống khẩn cấp rất khó xoay sở lái ngược trở lại. Ngoài ra, lái chéo tay còn ngăn đường bung của túi khí.
Các cụ có kinh nghiệm khác để ôm vô-lăng khi vào cua hãy chia sẻ để cộng đồng OF điều khiển ôtô an toàn và chuyên nghiệp hơn.
Vâng, em hiểu đơn giản là "đồng tốc", đánh lái nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ vào cua và góc cua rộng hay hẹpVào cua quan trọng nhất là tốc độ hợp lý và đánh lái đều (tròn cua). Về mặt vật lý, ở một tốc độ nhất định, cua càng gấp thì lực ly tâm càng mạnh và càng dễ bị mất lái. Cua tròn có tác dụng dàn đều lực ly tâm trong toàn bộ quá trình vào cua. Nếu cua ko đều (méo), sẽ có lúc gấp hơn lúc kia, và do đó lực ly tâm tức thời sẽ lớn hơn, dễ bị trượt bánh. Người ngồi trên xe cũng khó chịu hơn nếu cua không tròn.
Cua méo thường là do lái xe nhận định góc cua ko tốt hoặc lái mới. Vào cua gấp hơn góc cua và sau đó phải nới hoặc ngược lại. Đi như vậy người ngồi trên xe rất dễ bị say xe.Vâng, em hiểu đơn giản là "đồng tốc", đánh lái nhanh hay chậm phụ thuộc vào tốc độ vào cua và góc cua rộng hay hẹp
Như cụ nói là đúng, em bổ sung là do nhiều cụ em thấy vào cua ko mở đầu, do vậy góc cua sẽ bị hẹp hơn.Cua méo thường là do lái xe nhận định góc cua ko tốt hoặc lái mới. Vào cua gấp hơn góc cua và sau đó phải nới hoặc ngược lại. Đi như vậy người ngồi trên xe rất dễ bị say xe.
Đơn giản nhất là chỗ quay đầu trên phố. Lái mới thường cua xong bị quá, lại phải đánh lái ngược lại làm xe tăng độ lắc. Lái chuẩn là vòng xong, vừa trả lái hết, xe thẳng theo hướng ngược lại luôn.