Bài 2-
Kiểu cắm biển đánh đố
Nay bỗng thành quá cố
Khi rong ruổi trên đường, đặc biệt khi đang phóng 100 km/h trên Đại lộ Thăng long, không ít lần các kụ mợ chúng ta giật mình tự hỏi "Cái biển 60 kia là dành cho đường chính hay cho lối ra nhỉ?".
Đường Vành đai 3 trên cao cũng vậy. Đang chạy 80 km/h, thấy ngay biển 40 đứng lù lù bên phải đường ở trước lối xuống, ai cũng phải giật mình.
Với quy định mới trong Quy chuẩn 41/2016, kiểu cắm biển vô trách nhiệm, từng làm thủng túi bao lái xe, từ nay sẽ đi vào quên lãng. (Xem Hình #1, 2)
Hình #1:
Hình #2:
Liên quan đến biển tốc độ tối đa cho phép, QC41/2016 cũng bổ sung
biển P.127a "Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm".
Biển này hình chữ nhật đứng, nền trắng, trên đó có vẽ biển cấm hình tròn viền đỏ, nền xanh.
Biển P.127a có hiệu lực trong khu vực đông dân cư, trong khoảng thời gian ghi trên biển (xem Hình #3).
Hình #3:
---------------
Một số điểm mới trong nhóm biển báo cấm:
Ngoài quy định về việc phải gắn biển phụ dưới biển hạn chế tốc độ, tốc độ tối đa vào ban đêm như nêu ở phần trên, QC41/2016 còn có nhiều điểm mới khác nữa, cả hay lẫn dở, như sau:
1- QC41/2916 quy định sử dụng biển báo có kích thước lớn hơn trước, bằng cách áp dụng hệ số kích thước biển báo lớn hơn so với QC cũ. Ví dụ, biển tròn tiêu chuẩn có đường kính 70cm, biển tròn lớn nhất có đường kính 1,4m (gắn trên cao tốc). (Xem Hình #4, #5)
2- QC41/2016 sử dụng một số ký hiệu mới, đại diện cho xe taxi, xe khách, xe con, xe gắn máy, dùng để thiết lập các biển cấm. (Xem Hình #6)
3- Trong QC41/2016 quy định thêm nhiều loại biển mới, một số biển được đổi tên. (hình #7, #8)
4- Trong QC41/2016 hợp thức hoá nhiều biển gộp hình (trong QC gọi là biển ghép), và xếp các biển gộp hình này vào nhóm biển cấm và nhóm biển hiệu lệnh, mặc dù các biển đó có hình chữ nhật nền xanh của nhóm biển chỉ dẫn.
(Hình #9)
5- QC41/2016 còn cung cấp "Chi tiết các thông số thiết kế biển báo" tại Phụ lục M, tạo điều kiện để chế tạo ra các biển báo đúng chuẩn và thống nhất trên cả nước. Tuy nhiên, trong Phụ lục M có sai sót khi gộp kích thước biển báo cho đường cao tốc vào cùng mức với đường đôi ngoài đô thị, dẫn đến quy định sai về cấp đường kính của tất cả các biển báo đối với đường cao tốc là 128 cm (áp dụng hệ số x1,8), trong khi quy định tại Bảng 2 tại QC41/2016 thì phải áp dụng hệ số x2 =140 cm mới là đúng.
---------------
Hình minh hoạ:
Hình #4: So sánh đường kính biển cấm giữa QC cũ và QC mới.
Hình #5: QC 41/2016 áp dụng hệ số kích thước lớn hơn so với trước đây
Hình #6: Một số ký hiệu mới, đại diện cho xe ô tô, xe ô tô taxi, xe ô tô khách, xe gắn máy, dùng để thiết lập các biển báo cấm.
Hình #7: Một số loại biển mới về rẽ và quay đầu trong nhóm biển báo cấm
Hình #8: Đổi tên biển: tên mới "cấm xe máy", tên cũ "cấm mô tô"
Hình #9: Một số biển gộp hình mới, thuộc nhóm biển báo cấm
---------------
Diễn giải thêm về nhóm Biển báo cấm
1- Số lượng biển báo cấm: có 63 biển có mã P (cấm) và DP (hết cấm), trong khi QC cũ chỉ có 40 biển báo cấm.
Bổ sung các biển báo cấm: xem hình vẽ
- Biển số P.107b: "Cấm xe ôtô taxi"
- Biển số P.124 d: Cấm xe ôtô rẽ trái và quay đầu xe
Biển số P.124 (e,f): Cấm ô tô rẽ trái và quay đầu xe; Cấm ô tô rẽ phải và quay đầu xe;
- Biển số P.127 a: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm;
- Biển số P.127 b: Biển gộp tốc độ tối đa cho phép theo làn đường
- Biển số P.127 c: Biển gộp tốc độ tối đa cho phép theo loại phương tiện trên từng làn đường
2- Đổi tên gọi trong biển báo cấm:
- thay chữ trọng lượng bằng chữ tải trọng
Cũ : Biển số 115: Hạn chế trọng lượng xe;
Mới: Biển số P.115: Hạn chế tải trọng toàn bộ xe cho phép;
Cũ: Biển số 116: Hạn chế trọng lượng trên trục xe (trục đơn);
Mới: Biển số P.116: Hạn chế tải trọng trục xe (trục đơn);
Cũ: Biển 104 "Cấm mô tô"
Mới: Biển P.104 "Cấm xe máy"
3- Số hiệu của mỗi biển báo cấm đều được bắt đầu bằng mã (bằng chữ viết hoa) . Ví dụ P (cấm), DP, (hết cấm).
=