Hay thật mà, chỉ có điều giải thích rõ ra nó sẽ cần 1 khoảng dung lượng lớn mang khía cạnh chuyên môn.
Nàng sẽ cần các thông tin về các định dạng nhạc analog và digital...
Tiếp đó sẽ cần biết về kỹ thuật âm thanh các thời kỳ (ví dụ trước 1980’s thì không có CD chẳng hạn...)...
Tiếp theo, cần biết là cái âm thanh đến tai chúng ta sẽ phải trải qua 3 giai đoạn: ghi âm- vật lưu trữ- tái tạo (thời kỳ nào kỹ thuật âm thanh như nào...sẽ mang đến cho ta kiểu âm thanh nào...).
Nhìn chung thì chúng ta đều bị cái gọi là “ký ức” chỉ phối, ngày trước nhạc pre75 lưu trữ qua định dạng đĩa than là rất hiếm nên ta nghe không quen và nhìn ít thấy. Cơ bản do ta không sản xuất được đĩa than, và tốc độ ngày xưa cao (78 hoặc 45 vòng 1 phút- ngày nay đa phần 33,3 v/p, do vật liệu và kỹ thuật ghi thu phát triển ưu việt hơn ngày xưa)...
Túm lại, do xưa ít được nghe thì nay nghe thấy lạ lạ, ký ức mà. Chứ còn nhạc vàng thì băng cối hay đĩa than vẫn cùng từ 1 băng master gốc mà ra, và đều là analog cả...Có điều là nghe than nhạc vàng ít nằm trong “ký ức”, nhưng ai quen analog đều sẽ thấy đĩa than “trung thực” hơn băng dây, tuy nhiên băng dây lại có cái “ma mị” riêng, cũng khó tả.
Đại khái đâu đó anh có nói là sự hoài niệm (ký ức) chi phối đến 70-80% quan điểm và hành vì của ta trong cuộc sống hiện tại...
À mà còn 1 thứ quan trọng nữa, là nghe qua các hình thức truyền tải audio trên mạng, sẽ không có được sự đầy đủ về sự hấp dẫn của các định dạng nhạc khác nhau, chẳng hạn như tính không gian của khu vực biểu diễn, sự sống động stereo, sự tinh tế của các dải âm thanh đặc biệt như cao hoặc trầm...và nhiều thứ khác, nên là khó thấy cái hay của từng loại định dạng âm thanh (ví dụ chú Chuot có thể xác nhận là cái âm trầm giây 52 của sấm Tam dương trong bản Moonlight of spring river không bao giờ thể hiện được trong các ghi âm phát lại qua mạng, thế mới chán
).
Đại khái thế, ở đây gọi là nghe tạm tạm vậy cho vui, nghe thực bên ngoài nó khác khác.
(Nhân tiện nhậu về, thì rượu nó chém lằng nhằng đấy)!