Nhà cháu thấy cụ kinh nghiệm nhiều tư vấn cho cháu:
tình hình là cháu có đè vạch liền (mầu trắng) ở đường 2 chiều mà xxx cứ đè cháu lỗi "đi không đúng phần đường quy định" và đòi treo bằng cháu, cháu có làm đơn kiếu nại và gửi ngày 24/3/2017 bước tiếp theo cụ tư vấn cháu với. thanks cụ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN KHIẾU NẠI
(Lần 1 đối với BB-VPHC số 6660/BB-VPHC hành vi xử phạt hành chính trái luật)
Kính gửi: - Trưởng Công an thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình;
- Đội cảnh sát giao thông của Công an thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình.
Tên tôi là: xxx Sinh ngày: xxx Điện thoại: xxxx
Hộ khẩu thường trú: xxxx
Số CMTND: xxx cấp ngày xxx tại Công an tỉnh Hòa Bình.
Vào hồi 11 giờ 15 phút ngày 23/03/2017 tôi điều khiển xe ô tô có biển kiểm soát: xxx đi từ phường Phương Lâm đến xã Dân Chủ trên đường An Dương Vương bị dừng xe và đại úy Bùi Huyền Trang có chức vụ phó đội trưởng đội cảnh sát giao thông của Công an thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình lập biên bản vi phạm hành chính số 6660/BB-VPHC về hành vi: “Đi không đúng phần đường quy định”.
Tôi thấy biên bản vi phạm hành chính số 6660/BB-VPHC ngày 23/03/2017 về hành vi: “Đi không đúng phần đường quy định” là trái với quy định của pháp luật do:
1. Thông tư số 6/2016/TT-BGTVT ngày 8/4/2016 ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" QCVN 41/2016/BGTVT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1 tháng 11 năm 2016.
1.1. Nhóm vạch phân chia hai chiều xe chạy.
b. Vạch 1.2: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, nét liền
Áp dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy cho đường có 2 hoặc 3 làn xe,
không có dải phân cách giữa; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch. Vạch này
thường sử dụng ở đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao
thông đối đầu lớn.
Chỉ được sử dụng vạch 1.2 để phân chia hai chiều xe chạy khi bề rộng làn đường đáp ứng đươc điều kiện chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét.
Quy cách: Vạch 1.2 là vạch đơn, liền nét, màu vàng, bề rộng vạch 15 cm.
Vạch kẻ đường trên tuyến đường tôi bị lập biên bản là vạch trắng trên vạch phân chia hai chiều xe chạy, do vậy tất cả các vạch sai với "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" QCVN 41/2016/BGTVT là không đúng, không có hiệu lực. Biên bản vi phạm hành chính số: 6660/BB-VPHC về hành vi: “Đi không đúng phần đường quy định” là sai với thông tư số: 6/2016/TT-BGTVT.
2. Theo nghị định 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông.
c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định; điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố, trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà;
Biên bản vi phạm hành chính số: 6660/BB-VPHC về hành vi: “Đi không đúng phần đường quy định” là sai Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông.
Việc sử phạt đi “Đi không đúng phần đường quy định” áp dụng cho các làn đường có phân làn (bằng vạch đúng với QCVN 41/2016/BGTVT) và bắt buộc phải có biển báo theo QCVN 41/2016/BGTVT tại điểm tôi vi phạm hoàn toàn không có biển phân làn xe chạy.
Từ lý do trên tôi khẳng định biên bản vi phạm hành chính số 6660/BB-VPHC về hành vi: “Đi không đúng phần đường quy định” là trái với quy định của pháp luật do đó biên bản vi phạm hành chính số 6660/BB-VPHC bắt buộc phải hủy bỏ.
Tôi yêu cầu Trưởng Công an thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình:
- Hủy bỏ biên bản vi phạm hành chính số 6660/BB-VPHC ngày 23/03/2017 của đội cảnh sát giao thông của Công an thành phố Hòa Bình – tỉnh Hòa Bình về hành vi: “Đi không đúng phần đường quy định”.
- Hướng dẫn đại úy Bùi Huyền Trang và đội cảnh sát Giao thông thành phố Hòa Bình thông tư số 6/2016/TT-BGTVT ngày 8/4/2016 ban hành "Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ" và nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông.
- Trả lời bằng văn bản và giấy phép lái xe (tạm giữ) tại địa chỉ thường trú.
Trân trọng./.
Hòa Bình, ngày 24 tháng 03 năm 2017
Nơi nhận: NGƯỜI VIẾT ĐƠN
- Như KG.
Xin cảm ơn kụ,
Luật Xử lý VPHC quy định "chỉ xử phạt với các lỗi do pháp luật quy định", và "người xử phạt có nghĩa vụ chứng minh lỗi vi phạm".
Vì thế, nếu là nhà cháu, nhà cháu sẽ yêu cầu xxx trích luật để chứng minh lỗi đã vi phạm là "đi không đúng phần đường quy định".
Còn nhà cháu thì chứng minh ngược lại
luật cho phép phương tiện đi ở bên trái vạch liền màu trắng, là vạch kẻ giữa các làn xe cùng chiều
Cụ thể như sau:
1- Yêu cầu xxx khẳng định khi bị xxx bắt lỗi đó thì xe vi phạm đang ở vị trí nào trên mặt đường:
1a- yêu cầu xxx cung cấp ảnh chụp vị trí của xe so với vạch kẻ (xe đang đè lên vạch kẻ, hay xe đang đi ở bên trái vạch kẻ và không đè lên vạch kẻ)
1b- yêu cầu xxx khẳng định xe đi thế nào là "đi đúng phần đường quy định", tên của phần đường đó luật gọi là phần đường gì, được quy định tại khoản nào điều nào của luật nào, tại điều nào của luật nào có quy định xe đi như vậy mới là "đi đúng phần đường"
1c- yêu cầu xxx khẳng định xe đi thế nào là "đi không đúng phần đường quy định", tên của phần đường đó luật gọi là phần đường gì, được quy định tại khoản nào điều nào của luật nào, tại điều nào của luật nào có quy định xe đi như vậy là phạm lỗi "đi không đúng phần đường"
2- Trên cơ sở trả lời của xxx, nhà cháu mới phản biện, để chứng minh xxx đã sai.
Ví dụ,
2a- xxx có thể nói, rằng vạch liền chia phần đường xe chạy thành 2 phần đường khác nữa, là phần đường dành cho xe xuôi chiều và phần đường cho xe ngược chiều, rằng xe nhà cháu đi ở bên trái của vạch liền, trên phần đường dành cho xe ngược chiều là "sai phần đường quy định".
Trong trường hợp như này, nhà cháu sẽ phản biện: 1- trong luật không quy định "phần đường dành cho xe xuôi chiều và phần đường cho xe ngược chiều", như xxx đã suy diễn sai.
Luật (QC41/2016) chỉ quy định "hai chiều xe chạy", "làn xuôi chiều và làn ngược chiều". Do vậy, hành vi xe nhà cháu đi ở bên trái vạch kẻ tim đường chỉ là nành vi "lưu thông trên làn xe ngược chiều". Trong luật không quy định lỗi "lưu thông trên làn xe ngược chiều" nên hành vi đi trên làn xe ngược chiều của nhà cháu là không phạm luật.
Hơn nữa, trong hầu hết các trường hợp, luật đều không cấm phương tiện lưu thông trên làn xe ngược chiều (ví dụ, khi xe chiếm làn ngược chiều để vượt xe, để tránh chướng ngại vật bên phải xe mình...)
2b- xxx có thể lý luận, rằng trường hợp vạch kẻ tim đường chia 2 chiều xe ngược nhau là vạch đứt, thì được phép đi trên làn xe ngược chiều, nhưng khi vạch đó là vạch liền thì không được phép đi ở bên trái vạch liền đó, tức là không được phép đi trên làn xe ngược chiều.
Trong trường hợp như này, nhà cháu sẽ phản biện lại như sau:
- kể cả khi điều lý luận như này của xxx là đúng, thì cũng chỉ là lỗi "không tuân thủ hiệu lệnh của vạch kẻ đường (vạch liền 1.2)", chứ không phải là lỗi "đi không đúng phần đường quy định".
- tiếp nữa, theo QC41/2016, thì vạch liền 1.2 chỉ quy định "xe không được lấn làn, không được đè lên vạch" chứ QC41/2016 KHÔNG quy định rằng "xe không được đi ở bên trái vạch 1.2, xe không được đi trên làn ngược chiều". Do đó, nếu xe không đè lên vạch liền, không dẫm lên vạch liền 1.2 để lấn làn (đi dạng háng) là xe không phạm luật.
3- Hơn nữa, vạch kẻ liền màu trắng là vạch số 2.2, được QC41/2016 quy định kẻ giữa các làn xe cùng chiều đi. Nghĩa là, theo QC41/2016 thì
cả làn xe bên trái của vạch liền 2.2 màu trắng đó lẫn làn xe bên phải của vạch 2.2 đó đều là các làn xe của cùng 1 chiều di chuyển, Xe lưu thông ở bên trái vạch liền 2.2 màu trắng không hề mắc lỗi gì.
---------------
Trích luật: Luật không cấm phương tiện lưu thông ở bên trái vạch liền màu trắng