[Luật] Mỗi ngã tư đều có 3 cái phễu - Rót xe vào từng làn, theo hướng chuẩn mũi tên

Hunglv89

Xe đạp
Biển số
OF-759280
Ngày cấp bằng
4/2/21
Số km
15
Động cơ
45,667 Mã lực
Tuổi
34
Trường hợp đèn xanh vừa bật sáng, cccm cho xe đi thẳng trên làn có mũi tên rẽ trái, bị xxx chặn xe bắt lỗi, ngay trên giao cắt.
Họ dừng xe ngay trên giao cắt để bắt lỗi "đi sai hiệu lệnh mũi tên 9.3" là đúng, hay sai?
Xin thưa là SAI.

Lý do SAI:
Vì hiệu lực của mũi tên 9.3 chỉ bắt đầu ở phía sau giao cắt. Khi xe vẫn đang lưu thông trên giao cắt, chưa đi vào tuyến đường cụ thể nào thì chưa đủ điều kiện để xác định có vi phạm hướng đi do mũi tên 9.3 quy định hay không.

=================

Post lại:

Hiểu đúng về hiệu lực của Vạch mũi tên 9.3 chỉ hướng đi.


Hỏi:
1- Khi nào xe đi sai hướng mũi tên mà không bị coi là phạm lỗi?

Trả lời: Trong mọi trường hợp, khi xe các kụ đang đè lên mũi tên, sắp đè lên mũi tên hoặc đã đè lên mũi tên vẽ trên làn xe, thì vẫn chưa bị luật coi là phạm lỗi
(như các xe số ①, ②, ③, ⑤, ⑥, ⑦ trong Hình #1 và Hình #2 bên dưới)

Hỏi:
2- Khi nào xe đi sai hướng mũi tên thì bị coi là phạm lỗi?

Trả lời: Chỉ khi xe đã đi qua giao cắt, từ làn xe có hướng mũi tên khác với hướng xe đi tiếp, thì mới bị coi là phạm lỗi "không tuân thủ vạch kẻ đường".
(như xe số ④ trong Hình #1 bên dưới)

Ghi chú,
Trong QC41/2016 có quy định vạch mũi tên chỉ hướng đi số 9.3, mà tiền thân là các vạch số 1.18 và vạch số 25, 26 của QC41/2012.

Minh hoạ: Hình #1:

#muiten #vachmuiten #sailan

4652FE12-6658-49FC-9B13-9D18CF419583.jpeg
cụ cho hỏi ở hình này, nếu phía trước xe máy có đèn đỏ cho hướng đi thẳng, đèn xanh cho hướng rẽ phải, thì trường hợp xe máy dừng đợi đèn xanh cho hướng đi thẳng thì có bị lỗi gì không.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
cụ cho hỏi ở hình này, nếu phía trước xe máy có đèn đỏ cho hướng đi thẳng, đèn xanh cho hướng rẽ phải, thì trường hợp xe máy dừng đợi đèn xanh cho hướng đi thẳng thì có bị lỗi gì không.
Xe máy lưu thông thẳng trên làn xe có mũi tên cho phép đi thẳng là đúng hiệu lệnh của vạch mũi tên.
Xe máy dừng đèn đỏ, đợi đèn xanh để đi thẳng trên làn này cũng là đúng luật.
Chỉ cần lưu ý, khi chờ đèn xanh để đi thẳng, xe máy nhớ đứng lệch sang một bên trên làn xe để không cản trở xe rẽ phải theo đèn mũi tên xanh.
 

Bachthutri

Xe máy
Biển số
OF-778747
Ngày cấp bằng
29/5/21
Số km
53
Động cơ
34,464 Mã lực
Tuổi
52
Xe máy lưu thông thẳng trên làn xe có mũi tên cho phép đi thẳng là đúng hiệu lệnh của vạch mũi tên.
Xe máy dừng đèn đỏ, đợi đèn xanh để đi thẳng trên làn này cũng là đúng luật.
Chỉ cần lưu ý, khi chờ đèn xanh để đi thẳng, xe máy nhớ đứng lệch sang một bên trên làn xe để không cản trở xe rẽ phải theo đèn mũi tên xanh.
Cụ giải thích hộ xe có cam đi đúng hay sai. Đoạn đường có biển cấm vượt.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ giải thích hộ xe có cam đi đúng hay sai. Đoạn đường có biển cấm vượt.
Clip mờ quá, không nhìn thấy vạch kẻ tim đường ở đỉnh cua, nơi xe vượt nhau, cũng không nhìn thấy có biển cấm vượt trên đoạn đường trước cua, kụ ạ.

Về lý, có 2 khả năng có thể xảy ra, như sau:

1- Trước đoạn đó có biển cấm vượt: hành vi vượt xe là sai; xe có cam mắc lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của biển cấm vượt.
Nhưng, nếu ở đỉnh cua có kẻ vạch đứt nét 1.1 kẻ ở tim đường, có nghĩa vạch kẻ đứt nét này cho phép được vượt xe.

Theo QC41/2019, để cấm vượt xe, ngoài việc gắn biển cấm vượt nhất thiết phải kẻ vạch vàng liền nét ở đỉnh cua (xem Hình #1).

2- Theo luật hiện hành (QC41/2019) không phải cứ gặp đoạn cua là mặc nhiên cấm vượt xe.
Việc xe được vượt nhau hay không phụ thuộc vào tầm nhìn an toàn tại đỉnh cua, và được thông báo thông qua vạch kẻ tim đường (vạch đứt nét là không cấm vượt, liền nét là cấm vượt) và biển báo cấm vượt.
Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hiệu lệnh của vạch kẻ tim đường và biển báo cấm (vạch đứt nét + biển cấm vượt), thì hên xui, không đủ cơ sở pháp lý để chứng minh đã có lỗi vi phạm hay không, nên cũng khó bắt lỗi hoặc không bắt lỗi.

Trường hợp cụ thể trong clip này, nhà cháu thấy như sau:
1- Không có kẻ vạch liền nét 1.2, 1.3 hoặc 1.4 ở tim đường, có nghĩa cơ quan quản lý xác định tầm nhìn thực tế đủ dài để có thể vượt xe ở vị trí này.
2- Xe khách phía trước đang giảm tốc độ, bật xi nhan bên phải để thông báo xe phía sau có thể vượt lên, do a- xe khách đang tấp lề để đón/trả khách, hoặc b- đoạn đường phía trước đang trống (Hình #2).
3- Trên thực tế giao thông ở VN, trên các cung đường đèo núi quanh co, rất hiếm khi có đoạn đường nào thẳng đủ dài để các xe vượt nhau. Xe con thực hiện vượt xe chủ yếu tại các đoạn đỉnh cua có tầm nhìn đủ dài.

Tóm lại:
Trường hợp trong clip,
- Nếu đoạn đường không có gắn biển cấm vượt, thì xe con không mắc lỗi gì.
- Nếu đoạn đường có gắn biển cấm vượt, nhưng dưới mặt đường có kẻ vạch vàng 1.1 đứt nét: khó chứng minh xe con có hành vi phạm lỗi.
Lỗi, nếu có, hoàn toàn thuộc về cơ quan quản lý đường bộ, do họ đã gắn biển kẻ vạch sai luật, mâu thuẫn nhau, khiến không đủ điều kiện để lái xe hiểu và tuân thủ đúng ý định của cơ quan quản lý.
- Xe khách phía trước đang phanh, bật xi nhan phải.
Nếu xe khách tấp lề, thì hành vi xe con vượt qua xe khách đang tấp lề không phải là hành vi vượt xe.

===

Hình minh hoạ:

Hình #1: Luật quy định, để cấm vượt xe nơi đỉnh cua phải kẻ vạch vàng liền nét. Nơi có vạch đứt nét 1.1 là nơi không cấm vượt xe.


Image.jpeg



Hình #2: Xe khách phía trước đang giảm tốc độ, bật xi nhan phải để tấp lề đón/trả khách. Xe phía sau có thể vượt lên.
RPReplay_Final1705460500_V2F_2024-01-17_10-02-08_098.jpeg
 

Bachthutri

Xe máy
Biển số
OF-778747
Ngày cấp bằng
29/5/21
Số km
53
Động cơ
34,464 Mã lực
Tuổi
52
Clip mờ quá, không nhìn thấy vạch kẻ tim đường ở đỉnh cua, nơi xe vượt nhau, cũng không nhìn thấy có biển cấm vượt trên đoạn đường trước cua, kụ ạ.

Về lý, có 2 khả năng có thể xảy ra, như sau:

1- Trước đoạn đó có biển cấm vượt: hành vi vượt xe là sai; xe có cam mắc lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của biển cấm vượt.
Nhưng, nếu ở đỉnh cua có kẻ vạch đứt nét 1.1 kẻ ở tim đường, có nghĩa vạch kẻ đứt nét này cho phép được vượt xe.

Theo QC41/2019, để cấm vượt xe, ngoài việc gắn biển cấm vượt nhất thiết phải kẻ vạch vàng liền nét ở đỉnh cua (xem Hình #1).

2- Theo luật hiện hành (QC41/2019) không phải cứ gặp đoạn cua là mặc nhiên cấm vượt xe.
Việc xe được vượt nhau hay không phụ thuộc vào tầm nhìn an toàn tại đỉnh cua, và được thông báo thông qua vạch kẻ tim đường (vạch đứt nét là không cấm vượt, liền nét là cấm vượt) và biển báo cấm vượt.
Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hiệu lệnh của vạch kẻ tim đường và biển báo cấm (vạch đứt nét + biển cấm vượt), thì hên xui, không đủ cơ sở pháp lý để chứng minh đã có lỗi vi phạm hay không, nên cũng khó bắt lỗi hoặc không bắt lỗi.

Trường hợp cụ thể trong clip này, nhà cháu thấy như sau:
1- Không có kẻ vạch liền nét 1.2, 1.3 hoặc 1.4 ở tim đường, có nghĩa cơ quan quản lý xác định tầm nhìn thực tế đủ dài để có thể vượt xe ở vị trí này.
2- Xe khách phía trước đang giảm tốc độ, bật xi nhan bên phải để thông báo xe phía sau có thể vượt lên, do a- xe khách đang tấp lề để đón/trả khách, hoặc b- đoạn đường phía trước đang trống (Hình #2).
3- Trên thực tế giao thông ở VN, trên các cung đường đèo núi quanh co, rất hiếm khi có đoạn đường nào thẳng đủ dài để các xe vượt nhau. Xe con thực hiện vượt xe chủ yếu tại các đoạn đỉnh cua có tầm nhìn đủ dài.

Tóm lại:
Trường hợp trong clip,
- Nếu đoạn đường không có gắn biển cấm vượt, thì xe con không mắc lỗi gì.
- Nếu đoạn đường có gắn biển cấm vượt, nhưng dưới mặt đường có kẻ vạch vàng 1.1 đứt nét: khó chứng minh xe con có hành vi phạm lỗi.
Lỗi, nếu có, hoàn toàn thuộc về cơ quan quản lý đường bộ, do họ đã gắn biển kẻ vạch sai luật, mâu thuẫn nhau, khiến không đủ điều kiện để lái xe hiểu và tuân thủ đúng ý định của cơ quan quản lý.
- Xe khách phía trước đang phanh, bật xi nhan phải.
Nếu xe khách tấp lề, thì hành vi xe con vượt qua xe khách đang tấp lề không phải là hành vi vượt xe.

===

Hình minh hoạ:

Hình #1: Luật quy định, để cấm vượt xe nơi đỉnh cua phải kẻ vạch vàng liền nét. Nơi có vạch đứt nét 1.1 là nơi không cấm vượt xe.


Image.jpeg



Hình #2: Xe khách phía trước đang giảm tốc độ, bật xi nhan phải để tấp lề đón/trả khách. Xe phía sau có thể vượt lên.
RPReplay_Final1705460500_V2F_2024-01-17_10-02-08_098.jpeg
Cảm ơn cụ. Đoạn này có biến cấm vượt nhưng vạch nét đứt màu vàng
 

Bachthutri

Xe máy
Biển số
OF-778747
Ngày cấp bằng
29/5/21
Số km
53
Động cơ
34,464 Mã lực
Tuổi
52
Clip mờ quá, không nhìn thấy vạch kẻ tim đường ở đỉnh cua, nơi xe vượt nhau, cũng không nhìn thấy có biển cấm vượt trên đoạn đường trước cua, kụ ạ.

Về lý, có 2 khả năng có thể xảy ra, như sau:

1- Trước đoạn đó có biển cấm vượt: hành vi vượt xe là sai; xe có cam mắc lỗi không tuân thủ hiệu lệnh của biển cấm vượt.
Nhưng, nếu ở đỉnh cua có kẻ vạch đứt nét 1.1 kẻ ở tim đường, có nghĩa vạch kẻ đứt nét này cho phép được vượt xe.

Theo QC41/2019, để cấm vượt xe, ngoài việc gắn biển cấm vượt nhất thiết phải kẻ vạch vàng liền nét ở đỉnh cua (xem Hình #1).

2- Theo luật hiện hành (QC41/2019) không phải cứ gặp đoạn cua là mặc nhiên cấm vượt xe.
Việc xe được vượt nhau hay không phụ thuộc vào tầm nhìn an toàn tại đỉnh cua, và được thông báo thông qua vạch kẻ tim đường (vạch đứt nét là không cấm vượt, liền nét là cấm vượt) và biển báo cấm vượt.
Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa hiệu lệnh của vạch kẻ tim đường và biển báo cấm (vạch đứt nét + biển cấm vượt), thì hên xui, không đủ cơ sở pháp lý để chứng minh đã có lỗi vi phạm hay không, nên cũng khó bắt lỗi hoặc không bắt lỗi.

Trường hợp cụ thể trong clip này, nhà cháu thấy như sau:
1- Không có kẻ vạch liền nét 1.2, 1.3 hoặc 1.4 ở tim đường, có nghĩa cơ quan quản lý xác định tầm nhìn thực tế đủ dài để có thể vượt xe ở vị trí này.
2- Xe khách phía trước đang giảm tốc độ, bật xi nhan bên phải để thông báo xe phía sau có thể vượt lên, do a- xe khách đang tấp lề để đón/trả khách, hoặc b- đoạn đường phía trước đang trống (Hình #2).
3- Trên thực tế giao thông ở VN, trên các cung đường đèo núi quanh co, rất hiếm khi có đoạn đường nào thẳng đủ dài để các xe vượt nhau. Xe con thực hiện vượt xe chủ yếu tại các đoạn đỉnh cua có tầm nhìn đủ dài.

Tóm lại:
Trường hợp trong clip,
- Nếu đoạn đường không có gắn biển cấm vượt, thì xe con không mắc lỗi gì.
- Nếu đoạn đường có gắn biển cấm vượt, nhưng dưới mặt đường có kẻ vạch vàng 1.1 đứt nét: khó chứng minh xe con có hành vi phạm lỗi.
Lỗi, nếu có, hoàn toàn thuộc về cơ quan quản lý đường bộ, do họ đã gắn biển kẻ vạch sai luật, mâu thuẫn nhau, khiến không đủ điều kiện để lái xe hiểu và tuân thủ đúng ý định của cơ quan quản lý.
- Xe khách phía trước đang phanh, bật xi nhan phải.
Nếu xe khách tấp lề, thì hành vi xe con vượt qua xe khách đang tấp lề không phải là hành vi vượt xe.

===

Hình minh hoạ:

Hình #1: Luật quy định, để cấm vượt xe nơi đỉnh cua phải kẻ vạch vàng liền nét. Nơi có vạch đứt nét 1.1 là nơi không cấm vượt xe.


Image.jpeg



Hình #2: Xe khách phía trước đang giảm tốc độ, bật xi nhan phải để tấp lề đón/trả khách. Xe phía sau có thể vượt lên.
RPReplay_Final1705460500_V2F_2024-01-17_10-02-08_098.jpeg
Chắc nó vẫy do xe có cam lấn sang làn đối diện. Xuống bảo lập bb thì ko lập. Nếu đi trong làn đường của mình chắc ko vẫy
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Chắc nó vẫy do xe có cam lấn sang làn đối diện. Xuống bảo lập bb thì ko lập. Nếu đi trong làn đường của mình chắc ko vẫy
Đoạn này kẻ vạch 1.1 màu vàng nét đứt, cho phép xe lấn làn, kụ ạ.

Trích QC41/2019:

Vạch 1.1: Vạch phân chia hai chiều xe chạy (vạch tim đường), dạng vạch đơn, đứt nét
Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Mong cccm lưu ý mỗi khi gặp "vạch vàng nét đứt + biển cấm vượt":

1- Tại đỉnh cua (là nơi được minh hoạ như Hình #1 trong còm #104 ở trên) luật mới cho phép thực hiện vượt xe tại nơi có vạch vàng 1.1 nét đứt.
Lý do: QC41/2019 quy định rõ là được vượt xe trong những trường hợp cụ thể này.

2- Ngoài đỉnh cua ra, không được vượt xe tại bất kỳ nơi nào có gắn biển cấm vượt, kể cả khi nơi đó có kẻ vạch 1.1 màu vàng có nét đứt.
Lý do: Vạch 1.1 nét đứt trong trường hợp này chỉ có nghĩa phương tiện được phép đè lên vạch, hoặc được lấn làn, để vượt qua chướng ngại vật bên phải mình, hoặc để quan sát phía trước. Vạch 1.1 đứt nét vẽ trên đường thẳng không có tác dụng cho phép xe vượt nhau.

Trong hình minh hoạ dưới đây, nếu ô tô màu nâu vượt qua xe màu trắng, sẽ mắc lỗi vượt xe ở nơi cấm vượt. Nếu xe nâu lấn làn bò sau xe trắng thì không sao.

1705519717214.jpeg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top