E thấy cái này rất có ích cho mọi người - Đề nghị Min-mod cho tồn tại toppic này để mọi người nghiên cứu và suy ngẫm - Rút ra bài học để vững vàng - an toàn sau tay lái
http://dantri.com.vn/xa-hoi/ky-3-ban-an-phia-sau-tay-lai-664274.htm
Xót xa nỗi đau tai nạn giao thông:
Bản án phía sau tay lái
(Dân trí) - Người gây tai nạn giao thông nghiêm trọng không chỉ chịu mức án từ pháp luật mà còn phải chịu sự phán xét của tòa án lương tâm, trải qua những tháng ngày vật vã tinh thần. Thật đáng buồn cái kết đó xảy ra với họ khi một phút không làm chủ tay lái…
>> Kỳ 2: Sêrêpôk - nỗi đau ở lại
>> Kỳ 1: Xé nát hạnh phúc?
Cái kết không ngờ sau 34 năm cầm lái
Đã gần 2 năm kể từ sau ngày xảy ra tai nạn khiến một học sinh bị thương nhưng sự day dứt, ám ảnh tinh thần đến bây giờ vẫn chưa thôi đeo bám ông Phạm Xuân Xanh, 56 tuổi, phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 34 năm cầm tay lái, vòng quay bánh xe đã đưa ông rong ruổi ngày đêm trên con đường thiên lý Nam - Bắc, không mảnh đất nào trên dải đất hình chữ S không có dấu xe của ông Xanh.
Kết thúc một năm rưỡi học lái xe tại trường lái xe số 2 (Vĩnh Phúc), năm 1977 ông Xanh đã có những chuyến đi đầu tiên khi chính mình cầm vô lăng chở hàng đi các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Phòng… Sớm tỏ ra là một tay lái cứng cáp, chỉ sau một thời gian ngắn ông đã trở thành "kép chính" trên các tuyến đường dài như: Đắk Lắk - Hà Nội, Đắk Lắk - TPHCM, Đắk Lắk - Vũng Tàu, Đắk Lắk - các tỉnh Miền Tây Nam Bộ… Bởi vậy, trong mắt các tài xế trẻ tuổi ở “xứ voi” Đắk Lắk, ông Xanh vốn được xem là một tay lái “cự phách” trên các tuyến xa lộ cao tốc.
Ông Phạm Xuân Xanh, 56 tuổi, phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trần tình sau khi để xảy ra TNGT.
Thế nhưng đang vào lúc tuổi nghề đạt đến độ “chín” nhất trong đời, ông Xanh không ngờ rằng mình phải 2 lần đứng trước vành móng ngựa chịu sự phán xét của pháp luật khi chỉ một phút nóng vội lấn tuyến, cho xe vượt lên một xe máy đang đi cùng chiều, rồi tông sầm vào một xe đạp của một học sinh phổ thông đang trên đường đổ đèo lưu thông theo chiều ngược lại. Vụ tai nạn xảy ra trên đoạn đường qua khu vực huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, khoảng 6h ngày 11/3 năm ngoái, khi đó ông Xanh đang là tài xế lái xe buýt cho Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Đắk Lắk, khiến nạn nhân là một nam học sinh vỡ 2 xương bánh chè, gãy xương đùi, gãy tay trái.
Sau khi tai nạn xảy ra, TAND huyện Cư Kuin mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt ông 9 tháng tù treo, đồng thời buộc phải bồi thường cho gia đình nạn nhân hơn 70 triệu đồng. Chưa thỏa mãn với mức án này, phía gia đình bị nạn đã làm đơn đề nghị tòa tăng mức bồi thường. TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa phúc thẩm đưa ông ra xét xử thêm một lần nữa vào đầu năm nay, bản án vẫn giữ nguyên là 9 tháng tù treo, tuy nhiên, về nhiệm dân sự, số tiền ông Xanh phải bồi thường cho bị hại là hơn 80 triệu đồng.
Đến bây giờ ông Xanh cho biết dù đã mãn hạn tù treo nhưng vẫn không quên được giây phút khi đứng trước vành móng ngựa: “Ngày đứng trước vành móng ngựa, tôi cảm thấy mình đau đớn, xót xa, bản thân hết quyền công dân, tòa cho cho nói thì nói, cho đứng thì đứng, bảo ngồi thì ngồi… cái kết mà tôi không thể ngờ được”.
Tâm thư gửi tài xế lái xe
Trả giá cho một phút không làm chủ được tay lái, ông Xanh đã 2 lần đứng trước vành móng ngựa, chịu sự phán xét của pháp luật, nhưng bấy nhiêu đó chưa đủ. Hằng đêm khi chợp mắt nằm xuống, nỗi ám ảnh về vụ tai nạn khiến ông sống trong âu lo, phiền muộn, cắn rứt lương tâm, cơ thể càng ngày càng gầy guộc, đỉnh điểm có lần ông sụt giảm tới gần 20kg. Từ một người to cao, đi đứng bệ vệ như “quan xã”, cân nặng 74kg, ông Xanh xuống còn chưa đầy 55kg. “Mình gây ra tai nạn cho bị hại, người ta đau một nhưng mình đau mười. Vụ tai nạn tôi gây ra người ta chỉ đau đớn về thể xác, nhưng bản thân tôi suốt ngày sống trong âu lo, sợ hãi nếu lỡ người ta mà chết thì mình ân hận cả đời, lại còn chịu cảnh tù tội tuổi già…”, ông Xanh tâm sự.
Bức thư ông Xanh với tiêu đề: “Lời nhắn nhủ cho các bác tài…”.
Là một người đi trước, từng trải qua hoạn nạn nên ông Xanh đã viết một bức thư gửi phóng viên với tiêu đề: “Lời nhắn nhủ cho các bác tài…”. Trong bức thư ông đã nói lên một sự thật đau đớn: “Tôi là lái xe đã có 35 năm trong nghề, đi khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam. Nhưng chỉ một giây không tập trung tôi đã gây ra tai nạn giao thông, đem lại đau thương mất mát cho người bị nạn. Vì vậy tôi có mấy lời nhắn nhủ lại với những ai đang lái xe hãy tuân thủ luật lệ giao thông để bảo đảm an toàn cho mình và cho mọi người”.
Trường hợp như ông Xanh không phải là hiếm, qua đây có thể thấy rằng đằng sau tay lái đang tồn tại một “khoảng lặng” ít người biết. Sau khi gây ra tai nạn chết người, chắc chắn người tài xế phải chịu hình phạt thích đáng từ pháp luật, nhưng điều ít ai biết kể từ đó cuộc sống của họ là những tháng ngày đau đớn, vật vã về tinh thần. Có nhiều trường hợp chẳng những chịu cảnh tù tội mà còn sạt nghiệp vì phải bán đi tất cả tài sản để đền bù cho người bị hại, lại có những trường hợp sau khi chấp hành xong án phạt tù đã vĩnh viễn “treo bằng” làm nghề khác. Ám ảnh từ sau tai nạn đeo đẳng cũng khiến nhiều người sinh bệnh, bỏ bê công việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Nhóm PV Khu vực Tây Nguyên
(Ghi theo lời kể của nhân vật)
Kỳ 3: Bản án phía sau tay lái 10 5 11
http://dantri.com.vn/xa-hoi/ky-3-ban-an-phia-sau-tay-lai-664274.htm
Xót xa nỗi đau tai nạn giao thông:
Bản án phía sau tay lái
(Dân trí) - Người gây tai nạn giao thông nghiêm trọng không chỉ chịu mức án từ pháp luật mà còn phải chịu sự phán xét của tòa án lương tâm, trải qua những tháng ngày vật vã tinh thần. Thật đáng buồn cái kết đó xảy ra với họ khi một phút không làm chủ tay lái…
>> Kỳ 2: Sêrêpôk - nỗi đau ở lại
>> Kỳ 1: Xé nát hạnh phúc?
Cái kết không ngờ sau 34 năm cầm lái
Đã gần 2 năm kể từ sau ngày xảy ra tai nạn khiến một học sinh bị thương nhưng sự day dứt, ám ảnh tinh thần đến bây giờ vẫn chưa thôi đeo bám ông Phạm Xuân Xanh, 56 tuổi, phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. 34 năm cầm tay lái, vòng quay bánh xe đã đưa ông rong ruổi ngày đêm trên con đường thiên lý Nam - Bắc, không mảnh đất nào trên dải đất hình chữ S không có dấu xe của ông Xanh.
Kết thúc một năm rưỡi học lái xe tại trường lái xe số 2 (Vĩnh Phúc), năm 1977 ông Xanh đã có những chuyến đi đầu tiên khi chính mình cầm vô lăng chở hàng đi các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Hải Phòng… Sớm tỏ ra là một tay lái cứng cáp, chỉ sau một thời gian ngắn ông đã trở thành "kép chính" trên các tuyến đường dài như: Đắk Lắk - Hà Nội, Đắk Lắk - TPHCM, Đắk Lắk - Vũng Tàu, Đắk Lắk - các tỉnh Miền Tây Nam Bộ… Bởi vậy, trong mắt các tài xế trẻ tuổi ở “xứ voi” Đắk Lắk, ông Xanh vốn được xem là một tay lái “cự phách” trên các tuyến xa lộ cao tốc.
Ông Phạm Xuân Xanh, 56 tuổi, phường Tự An, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trần tình sau khi để xảy ra TNGT.
Thế nhưng đang vào lúc tuổi nghề đạt đến độ “chín” nhất trong đời, ông Xanh không ngờ rằng mình phải 2 lần đứng trước vành móng ngựa chịu sự phán xét của pháp luật khi chỉ một phút nóng vội lấn tuyến, cho xe vượt lên một xe máy đang đi cùng chiều, rồi tông sầm vào một xe đạp của một học sinh phổ thông đang trên đường đổ đèo lưu thông theo chiều ngược lại. Vụ tai nạn xảy ra trên đoạn đường qua khu vực huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk, khoảng 6h ngày 11/3 năm ngoái, khi đó ông Xanh đang là tài xế lái xe buýt cho Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Đắk Lắk, khiến nạn nhân là một nam học sinh vỡ 2 xương bánh chè, gãy xương đùi, gãy tay trái.
Sau khi tai nạn xảy ra, TAND huyện Cư Kuin mở phiên tòa sơ thẩm xét xử và tuyên phạt ông 9 tháng tù treo, đồng thời buộc phải bồi thường cho gia đình nạn nhân hơn 70 triệu đồng. Chưa thỏa mãn với mức án này, phía gia đình bị nạn đã làm đơn đề nghị tòa tăng mức bồi thường. TAND tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa phúc thẩm đưa ông ra xét xử thêm một lần nữa vào đầu năm nay, bản án vẫn giữ nguyên là 9 tháng tù treo, tuy nhiên, về nhiệm dân sự, số tiền ông Xanh phải bồi thường cho bị hại là hơn 80 triệu đồng.
Đến bây giờ ông Xanh cho biết dù đã mãn hạn tù treo nhưng vẫn không quên được giây phút khi đứng trước vành móng ngựa: “Ngày đứng trước vành móng ngựa, tôi cảm thấy mình đau đớn, xót xa, bản thân hết quyền công dân, tòa cho cho nói thì nói, cho đứng thì đứng, bảo ngồi thì ngồi… cái kết mà tôi không thể ngờ được”.
Tâm thư gửi tài xế lái xe
Trả giá cho một phút không làm chủ được tay lái, ông Xanh đã 2 lần đứng trước vành móng ngựa, chịu sự phán xét của pháp luật, nhưng bấy nhiêu đó chưa đủ. Hằng đêm khi chợp mắt nằm xuống, nỗi ám ảnh về vụ tai nạn khiến ông sống trong âu lo, phiền muộn, cắn rứt lương tâm, cơ thể càng ngày càng gầy guộc, đỉnh điểm có lần ông sụt giảm tới gần 20kg. Từ một người to cao, đi đứng bệ vệ như “quan xã”, cân nặng 74kg, ông Xanh xuống còn chưa đầy 55kg. “Mình gây ra tai nạn cho bị hại, người ta đau một nhưng mình đau mười. Vụ tai nạn tôi gây ra người ta chỉ đau đớn về thể xác, nhưng bản thân tôi suốt ngày sống trong âu lo, sợ hãi nếu lỡ người ta mà chết thì mình ân hận cả đời, lại còn chịu cảnh tù tội tuổi già…”, ông Xanh tâm sự.
Bức thư ông Xanh với tiêu đề: “Lời nhắn nhủ cho các bác tài…”.
Là một người đi trước, từng trải qua hoạn nạn nên ông Xanh đã viết một bức thư gửi phóng viên với tiêu đề: “Lời nhắn nhủ cho các bác tài…”. Trong bức thư ông đã nói lên một sự thật đau đớn: “Tôi là lái xe đã có 35 năm trong nghề, đi khắp mọi miền đất nước từ Bắc vào Nam. Nhưng chỉ một giây không tập trung tôi đã gây ra tai nạn giao thông, đem lại đau thương mất mát cho người bị nạn. Vì vậy tôi có mấy lời nhắn nhủ lại với những ai đang lái xe hãy tuân thủ luật lệ giao thông để bảo đảm an toàn cho mình và cho mọi người”.
Trường hợp như ông Xanh không phải là hiếm, qua đây có thể thấy rằng đằng sau tay lái đang tồn tại một “khoảng lặng” ít người biết. Sau khi gây ra tai nạn chết người, chắc chắn người tài xế phải chịu hình phạt thích đáng từ pháp luật, nhưng điều ít ai biết kể từ đó cuộc sống của họ là những tháng ngày đau đớn, vật vã về tinh thần. Có nhiều trường hợp chẳng những chịu cảnh tù tội mà còn sạt nghiệp vì phải bán đi tất cả tài sản để đền bù cho người bị hại, lại có những trường hợp sau khi chấp hành xong án phạt tù đã vĩnh viễn “treo bằng” làm nghề khác. Ám ảnh từ sau tai nạn đeo đẳng cũng khiến nhiều người sinh bệnh, bỏ bê công việc, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Nhóm PV Khu vực Tây Nguyên
(Ghi theo lời kể của nhân vật)
Kỳ 3: Bản án phía sau tay lái 10 5 11
Chỉnh sửa cuối: