"để quan sát được nét mặt, cử chỉ và hành động của học sinh"Vâng, cơ chế nó thế thì phải theo thôi cụ chứ em nghĩ giáo viên dự giờ hay được dự giờ cũng chả sung sướng gì. Thành tích là cách duy nhất để cho thấy việc đầu tư và rải ngân bằng NSNN có hiệu quả, theo cơ chế này mọi thứ được vẽ ra trong đó có "bệnh" thành tích như cụ đề cập. Theo em biết gần đây ngành giáo dục cũng đã thay đổi cách nhận thức và phương pháp dự giờ. Cụ có thể tham khảo để thấy dự giờ không chỉ đơn thuần là để làm báo cáo:
"...
PV: Ông có thể chia sẻ cụ thể hơn về hình thức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học?
Ông Hà Huy Giáp (Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Giang): Trong sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học, nhà trường phải xác định mục đích nghiên cứu giờ dạy nhằm phát triển năng lực chuyên môn cho mỗi giáo viên trên cơ sở mối quan hệ bình đẳng và hợp tác giữa các thành viên. Vì vậy, bài dạy minh họa không đánh giá hay xếp loại giáo viên, mà coi đó là cơ hội để các giáo viên nghiên cứu học tập, phát triển năng lực chuyên môn cho bản thân và đồng nghiệp.
Trong khi dự giờ, chuyển từ thói quen quan sát việc dạy của giáo viên sang quan sát chi tiết việc học của học sinh, từ thói quen dự giờ ở vị trí phía cuối lớp học sang vị trí ở hai bên lớp học hoặc phía trên bục giảng để quan sát được nét mặt, cử chỉ và hành động của học sinh. Hạn chế việc ghi chép các hoạt động của giáo viên mà ghi chép những vấn đề lưu ý trong hoạt động học của học sinh.
Sau dự giờ, mỗi giáo viên cần trả lời được các câu hỏi: Khi nào học sinh tập trung học? Khi nào học sinh không tập trung học? Lí do vì sao học sinh học hay không học? Cần phải làm gì để giúp các em học tập trung?....
Khi thảo luận về giờ dạy chuyển từ thảo luận về việc dạy của giáo viên sang thảo luận chi tiết về thực tế việc học của học sinh. Các ý kiến cần tập trung làm rõ từng tình huống, từng thời điểm em nào tập trung học, em nào chưa tập trung học (nên dùng minh chứng từ các hình ảnh, clip của tiết học). Từ đó phân tích nguyên nhân dẫn đến việc học hay không học của học sinh và nêu suy nghĩ làm thế nào để giúp các em học tập thực sự.
Người dự giờ không đưa ra gợi ý cách dạy hay chỉ ra hạn chế về thời gian, nội dung, kiến thức, tiến trình lên lớp... mà nên trao đổi những gì mình đã học được qua dự giờ học đó. Người chủ trì trong buổi sinh hoạt chuyên môn cần tạo cơ hội cho từng giáo viên được phát biểu ý kiến thẳng thắn và cụ thể về bài dạy, hạn chế việc gợi ý hoặc tóm tắt các ý kiến phát biểu, có như vậy họ mới học tập được nhiều hơn..."
Nếu những việc này điều đã được tập trước thì liệu có khách quan và kết quả ghi nhận liệu có chính xác.
Theo quan niệm của em những cháu ở bậc tiểu học nên dạy các cháu làm người quan trọng hơn dạy kiến thức vì vậy hãy cho các cháu một môi trường học thoải mái và không áp lực.
Tại sao khi có người dự giờ lại phải tập trước như vậy có ai giải thích cho các cháu không? và các cháu có thực sự hiểu những người đứng xung quanh đó đang làm gì và mục đích học là gì không?
Em cảm ơn những chia sẽ của cụ.