Mới học lái- lần đầu ra đường trường

cogaimu

Xe hơi
Biển số
OF-65869
Ngày cấp bằng
9/6/10
Số km
111
Động cơ
436,010 Mã lực
Chào các ACE O-FO"
Mình đã học các bài tập lái trên sa hình rất tốt, cộng với việc đọc nhiều kinh nghiệm của các bác trên OFUN vậy mà khi tập lái ra đường trường rất căng thẳng.
Sau bài ra đường trường lần đầu mình nhận thấy như sau:
1.Đang đi trên đường (số 4) mà chuẩn bị dừng đèn đỏ hoặc cua thì Thầy nói ép côn vào 1 chút đồng thời nhả ga ra 1 chút. Khi gần đến chỗ dừng thì ép hết côn, nhả hẳn chân ga và rà thắng, khi đến điểm cần dừng thì đạp thắng luôn.
Nhưng khi xem qua 1 số bài viết thì mình thấy khi cần giảm tốc độ như thế ko cần ép côn mà cứ rà phanh, đến 1 tốc độ nào đó thì ôm hết côn chuyển về số thấp (số 2) mà đi thôi.Hoặc nếu xe đã dừng hẳn thì ôm hết côn, chuyển về số 1.

2. Gặp khó khăn khi qua ngả 3-ngã 4 hoặc cua trái-phải: vì khi đó cứ lo chân côn-ga-thắng và chuyển số mà ko quan sát hết các gương và các xe xung quanh.
3. Gặp khó khăn khi căn phải, hay bị quẹt vào gương.
4.Đánh lái ko chuẩn so với khi tập trong sân.

Vậy các bác cho em hỏi chính xác là khi đang đi tốc độ khoảng 40-50km/h (số 4-5) muốn giảm tốc thì có cần ép côn vào không?hay chỉ cần rà phanh để hạn chế tốc độ, khi thấy xe giảm tốc rồi mới ôm côn và chuyển về số thấp cho phù hợp???Hay đang đi mà cần dừng khi gặp đèn đỏ thì phải làm sao?

Còn các tình huống còn lại chắc cần phải tập luyện nhiều phải không các bác?
 
Chỉnh sửa cuối:

chuchuoi9807

Xe buýt
Biển số
OF-80694
Ngày cấp bằng
20/12/10
Số km
610
Động cơ
434,615 Mã lực
Nơi ở
HN- VN
Website
www.otofun.net
Kính cụ! Chiện lày được OF ném nhiều rồi, như nhà em có một xếp có GPLX B2 > 10 năm mà bị một cố tật : luôn cắt côn, kể cả những lúc rà phanh, trước khi phanh - xe cứ nhao lên rồi khựng lại, ngồi cùng xe rất khó chịu. Tật này phải cùng tồn tại với tay lái của xếp em, không phẫu thuật được cụ ạ!
Còn nhà em chỉ xử dụng chân côn lúc cần thiết để chuyển số cho đồng tốc thôi, không nên mắc tật chân côn khụ ạ! Vừa mất AT, vừa hại côn, mà lái xe căng thẳng thêm đấy!
 

fuxe

Xe container
Biển số
OF-31149
Ngày cấp bằng
12/3/09
Số km
6,995
Động cơ
3,526,712 Mã lực
Nơi ở
Đầu Đình
40-50km/h mà cụ vẫn đạp côn + phanh thì chắc tại lúc trước cụ chạy 2b cũng xe côn hả ? Chỉ dùng côn khi có nguy cơ chết máy khi đi chậm hoặc chuyển số :-bd
 

cogaimu

Xe hơi
Biển số
OF-65869
Ngày cấp bằng
9/6/10
Số km
111
Động cơ
436,010 Mã lực
40-50km/h mà cụ vẫn đạp côn + phanh thì chắc tại lúc trước cụ chạy 2b cũng xe côn hả ? Chỉ dùng côn khi có nguy cơ chết máy khi đi chậm hoặc chuyển số :-bd
Kiểu này phải cãi thầy hả bác??
 

cogaimu

Xe hơi
Biển số
OF-65869
Ngày cấp bằng
9/6/10
Số km
111
Động cơ
436,010 Mã lực
Vậy từ bây giờ ngoại trừ lúc chuyển số hoặc xe sắp chết máy thì mình sẽ ko dùng côn nữa hả bác???
 

ndcuong

Xe tải
Biển số
OF-98009
Ngày cấp bằng
31/5/11
Số km
217
Động cơ
401,300 Mã lực
Thầy của mợ nói không sai, các cụ OF nói lại cũng chuẩn. Vấn đề ở chỗ tùy tình huống mà mợ áp dụng thôi.
Xin lưu ý mợ là: vì lý do an toàn nên các thầy dạy lái xe luôn luôn nhắc mọi người đè côn, giữ phanh vì sợ các cụ/mợ nhầm chân ga hoặc các cụ/mợ chưa quen phối hợp 3 môn: tay, chân, mắt dễ bị cà cuống.
Bây giờ mới lái thì mợ cứ làm như thầy cũng ok, sau này khi mợ lái cứng rồi thì mọi việc đơn giản như đan rổ.
 

ZAD Viet

Xe điện
Biển số
OF-63401
Ngày cấp bằng
5/5/10
Số km
4,057
Động cơ
477,852 Mã lực
Nơi ở
Đang ở nhà nghỉ!
Cố tật khi muốn giảm tốc độ là cắt côn+phanh. Đây là lối mòn do thày dạy rồi, do học TT xe đểu mới phải thế thôi cụ ạ.
Vì xe đểu, k làm thế thì nó khự khự rồi ngỏm máy.
Theo em đi MT thì cứ đạp phanh để giảm tốc độ thôi. Đến khi xe gần dừng thì dồn về số thấp, để khi muốn đi thì nhấc chân phanh lên.
Khi xe dừng hẳn thì về N.
Em đi đơn giản vậy thôi. chả biết đúng k?
Như cụ nói các bệnh khác, thế là cụ chưa thuộc bài rồi
Chuyện côn + số là phải nhuyễn, chứ phân tán thế thì dễ TN lắm.
 

vnitmaster

Xe buýt
Biển số
OF-81933
Ngày cấp bằng
4/1/11
Số km
707
Động cơ
421,526 Mã lực
Nhà cháu cũng là lái mới toê. Đúng là các thầy dạy sai làm ngừoi ta bị cái tật là côn trước hoặc côn + phanh đồng thời.
Nhà cháu đang tập để sửa ah. Nhà cháu ví dụ đang đi số 3, rà phanh trước đến 1 lúc tốc độ chậm lại xe bắt đấu khự khự, là nhà cháu côn và về số :).
 

hungkienpham

Xe điện
Biển số
OF-99103
Ngày cấp bằng
8/6/11
Số km
2,335
Động cơ
421,868 Mã lực
Nơi ở
Còn lâu mới biết
Kinh nghiệm của nhà cháu là:
- Phải làm chủ đc vợ 2 của mình ở mọi tốc độ
- Làm chủ mọi thiết bị trên xe có thể k cần nhìn vẫn có thể điều khiển đc
- Khi đang đi tốc độ 40 - 50km/h không đc côn mà phanh xe khi nào máy gần chết mới đc đạp côn
- Đang đi số 3,4,5 gặp đèn đỏ cũng phanh khi nào gần chết máy thì đạp côn đồng thời dồn về số nếu đường đông nên đi số 1 cho chủ động. Khi qua xanh đỏ tùy theo lưu lượng giao thông đi nhanh chậm là do cụ.
- Căn phải chưa chuẩn cái này cụ phải luyện nhiều từ đó con người cụ sẽ tự phản xạ thôi chứ cái này mỗi xe có 1 cảm giác khác nhau k thể dạy đc đâu cụ ạ.
Chúc cụ thượng lộ bình an.
 

cogaimu

Xe hơi
Biển số
OF-65869
Ngày cấp bằng
9/6/10
Số km
111
Động cơ
436,010 Mã lực
Kinh nghiệm của nhà cháu là:
- Phải làm chủ đc vợ 2 của mình ở mọi tốc độ
- Làm chủ mọi thiết bị trên xe có thể k cần nhìn vẫn có thể điều khiển đc
- Khi đang đi tốc độ 40 - 50km/h không đc côn mà phanh xe khi nào máy gần chết mới đc đạp côn
- Đang đi số 3,4,5 gặp đèn đỏ cũng phanh khi nào gần chết máy thì đạp côn đồng thời dồn về số nếu đường đông nên đi số 1 cho chủ động. Khi qua xanh đỏ tùy theo lưu lượng giao thông đi nhanh chậm là do cụ.
- Căn phải chưa chuẩn cái này cụ phải luyện nhiều từ đó con người cụ sẽ tự phản xạ thôi chứ cái này mỗi xe có 1 cảm giác khác nhau k thể dạy đc đâu cụ ạ.
Chúc cụ thượng lộ bình an.
Cám ơn các cụ đã tận tình chỉ bảo, hy vọng sắp tới sẽ sớm đạt được thành quả làm chủ vợ 2 không khó các bác nhỉ?
 

TL_Vietnam

Xe lăn
Biển số
OF-44799
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
10,768
Động cơ
570,129 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thầy cháu ngày trước cũng dạy: rà phanh là cắt côn :D
 

vnnintel

Xe tải
Biển số
OF-41341
Ngày cấp bằng
22/7/09
Số km
396
Động cơ
470,930 Mã lực
Nơi ở
280 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
Các thầy dạy cũng có mục đích cả. Như thế lúc mới lái cuống đạp nhầm chân ga thì côn cũng đã cắt rồi nên ù ga. khi nào lái cứng lên thì tự hoàn thiện kỹ năng phanh đến khi nào xe gần dừng hẳn thì cắt côn để sang số êm ái nhẹ nhàng tình cảm :D

Nên các cụ mới lái không nên lái số tự động vội sẽ rất nguy hiểm. khi thành thạo số sàn thì xe số gì cũng chơi dc tuất :D
 

dht

Xe điện
Biển số
OF-1380
Ngày cấp bằng
17/8/06
Số km
2,263
Động cơ
595,096 Mã lực
Người mới lái khó nhất là xử lý chân côn cho chuẩn, vì vậy nhiều người mới tập lái thường đạp côn trước rồi phanh sau để khỏi bị chết máy. Quen đạp côn trước rồi thì bỏ thói quen đó khá lâu đấy.

Khi phanh thì:

1. Phanh từ từ thì nên rà phanh cho xe gần dừng mới đạp côn để khỏi chết máy.

2. Khi phanh gấp tránh tai nạn (ví dụ có người hay xe phía trước phanh gấp) thì chỉ đạp phanh lút sàn (có thể phối hợp kéo phanh tay), tuyệt đối không đạp côn để xe dừng và chết máy luôn. Cách này làm cho quãng đường trượt phanh ngắn nhất, giảm thiểu tối đa nguy cơ tai nạn. Nếu đạp côn cho khỏi chết máy thì theo quán tính máy sẽ kéo xe thêm một đoạn nữa, quãng đường trượt phanh sẽ dài ra, nguy coư tai nạn tăng lên (có thể húc đuôi xe trước).

Các cụ nên luyện tập 2 cách phanh xe như thế này để lái xe cho an tòan.
 

phamthanhLE

Xe tải
Biển số
OF-86162
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
319
Động cơ
412,139 Mã lực
Nơi ở
Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
thầy cháu dậy phải nghe tiếng động cơ của xe mà xử lý, mà động cơ là trái tim của xe, vì vậy 2 trái tim phải đồng cảm thì không lo sợ gì nữa 4fun>:D<, đùa vậy thôi chúc cụ lái xe an toàn
 

Bonbanh68

Xe tải
Biển số
OF-106330
Ngày cấp bằng
21/7/11
Số km
209
Động cơ
396,240 Mã lực
Em cũng mới lái, cũng cắt côn trước rồi mới phanh sau này thành tật thì khó, bỏ chiều về em bỏ luôn nhể, cám ơn các cụ nhiều!
 

xeruabo2

Xe điện
Biển số
OF-103910
Ngày cấp bằng
23/6/11
Số km
2,264
Động cơ
837,101 Mã lực
Nơi ở
Quê hương bà Thi
Nhà cháu cũng là lái mới toê. Đúng là các thầy dạy sai làm ngừoi ta bị cái tật là côn trước hoặc côn + phanh đồng thời.
Nhà cháu đang tập để sửa ah. Nhà cháu ví dụ đang đi số 3, rà phanh trước đến 1 lúc tốc độ chậm lại xe bắt đấu khự khự, là nhà cháu côn và về số :).
Cháu cũng đi giống như cụ ợ ! Tuy nhiên , khi vào cua đường hẹp hoặc đông xe e thường xi nhan + về số 2 (hoặc 1) và chạy nửa côn . Khi chuyển hướng xong thì thả hết chân côn ra để tăng tốc . Khi dừng đèn đỏ , nhà cháu rà phanh giảm tốc đến gần điểm dừng vài mét thì cắt hết côn + đạp phanh . Đi như vậy có gì sai không các cụ ???
 

cogaimu

Xe hơi
Biển số
OF-65869
Ngày cấp bằng
9/6/10
Số km
111
Động cơ
436,010 Mã lực
Cháu cũng đi giống như cụ ợ ! Tuy nhiên , khi vào cua đường hẹp hoặc đông xe e thường xi nhan + về số 2 (hoặc 1) và chạy nửa côn . Khi chuyển hướng xong thì thả hết chân côn ra để tăng tốc . Khi dừng đèn đỏ , nhà cháu rà phanh giảm tốc đến gần điểm dừng vài mét thì cắt hết côn + đạp phanh . Đi như vậy có gì sai không các cụ ???
Tóm lại thế này:

- Khi mới học lái nên đạp côn trước rồi rà thắng khi muốn giảm tốc hoặc dừng lại để tránh chết máy-> nhưng tránh được chết máy thì sẽ nguy hiểm khi cần thắng gấp.vậy nếu cần dừng khẩn cấp thì không nên làm cách này.

- Khi đã làm chủ được côn, ga, phanh, số rồi thì nên rà thắng đến một tốc độ hợp lý thì đạp côn+ chuyển số thích hợp. Tùy tính huống mà ta áp dụng sao cho hợp lý chứ không hẳn là cách này hoàn toàn sai hay hoàn toàn đúng phải không các bác???
- Đặc biệt nên kiểm soát tốc độ bằng chân ga và côn chứ không nên cắt côn thả lỏng cho xe chạy tự do mà không có sự kiểm soát của côn và ga. Khi đó cần dùng thắng sẽ rất nguy hiểm.
Các bác nào có kinh nghiệm hay hơn thì chia sẻ cho lái mới nhé. Vì nếu không bọn em ra đường sẽ làm phiền các bác đấy!
 

tuta_a2

Xe máy
Biển số
OF-93861
Ngày cấp bằng
3/5/11
Số km
99
Động cơ
402,990 Mã lực
Các thày dậy đạp côn cùng phanh luôn để sợ các cụ mới tập đạp nhầm vào chân ga thay vì phanh thì các thày còn phanh phụ được ạ, còn cắt côn đúng thì em nghĩ bao giờ gần dừng mới cắt
 

HuyKien

Xe tải
Biển số
OF-90066
Ngày cấp bằng
29/3/11
Số km
241
Động cơ
408,010 Mã lực
Nơi ở
Hải Phòng
mặc định

Vậy từ bây giờ ngoại trừ lúc chuyển số hoặc xe sắp chết máy thì mình sẽ ko dùng côn nữa hả bác???
Mới lái thì luôn đỡ côn để khỏi chết máy!!! Đi thạo, làm chủ được xe thì chỉ sử dụng cổ chân phải đá Ga hoặc Phanh là chính! Nếu không chịu khó luyện và sửa thi có người đi 10 năm rồi mà chân trái vẫn đỡ côn...Vừa cắt côn vừa đạp phanh là cố tật rất nguy hiểm đấy!!!Bạn hãy thử chạy 60 - 80 Km/h rồi cắt côn và phanh gấp sẽ thấy cảm giác rợn người như thế nào!???
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Người mới lái khó nhất là xử lý chân côn cho chuẩn, vì vậy nhiều người mới tập lái thường đạp côn trước rồi phanh sau để khỏi bị chết máy. Quen đạp côn trước rồi thì bỏ thói quen đó khá lâu đấy.

Khi phanh thì:

1. Phanh từ từ thì nên rà phanh cho xe gần dừng mới đạp côn để khỏi chết máy.

2. Khi phanh gấp tránh tai nạn (ví dụ có người hay xe phía trước phanh gấp) thì chỉ đạp phanh lút sàn (có thể phối hợp kéo phanh tay), tuyệt đối không đạp côn để xe dừng và chết máy luôn. Cách này làm cho quãng đường trượt phanh ngắn nhất, giảm thiểu tối đa nguy cơ tai nạn. Nếu đạp côn cho khỏi chết máy thì theo quán tính máy sẽ kéo xe thêm một đoạn nữa, quãng đường trượt phanh sẽ dài ra, nguy coư tai nạn tăng lên (có thể húc đuôi xe trước).

Các cụ nên luyện tập 2 cách phanh xe như thế này để lái xe cho an tòan.
Côn đã cắt rồi thì làm sao máy kéo được xe nữa nhỉ ?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top