- Biển số
- OF-61976
- Ngày cấp bằng
- 16/4/10
- Số km
- 4,402
- Động cơ
- 479,063 Mã lực
Đức Phật đã day rằng "khiếm khuyết lớn nhất của đời người là kém hiểu biết"Đầu tư
Thứ Năm, 27/8/2015 19:10
Một quyết định quyết đoán và sáng suốt.
Thủ tướng chốt lộ trình xây đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc Nam
Chưa chốt công nghệ đoàn tàu cho tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam
Việc triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao tuyến Bắc – Nam chỉ được tiến hành sau năm 2020.
Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ nay đến năm 2020 tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ chỉ nghiên cứu phương án xây dựng; đến năm 2030 sẽ triển khai xây dựng theo khả năng huy động vốn.
Cụ thể, giai đoạn đến năm 2020 sẽ thực hiện nâng cấp, từng bước hiện đại hóa tuyến đường sắt Hà Nội – TP HCM dài 1.726km hiện có để đạt tốc độ chạy tàu bình quân từ 80 đến 90km/giờ đối với tàu khách và 50 đến 60km/giờ với tàu hàng...
Trong giai đoạn này nghiên cứu phương án xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1,435m, trong đó chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước ưu tiên xây dựng trước những đoạn tuyến có nhu cầu vận tải lớn như Hà Nội – Vinh và TP HCM – Nha Trang.
Từ nay đến năm 2020, bên cạnh tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại –Hạ Long – Cái Lân dài 129 km, sẽ nghiên cứu đầu tư xây dựng thêm các tuyến: tuyến vành đai phía Đông (Yên Viên – Lạc Đạo – Ngọc Hồi dài 80 km); tuyến Biên Hòa – Vũng Tàu (trong đó ưu tiên đoạn Trảng Bom – Thị Vải, Cái Mép dài 65,4 km); tuyến nối cảng Hải Phòng – Lạch Huyện dài 32,65 km; Tp.HCM – Cần Thơ (ưu tiên đoạn Tp.HCM – Mỹ Tho); Dĩ An – Lộc Ninh…
Đối với đường sắt đô thị sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác một số tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội (Cát Linh – Hà Đông, Nhổn – ga Hà Nội); Tp.HCM (Bến Thành – Suối Tiên).
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu mục tiêu trong giai đoạn này là đường sắt đáp ứng khoảng 1 – 2% về nhu cầu vận tải hành khách và khoảng 1% - 3 % về nhu cầu vận tải hàng hóa trong tổng khối lượng vận tải toàn ngành.
Đến năm 2030, sẽ triển khai xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, đường đôi khổ 1,435m, điện khí hóa (trước mắt khai thác tốc độ chạy tàu từ 160 đến dưới 200 km/ giờ), hạ tầng tuyến có thể đáp ứng khai thác tốc độ cao tốc 350km/giờ trong tương lai, ưu tiên xây dựng trước những đoạn có nhu cầu vận tải lớn trên trục Bắc – Nam theo khả năng huy động vốn. Quy hoạch cũng đưa ra mục tiêu đến năm 2030 nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt khổ 1,435m điện khí hóa: Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài 380km, Hà Nội – Đồng Đăng dài 156 km.
baodautu.vn
http://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/thu-tuong-chot-lo-trinh-xay-duong-sat-toc-do-cao-tuyen-bac-nam-128910.html
Bác Hồ cũng đã dạy các đày tớ của nhân dân rằng "nhiệt tình cách mạng + ngu dốt = phá hoại"
Kế hoạch phát triển nghành đường sắt trên bây giờ mới được chốt là quá muộn. Nhà cháu đồ rằng kế hoạch này sẽ gặp nhiều trở ngại bởi có quá nhiều cối xay gió.
Phải nói rằng sáng chế ra đường sắt của Mỹ cách đây hàng trăm năm là một cuộc cách mạng trong nghành giao thông vận tải bởi vì:
1) Các đoàn tàu chạy trên đường riêng nên ít xảy ra các tai nạn hơn các phương tiện giao thông vận tải khác;
2) Năng lực vận tải của 1 đoàn tàu hơn các phương tiện ô tô, máy bay không biết là bao nhiêu lần
3) Chi phí duy tu bảo dưỡng đường sắt ít hơn đường bộ;
4) Tốc độ chạy tàu cao hơn nhiều so với ô tô,
5) Thời gian chỉ kém chút ít so với máy bay (nếu tính thời gian từ khi hành khách/hàng hóa rời nhà/kho cho đến khi đến điểm đến).
Nhược điểm của ngành đường sắt là chi phí đầu tư ban đầu lớn hơn các phương tiện giao thông đường bộ.
Do thói quen chỉ thấy cái lợi trước mắt của người Việt "thấy bở cứ đào mãi", nên thật đau xót khi thấy rằng qua bao nhiêu năm xây dựng và đổi mới nhưng hiện nay gia tài của nghành đường sắt chỉ vỏn vẹn con đường độc đạo khổ 1 mét được vá víu trên nền tảng của hệ thống đường sắt của người Pháp đã xây dựng từ cách đây hàng trăm năm.
Các con đường bộ đẹp đẽ là thế, tốn nhiều tiền thế mà hàng ngày vẫn oằn lưng trở trên mình hàng đoàn xe công te nơ, các xe tải cồng kềnh chở quá tải nối đuôi nhau, các đoàn xe khách ghế ngồi, giường nằm cao ngất nghểu, tài xế phóng thục mạng xé nát các con đường, hàng ngày hàng chục mạng người chết dưới bánh xe vì tai nạn giao thông và vì sự dốt nát của những người được gọi là đầy tớ của nhân dân.
Chỉ tiêu phấn đấu của chính phủ trong giai đoạn 1 là 1 – 2% về nhu cầu vận tải hành khách và khoảng 1% - 3 % về nhu cầu vận tải hàng hóa trong tổng khối lượng vận tải toàn ngành (nhà cháu đang băn khoăn không rõ số liệu này mà lều báo đưa ra có chính xác không) nghe thật chua xót.
Nhưng thôi muộn còn hơn không, không biết cách nào khác nền đành AQ như thế vậy.
Chỉnh sửa cuối: